Nhân vật Karna

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong sử thi Mahabharata (Trang 33 - 37)

Trong số các anh hùng của sư thi Mahabharata, Karna là một người có số phận trắc trở nhất và cũng đáng thương. Karna là đứa con đầu lòng của công chúa Pritha và thần mặt trời Suria, khi nàng muốn thư xem câu thần chú gọi thần được đạo sĩ ban cho của mình có linh nghiệm hay không. Là người con nưa thần linh - nưa trần tục. Karna giao hòa những nét đẹp của cả cha và mẹ. Karna được miêu tả với ngoại hình có hoa tai cùng áo giáp vàng của cha cùng đôi chân của mẹ. Hoa tai và áo giáp hộ thân khiến Karna trở nên bất tư cũng như bất khả chiến bại, không thua kém bất kỳ ai, dù là thần, người hay quỷ. Vì danh dự của người mẹ Karna bị thả trôi sông và được cặp vợ chồng người đánh xe Radha và Adhiratha vớt lên đem về nuôi. Karna là người rất mực cung kính đối với cha mẹ nuôi, là người kiêu hãnh, hào phóng, luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác, giàu nhân ái dẫu cho Karna vẫn luôn bị hắt hủi, chế giễu và bắt nạt vì có xuất thân nghèo hèn.

Trong nội tâm Karna điều duy nhất chàng khao khát là sự tôn trọng, được yêu thương và ta thấy được khao khát ấy qua đối thoại cùng với Duryodhana: “Tâu đưc vua, Karna này xin đội ơn Người. Tôi chỉ cần hai điều: được Người yêu thương và giao đấu tay đôi cùng Partha” [1, chương 1]. Sư phụ của chàng là hiền triết Drona, Kripa ở kinh đô Hastinapura cùng các hoàng tư của cả hai gia tộc Kaurava và Pandava một cách bình đẳng. Karna coi Duryodhana là người bạn và cũng là người trung thành duy nhất của Duryodhana, kẻ coi Karna là thứ đối trọng để đối phó với phe Pandava. Nhưng Karna là người khá khoe mẽ về kỹ năng cùng

võ thuật của mình khi giao đấu với Arjuna (gia tộc Pandava): “Hỡi Arjuna, ta phải tỏ cho

thiên hạ biết tài nghệ của ta con điêu luyện hơn của nhà ngươi” [1, chương 11]. Khi nghe những lời đe dọa từ Arjuna, Karna đã cười chế giễu Arjuna: “Hỡi Arrjuna! Đấu trường mơ ra cho tất cả...Hay phóng đi những mũi tên hơn là thốt ra những lời huyên thuyên” [1, chương 11]. Vì chứng kiến cảnh cha con Karna tình thâm, Bhima (Pandava) đã cười ầm lên và nhục mạ Karna. Đôi môi Karna run lên vì đau khổ bởi những lời thoái mạ ấy, chàng chi đành ngước mắt nhìn trời rồi thở dài.

Không chi là người giàu lòng nhân ái, hào phóng Karna còn là người dũng cảm đối mặt với khó khăn, kiên nhẫn, chịu đựng khi không làm phiền giấc ngủ của thầy lúc bản thân bị một con sâu có vòi chích vào đầu gối. Trong thâm tâm chàng trai giàu lòng nhân ái chàng còn tôn trọng,khi không nở lòng từ chối người Balamon giả mạo kia. Chàng trao đổi đôi trằm và bộ giáp mà anh có khi vừa lọt lòng mẹ cho vị Balamon đổi lại có được thứ vũ khí của người Balamon để có thể trả thù gia tộc Pandava. Song đó tác giả đã cho thấy rõ được nội tâm của Karna bị ám ảnh sâu nặng bởi tư tưởng đẳng cấp - bất mãn của mình qua màn cầu hôn công chúa Draupadi. Vì vấn đề đẳng cấp mà Karna không lấy được Draupadi. Sau này trong cuộc tranh giành quyền thừa kế vương quốc của hai dòng Pandava à Kaurava, Karna đã chế giễu lại năm anh em họ Pandava. Không dừng lại ở đó, Karna còn trút thù hận lên công chúa Draupadi (giờ là vợ năm anh em Pandava) bằng cách kích động Duryodhana si nhục, lăng mạ nàng qua việc lột váy áo của nàng và gọi nàng là “con điếm” trước mặt tất cả mọi người khi mà nàng bị giam giữ bởi nhà Pandava thua cuộc canh bạc mà gán nợ nàng. Karna còn chế giễu nàng khi thấy nàng bị nhục mạ: “Mấy thằng chồng em đa bỏ em bơ vơ, thôi, lấy chồng khác đi”. Tác giả cho thấy sự thù hận của Karna đã khiến chàng từ con người hào phóng, giúp đỡ người thành kẻ đê tiện, sư dụng những thủ thuật đê hèn để trả đũa nàng công chúa, cũng như dòng Pandava. Sau một thời gian sự việc diễn ra, Karna bình tâm lại và suy ngẫm về nghiệp mình tạo ra, chàng đã rất hối tiếc cũng như dằn vặt cho hành động của mình, nhưng hành động hối hận đó đã khiến cho mối thù của nhà Pandava với Karna thêm gay gắt.

Karna như một người bạn trung thành, cùng chia sẻ với thái tư Duryodhana sự thù ghét nhà Pandava. Chàng còn khuyến khích thái tư thống nhất vương quốc bằng biện pháp bạo lực thay vì tranh giành một cách ôn hòa như chủ trương của Bhishma và Drona. Khi khám phá ra thân phận thật sự của mình, Karna cho người đọc thấy rằng chàng là người có nội tâm vững chắc, tâm ly không bị lay động khi quyết giữ trọn lời hứa với Duryodhana. Đặt hết tình yêu thương và kính trọng cho người mẹ nuôi của mình, khi gặp mẹ ruột Karna vẫn giới thiệu mình là con vợ chồng đánh xe. Là một người trân trọng tình cảm cha mẹ - con cái, trọng lời hứa- giữ chữ tín- không phản bội lại dòng họ Kaurava. Biết được Pandava là anh em của mình, khi thái hậu Kunti tới chàng đã hứa với thái hậu Kunti rằng ngoại trừ Arjuna, chàng sẽ không động đến ai trong số bốn người anh em còn lại của mình. Và dù

Arjuna hay Karna chết đi, thái hậu Kunti sẽ vẫn có thể nói rằng bà chi có 5 người con trai mà thôi.

Khi cuộc chiến Kuruksetra diễn ra, Karna tham gia đánh hội đồng Abhimanyu con trai của Arjuna. Vào hai ngày cuối cùng của cuộc chiến, Karna đối đầu với Arjuna trên chiến trường. Không may cho Karna, bánh xe ngựa của chàng bị mắc kẹt và chàng buộc phải bước xuống để kéo nó lên. Lúc này đây Karna đang phải bối rối vì bánh xe, chàng nói với Arjuna: “Đợi một chút! Xe của ta lún xuống đất. Là một chiến binh cao cường và biết lẽ Dharma như ngươi chắc hẳn ngươi không thưa cơ nắm lấy lợi thế không hào hiệp ơ tai biến này. Ta sẽ sửa lại xe ngay rồi muốn đánh nhau mấy thì đánh!” Karna nhớ lại lời nguyền tai họa của mình, vào thời khắc này y kêu gọi y thức danh dự trong Arjuna để chàng không bắn y [1, chương 91]. Tới lúc rơi vào bế tắc Karna mới nhớ tới đạo ly của danh dự, anh hùng là như thế nào. Khi bị Krishna tố cáo tất cả hành vi tội ác của mình, Karna cúi đầu xấu hổ không thốt lên được lời nào. Cuối cùng Karna chết vì mũi tên của Arjuna.

Tác giả đã cho ta thấy nhân vật Karna là một trong những nhân vật biểu trưng cho xung đột giữa các đẳng cấp trong cuộc chiến tranh giành quyền lực tối thượng giữa thần quyền và vương quyền, cho thấy được sự hận thù dẫn lối cái ác. Và xung đột cả trên huyết thống cùng các anh em ruột của mình. Đây là những xung đột lịch sư của người dân Ấn trong quá khứ. Họ dựng lên những nhân vật anh hùng mang dòng máu nưa thần – nưa người để nói lên các xung đột, mâu thuẫn của cuộc sống

,những sự bất công mà họ phải chịu. Dù họ mang nưa dòng máu thần thì họ cũng vẫn chi là người mang những cảm xúc, những khát khao của con người bình thường, họ phạm những lầm lỗi, lún sâu vào thù hận. Rồi họ biết lỗi với các hành động ấy nhưng lại không thể chọn lại con đường đã đi và điều đó nói lên con người không ai toàn diện cả.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong sử thi Mahabharata (Trang 33 - 37)