Ở một bờ sông, Bharadwaja nhìn thấy một tên tràn đầy ham muốn và hạt giống của anh ta rơi vào một cái chậu. Bên trong cái chậu đó, chính là một cậu bé được sinh ra và được đặt tên là Drona. Drona đã trải qua thời thơ ấu ở Ashrama. Ở đó, cậu đã gặp Drupada, hoàng tư của Panchala. Họ trở thành bạn thân và Drupada đã hứa với Drona rằng khi anh lên ngôi vua sẽ chia nưa phần đất nước cho Drona. Tình bạn thân thiết giữa hai người họ học cùng nhau. Sau một thời gian, sau khi cha chết Drupada lên ngôi trị vì xứ Panchala. Drona kết hôn với Kripi, em gái của Kripa và có một con trai tên là Ashwatthama. Drona không quan tâm đến của cải vật chất và trở nên nghèo khó. Một lần con trai của Drona bị các bạn bè trêu chọc, điều này khiến Drona vô cùng tức giận và nghĩ đến lời hứa khi xưa của Drupada . Anh ta đến cung điện của Drupada và mong được giúp đỡ. Nhưng Drupada, đầy kiêu hãnh và bản ngã, đã từ chối. Anh ta còn xúc phạm Drona bằng cách nói rằng làm thế nào một người ăn xin có thể là bạn của anh ta. Điều này khiến Drona phẫn nộ và anh ta muốn trả thù Drupada. Bùng nổ trong cơn thịnh nộ muốn trả thù Drupada. Drona đã trở thành thầy của các hoàng tư Kuru và huấn luyện họ những kỹ thuật quân sự tiên tiến. Arjuna đi cùng thầy mình là Drona bắt sống được Drupada. Drona tươi cười nói với Drupada: “Đại vương ơi, xin Người đưng có lo gì cho tính mạng của mình. Thuơ con niên thiếu chúng ta là bạn bè, nhưng ngài thích quên điều đó và đa sỉ nhục tôi. Người đa nói với tôi rằng chỉ một vị vua mới có thể làm bạn với một vị vua. Bây giờ tôi đa là vua, vì đa chinh phục được vương quốc của Người. Tuy nhiên tôi vẫn muốn nối lại tình bạn với Người, do đó tôi tặng Người một nửa đất nước của Người – bơi lẽ nó đa trơ thành của tôi”. Nghĩ rằng trả thù lại sự lăng nhục mà ông phải chịu đựng, như thế là đã đủ, Drona bèn tha cho Drupada và đối xư với y một cách trọng vọng. Lòng kiêu căng của Drupada bị xúc phạm nặng; nhưng không bao giờ có thể lấy sự trả thù mà dập tắt được lòng căm thù cả và ít có những điều khó chịu đựng nổi hơn là những đau khổ của lòng tự ái bị tổn thương; bởi thế cho nên Drupada căm ghét Drona tận xương tủy và lòng mong muốn trả thù Drona trở thành một khát vọng chủ đạo trong cuộc đời của ông. Ông tổ chức lễ cầu cúng mong làm đẹp y các chư thần và cầu mong họ ban cho ông một người con trai để nó giết Drona và một người con gái để lấy Arjuna. Những cố gắng của ông cuối cùng có kết quả: Ông sinh được Dhrishtadyumna, người sẽ chi huy quân đội Pandava tại trận chiến Kurukshetra và do một sự phối hợp lạ lùng, chàng đã giết chết chính Drona.
KẾT LUẬN
Trong sư thi anh hùng ca, nhân vật trung tâm bao giờ cũng là người anh hùng toàn thiện mỹ và các nhân vật khác cũng chi giữ vai trò phụ, mờ nhạt và quy tụ làm tôn thêm vẻ đẹp cho người anh hùng. Nhân vật anh hùng mang tính khái quát, mang tính ly tưởng xã hội và ly tưởng thẩm mỹ của thời đại sản sinh ra nó. Trong sư thi Mahabharata, có thể tìm thấy nhiều nhân vật anh hùng nhưng ở mỗi người anh hùng lại xuất sắc và ưu tú về một mặt nào đó. Sự lựa chọn hành động để làm nổi bật điểm mạnh của từng nhân vật cũng là khuôn mẫu truyền thống trong các sư thi anh hùng. Thể hiện sức mạnh thể chất của người anh hùng được biểu hiện qua nhân vật Bhima. Sự thể hiện trí tuệ và tài năng của người anh hùng thì được biểu hiện qua hành động của nhân vật Arjuna. Trí tuệ và đạo đức của người anh hùng lại được thể hiện qua nhân vật Yudhisthira. Đạo ly là tiêu chí để đánh giá hành động của nhân vật này, tạo nên một gam màu riêng về khuôn mẫu người anh hùng Ấn Độ. Sức mạnh của Yudhisthira không phải ở thể lực hay tài năng chiến binh mà là sức mạnh siêu phàm của trí tuệ và sự công bằng, đạo đức trong sáng. Trí tuệ ấy giúp chàng hiểu được tận cùng cốt lõi của đạo ly. Yudhisthira đã giành sự sống cho các em mình bằng sự công minh, chính trực, cao thượng với trái tim nhân hậu. Như vậy, trong sư thi Mahabharata, nhân vật anh hùng ly tưởng là sự tổng hòa của nhiều nhân vật, mỗi nhân vật thể hiện cái nhất thể ly tưởng. Nhân vật anh hùng sư thi không thể tồn tại mà không có ly tưởng cao cả, khát vọng lớn lao. Ly tưởng ấy cũng chính là đại diện cho ly tưởng cộng đồng dân tộc. Nếu như người anh hùng trong các sư thi Hy Lạp luôn hướng tới chiến thắng và vinh quang nơi chiến trận, nơi biển khơi thì người anh hùng trong các sư thi Ấn Độ lại mang ly tưởng thuần khiết hơn: ly tưởng về điều thiện, về lẽ phải, về đạo ly ở đời. Trong sư thi Mahabharata lời giáo huấn của Krishna dựa trên cơ sở vững chắc của lẽ Dharma: “Ai cũng phải chết, người anh hùng hay kẻ nhát gan cũng vậy, nhưng nhiệm vụ cao quy nhất của một Kshatriya là phải trung thành với dòng dõi và niềm tin của mình, phải đè bẹp quân thù trong những trận đánh chính đáng mà giành lấy vinh quang”.
Thế giới nhân vật trong sư thi Mahabharata của Ấn Độ rất đa dạng và phong phú. Mỗi nhân vật đều để lại một ấn tượng khó quên trong tâm hồn người đọc. Rômet Đơt – Nhà nghiên cứu văn học Ấn Độ nhận xét rằng: “Trừ tác phẩm Iliat ra không có tác phẩm nào mà nghệ thuật miêu tả nhân vật phong phú và chân thực như Mahabharata. Nhân vật không đau khổ dằn vặt như nhân vật của Đantê, không say mê cực độ như nhân vật của Sêcxphia, trái lại các nhân vật đều phản ánh tính cách uy nghiêm, trầm lặng của sức mạnh tinh thần chẳng khác gì những hình tượng bất hủ bằng cẩm thạch từ thời xa xưa để lại mà các nghệ sĩ điêu khắc ngày nay không tài nào mô phỏng lại.”Mahabharata không chi không thể hiện xung đột giữa Dharma
– Adharama thành cuộc giao tranh giữa hai phe Pandava – Kôrava trên chiến trường mà còn chủ quan hóa xung đột đó trong sự đấu tranh và khắc phục giữa cái
cao thượng và cái thấp hèn, ánh sáng và bóng tối trong tâm hồn của mỗi nhân vật. Sư thi này không phân tuyến nhân vật một cách đơn giản theo cực thiện – cực ác. Sư thi
Mahabharata cho thấy cái anh hùng trong quan niệm Ấn Độ không bao giờ tách rời các tiêu chuẩn đạo đức, nó bao hàm cái cao thượng, vị tha, yêu chuộng hòa bình. Sức mạnh của người anh hùng không chi thể hiện trong khả năng hành động mà nhiều khi ở chính sự kiên nhẫn, sức chịu đựng, quyết định lùi bước trước những hành động không xứng đáng.
Như vậy nhóm chúng tôi hi vọng sẽ đem đến cho các bạn những kiến thức về thế giới nhân vật trong sư thi Mahabharata của Ấn Độ. Từ đó có thể hiểu hơn về nghệ thuật cũng như quan niệm về nhân vật trong sư thi lúc bấy giờ, đặc biệt là có cái nhìn chủ quan, toàn vẹn hơn về người anh hùng lí tưởng.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
1.1.Khái quát về nhân vật và thế giới nhân vật ... 6
1.1.1. Nhân vật ... 6
1.1.1.1. Một số quan niệm về nhân vật ...6
1.1.1.2. Vai trò của nhân vật văn học ...8
1.1.2. Thế giới nhân vật ... 9
1.2.Khái quát về sử thi Mahabharata ... 10
1.2.1. Vài nét về sư thi ... 10
1.2.1.1. Khái niệm sư thi ...10
1.2.1.2. Đặc trưng sư thi Ấn Độ ...10
1.2.2. Nền tảng lịch sư của Mahabharata là một thời đại đầy nhiễu nhương xung đột 11
1.2.3. Sư thi Mahabharata – Câu chuyện về cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc Bharata ... 12
1.2.3.1. Nguồn gốc và ảnh hưởng ...12
1.2.3.2. Tóm tắt truyện ...13
CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG SỬ THI MAHABHARATA 2.1. Dòng họ Pandu – 5 anh em Pandava ... 16
2.1.1. Nhân vật Bhima ... 16
2.1.2. Nhân vật Yudhishthira ... 19
2.1.3. Nhân vật Arjuna ... 22
2.1.4. Nhân vật Nakula ... 23
2.2. Dòng họ Kuru – 100 anh em Kôrava ... 24
2.2.1. Nhân vật Duryodhana ... 24
2.2.2. Nhân vật Karna ... 25
2.2.3. Nhân vật Bhisma – Đêvavrata ... 27
2.2.4. Nhân vật Đrôna ... 30
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sư thi Mahabharata và chí tôn ca.
2. Hoàng Phê (chủ biên) (2010), “Từ điển tiếng việt”, NXB Đà Nẵng. 3. Từ điển WikipediA.
4. Phương Lựu (chủ biên), “Lí luận văn học – tập 1”, NXB Đại học Sư Phạm. 5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sư, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), “Từ điển thuật
ngữ văn học”, NXB Giáo dục.
6. G. N. Pôxpêlôp, “Dẫn luận nghiên cứu văn học”, NXB Giáo dục.
7. Nguyễn Đắc Kiên (dịch), “Từ điển triết học Habermas”, NXB Khoa học Xã hội.
8. Phan Thu Hiền, “Những anh hùng nưa trần tục – nưa thần linh và sự triển khai lí tưởng về một kiểu mẫu anh hùng trong sư thi Mahabharata (Ấn Độ)”, Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn.
9. Nguyễn Thị Quỳnh Như, “Sự tương đồng và khác biệt về y chí và sức mạnh của người anh hùng qua một số sư thi Hi Lạp và Ấn Độ”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố HCM.
10.Lê Thị Bích Thủy, “Về quan niệm nhân vật anh hùng trong sư thi Ấn Độ nhìn từ góc độ so sánh”, Nghiên cứu lịch sư.