Dòng họ Kuru – 100 anh em Kôrava

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong sử thi Mahabharata (Trang 31)

2.2.1. Nhân vật Duryodhana

Duryodhana, còn được gọi là Suyodhana, là một nhân vật phản diện chính trong sư thi Ấn Độ giáo Mahabharata và là con cả của Kauravas, trăm con trai của vua mù Dhritarashtra và hoàng hậu Gandhari. Là con trai đầu lòng của vị vua mù, anh là thái tư của Vương quốc Kuru và thủ đô Hastinapura của nó cùng với người anh họ Yudhishtra, người lớn hơn anh. Sự căm ghét của Duryodhana đối với Pandavas xuất phát từ niềm tin chân thành rằng anh là con trai của người anh cả và nên là người thừa kế ngai vàng của Hastinapura. Vì sự mù quáng của mình, cha của ông đã phải từ bỏ ngai vàng để ủng hộ em trai, Pandu . Duryodhana tin tưởng sâu sắc rằng những gì chính đáng của mình đang được trao cho người anh họ lớn tuổi hơn của mình là Yudhishthira. Anh ta cũng có một mối hận thù sâu sắc với Bhima, người lớn hơn anh ta nhưng mạnh mẽ hơn nhiều và thống trị các anh em của mình trong thể thao và kỹ năng bằng sức mạnh thể chất và sức mạnh to lớn của mình. Vì tức giận và ghen tị, anh ta thậm chí đã cố gắng đầu độc Bheem, nhưng không thành công. Karna là bạn thân nhất của Duryodhana. Đáng chú y, Duryodhana, với sự hỗ trợ đáng kể từ Karna, thực hiện Vaishnava Yagna khi Pandavas đang lưu vong.

Duryodhana đã sư dụng kỹ năng tuyệt vời của mình trong việc sư dụng chùy để đánh bại đối thủ. Ông cũng là một chiến binh cực kỳ can đảm và ông được cho là một nhà cai trị tốt. Tham lam và kiêu ngạo của Duryodhana là hai phẩm chất

được cho là dẫn đến sự sụp đổ của anh ta trong Mahabharata. Duryodhana là một lựa chọn

phân tích phổ biến. Công lao, khuyết điểm, tính biểu tượng và sự liên quan của ông được thảo luận rộng rãi. Nhiều người theo đạo Hindu tin rằng Duryodhana là hiện thân của Kali với những phẩm chất ma quỷ như tham lam, bản ngã và dục vọng. Một số người xem Duryodhana là sản phẩm của tham vọng của Dhritarashtra và cũng theo nghĩa ẩn dụ, “sự mù quáng” của anh ta. Anh ta cũng được ca ngợi vì đã tuân thủ nhiệm vụ của mình như một Kshatriya, và ngay cả trong trận chiến cuối cùng của mình, anh ta đã chiến đấu dũng cảm. Anh ta chọn đối mặt với Bhima trong trận chiến với tất cả các Pandavas khác, người mà anh ta có lợi thế hơn trong cuộc chiến đấu với chùy. Kỹ năng của anh ta trong cây chùy cũng được khen ngợi; nhiều câu chuyện gọi ông là võ sĩ chùy vĩ đại nhất của thời đại sau Balarama, Krishna và Bheema. Nhiều nhà phê bình cho rằng ông không phải là không có những mặt tích cực; nhiều người coi Duryodhana như một vị vua công bằng và có những ngôi đền dành riêng cho anh ta và các Kauravas. Các học giả tin rằng giống như hầu hết các nhân vật khác của Mahabharata, bức tranh thực sự không phải là đen trắng. Tên của ông thường bị nhầm lẫn với nghĩa là kẻ thống trị tồi tệ, tuy nhiên, tên của ông thực sự được đặt ra từ các từ tiếng Phạn “du” / “duh” có nghĩa là “khó khăn” và “yodhana” có nghĩa là “chiến đấu” / “chiến tranh”. Vì vậy, Duryodhana thực sự có nghĩa là một người cực kỳ khó khăn để chiến đấu / đánh bại hoặc gây chiến chống lại.

2.2.2. Nhân vật Karna

Trong số các anh hùng của sư thi Mahabharata, Karna là một người có số phận trắc trở nhất và cũng đáng thương. Karna là đứa con đầu lòng của công chúa Pritha và thần mặt trời Suria, khi nàng muốn thư xem câu thần chú gọi thần được đạo sĩ ban cho của mình có linh nghiệm hay không. Là người con nưa thần linh - nưa trần tục. Karna giao hòa những nét đẹp của cả cha và mẹ. Karna được miêu tả với ngoại hình có hoa tai cùng áo giáp vàng của cha cùng đôi chân của mẹ. Hoa tai và áo giáp hộ thân khiến Karna trở nên bất tư cũng như bất khả chiến bại, không thua kém bất kỳ ai, dù là thần, người hay quỷ. Vì danh dự của người mẹ Karna bị thả trôi sông và được cặp vợ chồng người đánh xe Radha và Adhiratha vớt lên đem về nuôi. Karna là người rất mực cung kính đối với cha mẹ nuôi, là người kiêu hãnh, hào phóng, luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác, giàu nhân ái dẫu cho Karna vẫn luôn bị hắt hủi, chế giễu và bắt nạt vì có xuất thân nghèo hèn.

Trong nội tâm Karna điều duy nhất chàng khao khát là sự tôn trọng, được yêu thương và ta thấy được khao khát ấy qua đối thoại cùng với Duryodhana: “Tâu đưc vua, Karna này xin đội ơn Người. Tôi chỉ cần hai điều: được Người yêu thương và giao đấu tay đôi cùng Partha” [1, chương 1]. Sư phụ của chàng là hiền triết Drona, Kripa ở kinh đô Hastinapura cùng các hoàng tư của cả hai gia tộc Kaurava và Pandava một cách bình đẳng. Karna coi Duryodhana là người bạn và cũng là người trung thành duy nhất của Duryodhana, kẻ coi Karna là thứ đối trọng để đối phó với phe Pandava. Nhưng Karna là người khá khoe mẽ về kỹ năng cùng

võ thuật của mình khi giao đấu với Arjuna (gia tộc Pandava): “Hỡi Arjuna, ta phải tỏ cho

thiên hạ biết tài nghệ của ta con điêu luyện hơn của nhà ngươi” [1, chương 11]. Khi nghe những lời đe dọa từ Arjuna, Karna đã cười chế giễu Arjuna: “Hỡi Arrjuna! Đấu trường mơ ra cho tất cả...Hay phóng đi những mũi tên hơn là thốt ra những lời huyên thuyên” [1, chương 11]. Vì chứng kiến cảnh cha con Karna tình thâm, Bhima (Pandava) đã cười ầm lên và nhục mạ Karna. Đôi môi Karna run lên vì đau khổ bởi những lời thoái mạ ấy, chàng chi đành ngước mắt nhìn trời rồi thở dài.

Không chi là người giàu lòng nhân ái, hào phóng Karna còn là người dũng cảm đối mặt với khó khăn, kiên nhẫn, chịu đựng khi không làm phiền giấc ngủ của thầy lúc bản thân bị một con sâu có vòi chích vào đầu gối. Trong thâm tâm chàng trai giàu lòng nhân ái chàng còn tôn trọng,khi không nở lòng từ chối người Balamon giả mạo kia. Chàng trao đổi đôi trằm và bộ giáp mà anh có khi vừa lọt lòng mẹ cho vị Balamon đổi lại có được thứ vũ khí của người Balamon để có thể trả thù gia tộc Pandava. Song đó tác giả đã cho thấy rõ được nội tâm của Karna bị ám ảnh sâu nặng bởi tư tưởng đẳng cấp - bất mãn của mình qua màn cầu hôn công chúa Draupadi. Vì vấn đề đẳng cấp mà Karna không lấy được Draupadi. Sau này trong cuộc tranh giành quyền thừa kế vương quốc của hai dòng Pandava à Kaurava, Karna đã chế giễu lại năm anh em họ Pandava. Không dừng lại ở đó, Karna còn trút thù hận lên công chúa Draupadi (giờ là vợ năm anh em Pandava) bằng cách kích động Duryodhana si nhục, lăng mạ nàng qua việc lột váy áo của nàng và gọi nàng là “con điếm” trước mặt tất cả mọi người khi mà nàng bị giam giữ bởi nhà Pandava thua cuộc canh bạc mà gán nợ nàng. Karna còn chế giễu nàng khi thấy nàng bị nhục mạ: “Mấy thằng chồng em đa bỏ em bơ vơ, thôi, lấy chồng khác đi”. Tác giả cho thấy sự thù hận của Karna đã khiến chàng từ con người hào phóng, giúp đỡ người thành kẻ đê tiện, sư dụng những thủ thuật đê hèn để trả đũa nàng công chúa, cũng như dòng Pandava. Sau một thời gian sự việc diễn ra, Karna bình tâm lại và suy ngẫm về nghiệp mình tạo ra, chàng đã rất hối tiếc cũng như dằn vặt cho hành động của mình, nhưng hành động hối hận đó đã khiến cho mối thù của nhà Pandava với Karna thêm gay gắt.

Karna như một người bạn trung thành, cùng chia sẻ với thái tư Duryodhana sự thù ghét nhà Pandava. Chàng còn khuyến khích thái tư thống nhất vương quốc bằng biện pháp bạo lực thay vì tranh giành một cách ôn hòa như chủ trương của Bhishma và Drona. Khi khám phá ra thân phận thật sự của mình, Karna cho người đọc thấy rằng chàng là người có nội tâm vững chắc, tâm ly không bị lay động khi quyết giữ trọn lời hứa với Duryodhana. Đặt hết tình yêu thương và kính trọng cho người mẹ nuôi của mình, khi gặp mẹ ruột Karna vẫn giới thiệu mình là con vợ chồng đánh xe. Là một người trân trọng tình cảm cha mẹ - con cái, trọng lời hứa- giữ chữ tín- không phản bội lại dòng họ Kaurava. Biết được Pandava là anh em của mình, khi thái hậu Kunti tới chàng đã hứa với thái hậu Kunti rằng ngoại trừ Arjuna, chàng sẽ không động đến ai trong số bốn người anh em còn lại của mình. Và dù

Arjuna hay Karna chết đi, thái hậu Kunti sẽ vẫn có thể nói rằng bà chi có 5 người con trai mà thôi.

Khi cuộc chiến Kuruksetra diễn ra, Karna tham gia đánh hội đồng Abhimanyu con trai của Arjuna. Vào hai ngày cuối cùng của cuộc chiến, Karna đối đầu với Arjuna trên chiến trường. Không may cho Karna, bánh xe ngựa của chàng bị mắc kẹt và chàng buộc phải bước xuống để kéo nó lên. Lúc này đây Karna đang phải bối rối vì bánh xe, chàng nói với Arjuna: “Đợi một chút! Xe của ta lún xuống đất. Là một chiến binh cao cường và biết lẽ Dharma như ngươi chắc hẳn ngươi không thưa cơ nắm lấy lợi thế không hào hiệp ơ tai biến này. Ta sẽ sửa lại xe ngay rồi muốn đánh nhau mấy thì đánh!” Karna nhớ lại lời nguyền tai họa của mình, vào thời khắc này y kêu gọi y thức danh dự trong Arjuna để chàng không bắn y [1, chương 91]. Tới lúc rơi vào bế tắc Karna mới nhớ tới đạo ly của danh dự, anh hùng là như thế nào. Khi bị Krishna tố cáo tất cả hành vi tội ác của mình, Karna cúi đầu xấu hổ không thốt lên được lời nào. Cuối cùng Karna chết vì mũi tên của Arjuna.

Tác giả đã cho ta thấy nhân vật Karna là một trong những nhân vật biểu trưng cho xung đột giữa các đẳng cấp trong cuộc chiến tranh giành quyền lực tối thượng giữa thần quyền và vương quyền, cho thấy được sự hận thù dẫn lối cái ác. Và xung đột cả trên huyết thống cùng các anh em ruột của mình. Đây là những xung đột lịch sư của người dân Ấn trong quá khứ. Họ dựng lên những nhân vật anh hùng mang dòng máu nưa thần – nưa người để nói lên các xung đột, mâu thuẫn của cuộc sống

,những sự bất công mà họ phải chịu. Dù họ mang nưa dòng máu thần thì họ cũng vẫn chi là người mang những cảm xúc, những khát khao của con người bình thường, họ phạm những lầm lỗi, lún sâu vào thù hận. Rồi họ biết lỗi với các hành động ấy nhưng lại không thể chọn lại con đường đã đi và điều đó nói lên con người không ai toàn diện cả.

2.2.3. Nhân vật Bhisma – Đêvavrata

Bhisma là người con trai thứ tám của vua Xantanu Bharata và nữ thần sông Hằng Ganga. Đêvavrata được nhận xét: “Hoàng tử Đêvavrata trẻ và đẹp rực rỡ” [1, chương 2]. Được phong làm Yuvaraja, hoàng thái tư thừa kế vua cha. Là người con được nữ thần Ganga mang về trời dạy dỗ, nuôi dưỡng để xứng kế thừa ngôi vị. Chàng “tinh thông võ nghệ và dũng cảm ngang Parasurama. Học kinh Veda và Vedanta với Vasishma, uyên thâm các môn nghệ thuật và khoa học Sukra. Cũng là một cung kiếm tài ba, một trang hảo hán và là một bậc thầy trong phép cai trị đất nước”[1, chương 1].

Thế nhưng, nỗi buồn bã của nhà vua đã khiến hoàng tư Devarata chú y đến, chàng tinh y nhận ra và chủ động tìm hiểu nguyên nhân. Và khi biết cha mình buồn vì không lấy được mỹ nhân, chàng đã đến gặp cha của Satyavati để thuyết phục ông hãy chấp nhận lời cầu hôn, chàng đồng y từ bỏ quyền thừa kế của mình, hy sinh cả quyền lợi hạnh phúc đôi lứa của để có thể cưới vợ cho cha chàng thề “Không bao giờ tôi lấy vợ và tôi sẽ tự hiến thân cho một cuộc đời mai mai tinh khiết.” [1,chương 2], sau khi thề chàng được các thần tung hoa và hô vang

Bhisma! Bhisma” từ đó chàng được biết đến với cái tên Bhisma, bởi “Bhisma” có nghĩa rằng người con đã

thực hiện một lời thề ghê gớm và sẽ làm tròn lời thề đó. Từ đó có thể nhận ra Devarata là người tinh y khi quan sát, thấu hiểu cho cảm giác của người cha. Là người hi sinh đi quyền lợi vốn có của mình và dũng cảm thề lời nguyền khủng khiếp. Chàng Bhisma đã giữ trọn được lời thề nguyện cô độc cả đời của mình khi va trúng mối nguyệt duyên với nàng công chúa Amba một trong ba chị em công chúa con vua xứ Kasi. Dù bị nàng Amba ép cưới nhưng Bhisma vẫn giữ vững lời thề của mình và tìm cách hóa giải vấn đề. Trong lúc kén vợ cho em trai, Bhisma một trang hảo hán võ nghệ cao cường khi tỷ thí, thách thức các vua chúa tới tham gia kén rể những kẻ đã công kích, xúc phạm Bhisma. Chàng đã tha chết cho kẻ thua cuộc khi các nàng công chúa cầu xin bởi lòng vị tha của một vị anh hùng. Còn biết nhìn người tài khi đề cư Vidura (hiện thân của thần Đhacma) khi tuổi còn trẻ làm cố vấn cho vua Đorritarata em trai của mình.

Khi xuất hiện trận chiến Kurukshetra , trận chiến được bắt đầu với mong muốn thâu tóm vương quốc mà kinh đô là Hastinapura (Đô thành voi) giữa hai dòng Kaurava và Pandava. Luận vai vế Bhisma là anh trai của ông nội năm hoàng tư Pandava và tất cả anh em Kaurava, vì vậy ông không hề vui vẻ gì khi phải tham gia cuộc chiến tương tàn của anh em máu mủ này.Ông yêu thương các cháu như con ruột, nhìn chúng lớn, dạy dỗ chúng thế mà phải tham gia tàn sát lẫn nhau với những người cháu ấy. Bhishma đã phải miễn cưỡng tham gia trận chiến, gượng ép bản thân làm điều mà không bao giờ muốn, tham gia vào cuộc chiến ở phe Kaurava. Bhisma người anh hùng không muốn chứng kiến tình cảnh cha và con, chú và cháu chém giết lẫn nhau chi vì tranh quyền lực mà quên đi tình cảm anh em, máu mủ. Với tư cách là lão tướng thống lĩnh toàn bộ quân đội của nhà Kaurava trong mười ngày đầu nhờ vậy mà nhà Kaurava giữ được thế hòa hoãn với nhà Pandava.

Nội tâm của Bhisma được biểu hiện rõ nhất trong những ngày của cuộc chiến. Ngày đầu giao chiến, nội tâm Bhisma hết sức vui sướng khi thấy tài năng của trang thiếu niên anh hùng người đã gạt tất cả mũi tên của mình và bắn đổ lá cờ hiệu của ông xuống. Niềm vui sướng bộc lộ qua việc “ông gầm lên”. Ngày thứ hai, Bhisma muốn ngừng ngay trận chiến vô ích này lại khi thấy sự thiệt hại trước mắt. Ngày thứ ba,Bhisma bị cháu là Duryodhana trách cứ: “làm sao ông cư đưng nhìn....?Cháu e rằng ông vẫn quá tử tế với bọn Pandaa ”. Bhisma : “Ta yêu mến anh em Pandava,

Dhrishtadyumna với Satyaki là bạn của ta cho nên ta không thể đánh hoặc giết được.” [1, chương 72]. Ông đã cố ngăn chặn cuộc chiến tranh này bùng nổ, ông đã nhiều lần giảng đúng sai cho các cháu của mình về việc kích động chiến tranh, thế nhưng không thể, khi nó xảy ra ông phải làm tròn bổn phận của mình đối dòng Kaurava. Người anh hùng trong sư thi Ấn Độ không chi diễn ra mâu thuẫn ở bề ngoài mà còn thể hiện trong sự giằng xé nội tâm của nhân vật như Bhisma. Cuộc chiến cứ tiếp tục và sức mạnh của Bhishma được thể hiện rõ trong ngày thứ chín của cuộc chiến, khi mũi tên của ông khiến cả Arjuna và thần Krishna bị thương.

Bhisma xuất hiện trên chiến trường với khí thế hiên ngang, dũng mãnh, với y chí và sức mạnh phi thường. Đến ngày thứ mười, phe Pandava nhận thấy cần phải tiêu diệt

Bhishma trước nếu muốn giành thắng lợi, vì vậy họ đưa chàng thanh niên Sikhandin hóa kiếp của nàng công chúa Amba – tham chiến. Sikhandin bắn ông, nội tâm ông trỗi dậy sự giận dữ , mắt ông rực lên ánh lưa ngùn ngụt như muốn

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong sử thi Mahabharata (Trang 31)