Việt Nam bắt đầu đưa chuyên gia và lao động ra nước ngoài làm việc có thời hạn từ năm 1980, trong đó thị trường Nhật Bản bắt đầu từ năm 1992 và thị trường Hàn quốc bắt đầu từ năm 1993. Nhật Bản và Hàn Quốc là hai thị trường trọng điểm về XKLĐ của nước ta.
Trong giai đoạn 2010 – 2016, cả nước đưa đi được 690.814 lao động, trong đó riêng thị trường Nhật Bản là 117.073 lao động (chiểm 20%) và thị trường Hàn Quốc là 60.198 lao động (chiếm 10%). Đối với thị trường Nhật Bản: Từ năm 2010 đến 2016, số lượng lao động của Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản liên tục tăng nhanh: từ 4.913 lao động năm 2010 lên 39.938 lao động năm 2016 (tăng hơn 8 lần). Số lượng lao động sang Nhật Bản tăng
45
nhanh một phần là vì Nhật Bản có chế độ, chính sách đối với NLĐ nước ngoài tốt, ngành nghề phù hợp và mức lương cao so với các thị trường khác. Tuy nhiên, đối với thị trường Hàn Quốc thì từ năm 2010 đến năm 2016, số lượng lao động của Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc tăng giảm không ổn định: từ 15.214 lao động năm 2011 xuống còn 5.446 lao động năm 2013 (giảm gần 3 lần). Nguyên nhân của việc tăng giảm không ổn định như trên là do tỉ lệ người Việt Nam XKLĐ sang Hàn Quốc bỏ trốn và định cư trái phép quá cao, đỉnh điểm có thời kì con số này lên đến 58% (năm 2012). Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Bộ LĐTBXH đã có những nỗ lực không nhỏ hướng đến mục tiêu từng bước giảm tỉ lệ LĐXK Hàn Quốc định cư trái phép, không tuân thủ đúng theo hợp đồng. Bộ LĐTBXH đã thực hiện các biện pháp như: Áp dụng quy định ký quỹ với NLĐ trước khi xuất cảnh; Thành lập Văn phòng quản lý lao động theo Chương trình EPS tại Hàn Quốc để tăng cường công tác quản lý, hỗ trợ NLĐ; Đề nghị chính quyền, đoàn thể tại các địa phương có nhiều lao động ở lại làm việc cư trú không hợp pháp vận động các gia đình thuyết phục người thân của mình trở về nước; Phối hợp với các cơ quan chức năng của Hàn Quốc gặp gỡ, tư vấn và vận động lao động trở về nước đúng thời hạn; Triển khai các hoạt động hỗ trợ người lao động tái hòa nhập, tìm việc làm mới trong nước sau khi kết thúc hợp đồng trở về; Chính phủ ban hành các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với lao động hết thời hạn hợp đồng nhưng ở lại, cư trú và làm việc không hợp pháp… Nhờ đó mà tỷ lệ người XKLĐ Hàn Quốc định cư trái phép đã giảm mạnh từ 58% năm 2012 xuống còn khoảng 35,71% năm 2016. Phía Hàn Quốc đánh giá rất cao nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề này, tuy nhiên số lượng lao động Việt Nam xuất khẩu Hàn Quốc bất hợp pháp vẫn ở mức cao nhất so với các quốc gia khác.
46
(Đơn vị tính: người)
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Cục Quản lý lao động ngoài nước)
Hình 2.1. Số lƣợng XKLĐ đi Hàn Quốc và Nhật Bản (2010-2016)
Hoạt động XKLĐ sang thị trường Hàn Quốc được thực hiện theo 4 hình thức chính là: Cung ứng tu nghiệp sinh gồm ngành nghề: công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp và thuỷ sản; Cung ứng thuyền viên đánh cá cho các tàu cá Hàn Quốc; Cung ứng lao động cho tập đoàn Hàn Quốc trúng thầu ở Li- Bi; Cung ứng lao động theo Luật tiếp nhận lao động nước ngoài (EPS). Trong thời gian 2010-2016, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký kết 04 biên bản ghi nhớ và phụ lục biên bản ghi nhớ về XKLĐ, cụ thể:
- Bản ghi nhớ ký ngày 29/8/2010 về việc đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo chế độ cấp phép làm việc;
- Bản ghi nhớ đặc biệt ký ngày 30/12/2013 về việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam;
- Bản ghi nhớ đặc biệt ký ngày 10/4/2015 về việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam;
47
- Bản ghi nhớ ký ngày 17/5/2016 về phái cử và tiếp nhận lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép làm việc (Chi tiết tại Phụ lục 02). Bản ghi nhớ ký ngày 17/5/2016 đánh dấu việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc trở lại bình thường. Bản ghi nhớ bao gồm các điều khoản thống nhất chung về cơ quan phái cử và tiếp nhận; quy định về tiêu chuẩn của người dự tuyển; nguyên tắc xác định và thông tin về chi phí phái cử; quy trình phái cử và tiếp nhận. Số lượng lao động Việt Nam được phía Hàn Quốc tiếp nhận hàng năm phụ thuộc vào mức độ giảm tỷ lệ lao động Việt Nam đang cư trú và làm việc không hợp pháp tại Hàn Quốc.
Hoạt động XKLĐ sang thị trường Nhật Bản được thực hiện theo 2 hình thức chính là cung ứng tu nghiệp sinh và điều dưỡng, hộ lý. Trong thời gian 2010-2016, Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết các biên bản ghi nhớ và phụ lục biên bản ghi nhớ về XKLĐ trong hai lĩnh vực lớn là tu nghiệp sinh và điều dưỡng, hộ lý, cụ thể:
- Biên bản ghi nhớ ký ngày 27/7/2015 về hợp tác phái cử và tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam đến tỉnh Hokaido, Nhật Bản.
- Phụ lục Bản thỏa thuận với Tổ chức phúc lợi quốc tế Nhật Bản – Jicwels về tiếp nhận điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, ký kết năm 2016.
Nhật Bản được coi là một trong những thị trường lao động trọng điểm của Việt Nam. Tính đến nay, Việt Nam đã phái cử được trên 100 nghìn lao động sang tu nghiệp và thực tập tại Nhật Bản. Năm 2013 là năm đầu tiên đánh dấu tổng số thực tập sinh của ta sang Nhật Bản trong một năm đạt ngưỡng gần 10 nghìn người, đến năm 2015 đạt gần 30 nghìn người và năm 2016 tổng số thực tập sinh được phái cử sang Nhật đạt gần 40 nghìn người.
48
Hiện nay tổng số thực tập sinh đang thực tập tại Nhật Bản của Việt Nam đã đứng ở vị trí thứ hai (sau Trung Quốc) trong tổng số 15 quốc gia phái cử thực tập sinh vào Nhật Bản. Theo số liệu thống kê, trước năm 2013, hàng năm số lượng thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản chỉ chiếm dưới 10% tổng số thực tập sinh nước ngoài vào Nhật Bản. Từ năm 2013 trở lại đây, số lượng thực tập sinh của Việt Nam sang Nhật Bản hàng năm tăng mạnh, cụ thể: năm 2013 chiếm 15,8%, năm 2014 chiếm 24,1%, năm 2015 chiếm 34,73%. Riêng năm 2016, lần đầu tiên số lượng thực tập sinh hàng tháng được phái cử sang Nhật Bản của Việt Nam vượt số lượng của Trung Quốc và trở thành nước đứng đầu trong 15 quốc gia phái cử thực tập sinh vào Nhật Bản. Số lượng các doanh nghiệp Việt Nam được phép phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản tính đến ngày 12/12/2016 là 234 doanh nghiệp.
(Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước)
Hình 2.2: Thị phần xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật Bản và Hàn Quốc
Nhìn trên biểu đồ hình tròn có thể thấy thị phần XKLĐ của Việt Nam sang Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm một tỷ lệ khá cao (40%). Chính vì vậy, đây là hai TTLĐ trọng điểm của Việt Nam.
49
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG KHU VỰC BẮC Á TRONG THỜI GIAN 2010 – 2016
2.3.1. Thực trạng về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan xuất khẩu lao động của Việt Nam quan xuất khẩu lao động của Việt Nam
Ngày 09/11/1991, Chính phủ ra Nghị định 370/HĐBT ban hành Quy chế đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Bản quy chế này đánh dấu bước thay đổi mạnh về cách thức tiến hành hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trong bối cảnh quan hệ chính trị - kinh tế quốc tế mới. Kể từ đây, hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài không chỉ thực hiện thông qua các hiệp định giữa các Chính phủ mà cũng được thực hiện theo hợp đồng cung ứng lao động được ký giữa các tổ chức kinh tế Việt Nam và các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài. Nhà nước giao quyền chủ động cho các doanh nghiệp XKLĐ tìm kiếm TTLĐ, ký kết với các đối tác nước ngoài hợp đồng cung ứng lao động, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tay nghề và giáo dục định hướng cho NLĐ để đáp ứng yêu cầu của bên sử dụng. Nhà nước chỉ thực hiện chức năng ban hành chính sách, quản lý, kiểm tra giám sát.
Năm 1999, Chính phủ có Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 cho phép các doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị - xã hội tham gia hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Trên cả nước khi đó xuất hiện nhiều doanh nghiệp XKLĐ và cùng với nó là sự tăng lên đáng kể số NLĐ Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Cùng với những chính sách đổi mới kinh tế - xã hội chung, hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đã được Nhà nước xem như một giải pháp quan trọng về giải quyết việc làm, đồng thời nâng cao trình độ tay nghề cho NLĐ và nâng cao thu nhập cho người dân. Bộ Chính trị có Chỉ thị số 41-CT-
50
TW ngày 22 tháng 9 năm 1998 về XKLĐ và chuyên gia, khẳng định rằng:
“XKLĐ và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Trong quá trình thực hiện chủ trương này, các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đã được ban hành và từng bước hoàn thiện. Các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp XKLĐ và NLĐ đã được thể chế hóa, tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động XKLĐ diễn ra minh bạch.
Bộ luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 1994, trong đó có 2 điều liên quan đến hoạt động XKLĐ. Mặc dù nội dung về XKLĐ còn ít nhưng Bộ luật Lao động năm 1994 đã đánh dấu một bước đổi mới quan trọng trong việc xây dựng thể chế hóa theo cơ chế thị trường đối với XKLĐ. Đến năm 2002, Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung một số điều như: ngoài việc đã sửa đổi toàn diện 02 điều về XKLĐ, còn bổ sung thêm 04 điều mới bao phủ khá toàn diện các vấn đề liên quan tới hoạt động XKLĐ. Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật cũng đã được ban hành theo hướng đồng bộ hơn, cụ thể:
Nghị định 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về NLĐ Việt Nam làm việc ở nước ngoài thay thế cho Nghị định 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 cho phép các doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị - xã hội tham gia hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Để hướng dẫn thực hiện Nghị định 81/2003/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 01 Quyết định, Bộ LĐTBXH và các Bộ, ngành có liên quan đã ban hành 07 Thông tư và nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định trên.
51
Nghị định 141/2005/NĐ-CP ngày 11/11/2005 của Chính phủ về quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài nhằm xử lý đối với NLĐ phá hợp đồng ở lại nước ngoài làm ăn, cư trú bất hợp pháp. Để hướng dẫn Nghị định 141/2005/NĐ-CP, Bộ LĐTBXH đã phối hợp với các Bộ ngành liên quan ban hành 03 Thông tư hướng dẫn thi hành.
Đáng chú ý nhất là Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Quốc hội phê chuẩn và có hiệu lực từ 01/7/2007 (Luật số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc Hội khóa XI, kỳ họp thứ 10- gọi tắt là Luật 72), gồm 8 chương với 80 điều, quy định chi tiết và cụ thể hơn nhiều nội dung trước đây do văn bản dưới luật quy định. Đây là một bước thể chế hóa quan trọng về hoạt động XKLĐ. Theo Luật này, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và NLĐ; hỗ trợ đầu tư mở TTLĐ mới, có chính sách tín dụng ưu đãi, khuyến khích đưa nhiều lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, nhất là thị trường thu nhập cao; chấp nhận nhiều hình thức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. So với quy định cũ, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng điều chỉnh và mở rộng tới 5 loại hình tham gia. Đó là: (1) doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; (2) doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; (3) Tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa lao động đi làm việc; (4) doanh nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề; (5) Tổ chức sự nghiệp của Nhà nước đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Việc quản lý đối với doanh nghiệp XKLĐ cũng được quy định chặt chẽ hơn trước. Đặc biệt, Luật quy định minh bạch vấn đề bảo lãnh, tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ. Đối với NLĐ, Luật bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, đồng thời cũng nêu ra các nghĩa vụ NLĐ phải thực hiện, trong đó nếu
52
vi phạm pháp luật, nhất là lao động tự ý bỏ hợp đồng, ở lại nước ngoài trái phép sẽ bị xử lý nghiêm minh bằng xử phạt hành chính hoặc buộc về nước.
Để hướng dẫn thực hiện Luật số 72, ngày 01/8/2007, Chính Phủ ban hành Nghị định số 126/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Nghị định này thay thế Nghị định 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về NLĐ Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Đồng thời, các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong XKLĐ cũng được sửa đổi, bổ sung chi tiết hơn: Ngày 10/9/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Nghị định quy định tổng số 44 hành vi vi phạm của từng đối tượng và trên cơ sở đó thực hiện xử phạt vi phạm hành chính.
Ngoài ra, để hướng dẫn thực hiện các quy định trong Luật, Nghị định, Bộ LĐTBXH đã phối hợp với các Bộ ngành liên quan xây dựng và ban hành các Thông tư, Quyết định hướng dẫn liên quan, cụ thể:
- Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP ngày 11/7/2007 của Bộ BLĐTBXH và Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết một số vấn đề về nội dung Hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 04/9/2007 của Bộ BLĐTBXH và Bộ Tài chính quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN ngày 04/9/2007 của Bộ BLĐTBXH và Ngân hành nhà nước Việt Nam quy định việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ vủa doanh nghiệp và tiền ký quỹ của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
53
- Quyết định số 18/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/7/2007 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài;