Quan điểm phát triển xuất khẩu lao động trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của việt nam sang khu vực bắc á (Trang 89)

Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến hoạt động XKLĐ. Điều này được thể hiện rõ nét qua các quan điểm cụ thể:

Một là, XKLĐ là một nhiệm vụ chính trị, kinh tế có ý nghĩa chiến lược và là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội và các cá nhân. XKLĐ là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. XKLĐ tạo điều kiện cho NLĐ tiếp cận, tiếp thu được công nghệ, kỹ thuật và kiến thức quản lý hiện đại.

Hai là, XKLĐ phải phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và phân công lao động quốc tế, là một bộ phận của hợp tác quốc tế, củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước và là một chiến lược quan trọng, lâu dài.

81

Ba là, trong QLNN về XKLĐ cần tạo môi trường thuận lợi cho sự tham gia của doanh nghiệp và NLĐ. Nhà nước cần loại bỏ các rào cản, quy định không phù hợp, hạn chế sự can thiệp trực tiếp bằng mệnh lệnh hành chính của Nhà nước, để doanh nghiệp và NLĐ hoàn toàn chủ động mọi hoạt động trên thị trường.

3.2.2. Định hƣớng phát triển xuất khẩu lao động trong thời gian tới

Một là, tiếp tục đẩy mạnh XKLĐ nhằm giải quyết việc làm cho NLĐ và đóng góp vào phát triển kinh tế đất nước. Coi XKLĐ là một nội dung quan trọng của chương trình quốc gia về việc làm, là hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù, là một chiến lược lâu dài và phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phần củng cố tăng cường quan hệ hợp tác phát triển giữa nước ta với các nước. Chiến lược XKLĐ phải được coi là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hai là, đầy mạnh và nâng cao hiệu quả của XKLĐ phải gắn với phát triển bền vững. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 được thông qua tại Đại hội lần thứ XI của Đảng vừa qua việc phát triển nhanh gắn với phát triển bền vững tiếp tục được xem là một trong những quan điểm chỉ đạo xuyên suốt cho mọi giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Đối với XKLĐ, chiến lược đã nêu rõ yêu cầu “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”. Đây chính là một trong những định hướng cơ bản của XKLĐ trong thời gian tới.

Ba là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách về XKLĐ, trong đó ưu tiên phát triển XKLĐ tại các huyện nghèo, các khu vực khó khăn của đất nước. Nhà nước rất quan tâm đầu tư phát triển kinh tế cho các huyện nghèo, khu vực khó khăn nhằm khắc phục khoảng cách về trình độ

82

phát triển, trong đó chính sách phát triển XKLĐ được xem là một trong những giải pháp dài hạn quan trọng. Thủ tướng đã phê duyệt Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020” nhằm hỗ trợ đưa NLĐ tại các huyện nghèo đi XKLĐ, từ đó có thu nhập tích lũy để thoát nghèo bền vững.

Bốn là, XKLĐ phù hợp với cơ chế thị trường, trên cơ sở quan hệ cung – cầu của TTLĐ. Đa dạng hóa thị trường XKLĐ, đảm bảo sẵn sàng cung cấp lao động cho bất kỳ thị trường nào phù hợp với chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đảm bảo an ninh quốc gia và lợi ích của NLĐ.

Đa dạng hóa ngành nghề, trình độ lao động trong hoạt động XKLĐ, cung cấp lao động mọi ngành nghề, mọi trình độ tay nghề cho các thị trường có nhu cầu. Đa dạng hóa hình thức XKLĐ như: cung ứng lao động theo hợp đồng giữa các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện XKLĐ của Việt Nam với đối tác nước ngoài, nhận thầu công trình của nước ngoài, khuyến khích mọi người tự tìm việc làm ở nước ngoài thông qua bảo lãnh của người thân ở nước ngoài…

Năm là, xây dựng và hoàn thiện chương trình, chính sách nhằm phát triển nguồn LĐXK và hậu XKLĐ

Phát triển nguồn LĐXK cần được xem là giải pháp có tính chiến lược lâu dài, đảm bảo XKLĐ phát triển ổn định, bền vững. Đây là một trong những khâu đầu vào của hoạt động XKLĐ mang tính quyết định cao cho sự thành công và phát triển bền vững của hoạt động XKLĐ. Chính sách hậu XKLĐ nhằm giúp đỡ LĐXK hoàn thành hợp đồng về nước tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm, phát huy hiệu quả tài sản tích lũy sau quá trình làm việc ở nước ngoài, đảm bảo hiệu quả bền vững của XKLĐ.

83

Sáu là, đảm bảo duy trì, giữ vững các thị trường XKLĐ truyền thống đồng thời tìm các biện pháp để mở rộng sang các thị trường mới và tiềm năng.

Thị trường XKLĐ là đầu ra của XKLĐ, quyết định sự tăng trưởng và phát triển của XKLĐ. Để thành công và phát triển bền vững XKLĐ của nước ta trong thời gian tới, công tác QLNN cũng như đối với các doanh nghiệp cần phải có các giải pháp đột phá để giữ vững các thị trường XKLĐ truyền thông Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…

Bên cạnh việc giữ vững các thị trường truyền thống, trong công tác QLNN cũng như đối với các doanh nghiệp, tổ chức XKLĐ cần có sự nghiên cứu để từng bước mở rộng các thị trường tiềm năng mới như các nước EU, châu Mỹ…

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG KHU VỰC BẮC Á TRONG THỜI GIAN TỚI

3.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật về xuất khẩu lao động lao động

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong việc hoàn thiện thể chế pháp luật tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động XKLĐ thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế, chưa phù hợp thực tiễn quản lý. Vì vậy, Bộ LĐTBXH đề xuất một số giải pháp như sau:

Cần sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Luật 72 và các nghị định, thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật nhằm giải quyết những bất cập, mâu thuẫn hoặc chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

- Tại Khoản 4, Điều 8 Luật 72 và Điều 2 Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định về loại hình doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Theo đó, chỉ doanh

84

nghiệp 100% vốn trong nước mới được xem xét, cấp phép hoạt động dịch vụ XKLĐ. Điều này không phù hợp với yêu cầu cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đang được triển khai thực hiện trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, cần điểu chỉnh lại và bổ sung thêm cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tỷ lệ vốn nhất định được phép tham gia hoạt động XKLĐ. Khi đó chúng ta sẽ tận dụng được mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát huy và thúc đẩy hoạt động XKLĐ. Bên cạnh đó thông qua các đối tác nước ngoài này, có thể tận dụng và phát huy quan hệ thị trường quốc tế của họ và chính TTLĐ từ các đối tác nước ngoài này. Việc quy định như trên đã được các quốc gia có truyền thống và kinh nghiệm XKLĐ như Philippines và Thái Lan thực hiện rất thành công và hiệu quả.

- Về các quy định liên quan đến Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước: Tại Điều 66, Luật 72, bổ sung nội dung chi của Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước về việc chi hỗ trợ rủi ro cho các trường hợp bị mất việc làm phải về nước trước thời hạn không do lỗi của NLĐ, chi hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng nhằm thực hiện tốt chương trình hậu XKLĐ, đảm bảo duy trì bền vững hiệu quả của XKLĐ. Một trong những nguyên nhân khiến NLĐ hết hạn hợp đồng không về nước là do NLĐ khi về nước không tìm được công ăn việc làm phù hợp. Vì vậy, việc bổ sung nội dung chi này là hết sức cần thiết.

- Về quy định liên quan đến tài chính: Luật cần xem xét, bổ sung quy định định kỳ hoặc đột xuất doanh nghiệp phải báo cáo về việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của NLĐ, tiền kỹ quỹ của doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

- Sửa đổi quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong XKLĐ: Trên thực tế quy định về xử phạt vi phạm hành chính chưa đủ mạnh và mới chỉ áp dụng được với các hành vi vi phạm xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. Các cơ

85

quan đại diện ngoại giao, lãnh sự ở nước ngoài khó có thể thực hiện đối với các hành vi vi phạm của doanh nghiệp hay NLĐ xảy ra ở nước ngoài. Mặc dù Nghị định 95/2013/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 32/2013/TTLT- BLĐTBXH-BNG ban hành chưa lâu nhưng mức xử phạt còn thấp (100 triệu đồng đối với NLĐ và 200 triệu đồng đối với doanh nghiệp) nên một số doanh nghiệp và NLĐ chấp nhận nộp phạt khi bị phát hiện có hành vi sai phạm. Vì vậy, cần tiếp tục điều chỉnh theo hướng nâng cao mức phạt. Ngoài ra, bổ sung thêm hình thức xử phạt buộc lao động công ích đối với trường hợp NLĐ vi phạm hợp đồng không tự nguyện nộp phạt và cũng không có tiền kỹ quỹ để khấu trừ.

- Ngoài ra, cần nghiên cứu và bổ sung vào Nghị định hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật 72 liên quan đến các Tổ chức sự nghiệp của Nhà nước đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; hướng dẫn các Bộ, ngành trong việc phối hợp quản lý và thực hiện; bổ sung chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với các Tổ chức sự nghiệp có vi phạm.

3.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu lao động

Bên cạnh những ưu điểm của tổ chức bộ máy QLNN về XKLĐ vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả QLNN trong hoạt động XKLĐ, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

- Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy tại Cục Quản lý lao động ngoài nước nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực QLNN về XKLĐ như thành lập phòng về thông tin – truyền thông và dự báo thị trường trên cơ sở phát triển từ Phòng Thông tin – Truyền thông của Cục nhằm thống nhất tổ chức và quản lý toàn bộ hệ thống thông tin thị trường từ việc thu thập thông tin, xử lý đến cung cấp thông tin và dự báo sớm TTLĐ trong nước và quốc tế để có những biện pháp ứng phó kịp thời khi có biến động liên quan đến các TTLĐ. Bên

86

cạnh đó, làm tốt chức năng, nhiệm vụ này sẽ giúp cho việc xây dựng chiến lược, kế hoạch về XKLĐ tốt hơn bởi đây là một trong những khâu yếu trong QLNN về XKLĐ của nước ta trong thời gian qua.

- Bổ sung thêm nhân lực và kiện toàn hệ thống các Ban quản lý lao động ở nước ngoài. Hiện nay, số lượng cán bộ Ban quản lý lao động ít và sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước còn chưa tốt nên hiệu quả thực hiện chưa cao như thiếu sự kết nối giữa doanh nghiệp hoạt động dịch vụ với các cơ quan đại diện, nhiều quốc gia chưa có cơ quan đại diện hoặc một cơ quan đại diện cùng kiêm nhiệm ở một số quốc gia nên việc hỗ trợ NLĐ đôi khi chưa kịp thời.

- Đổi mới và tăng cường đội ngũ cán bộ trong bộ máy QLNN về XKLĐ theo hướng tăng cán bộ lãnh đạo trẻ, vững vàng về chuyên môn, giỏi ngoại ngữ và tin học bởi hiện nay số lượng cán bộ, công chức Cục Quản lý lao động ngoài nước vẫn chưa đủ số lượng biên chế cho phép.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn và tập trung đào tạo kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, ngoại giao, thị trường, marketing, pháp luật về lao động, luật pháp quốc tế…

- Tạo điều kiện cho các cán bộ QLNN tham gia các đợt công tác nước ngoài để có thêm kinh nghiệm và điều kiện tiếp cận, nắm bắt tình TTLĐ quốc tế cũng như tình hình lao động Việt Nam ở nước ngoài.

3.3.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch, đề án định hƣớng cho hoạt động XKLĐ nói chung và sang thị trƣờng Bắc Á án định hƣớng cho hoạt động XKLĐ nói chung và sang thị trƣờng Bắc Á nói riêng

- Đẩy mạnh thực hiện các kế hoạch, đề án đang triển khai thực hiện về XKLĐ;

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kế hoạch, đề án nhằm kịp thời phát hiện và khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế trong triển khai.

87

- Tăng cường xây dựng và thực hiện kế hoạch, đề án về XKLĐ mới đối với các thị trường nói chung và đối với thị trường Bắc Á nói riêng trên cơ sở nghiên cứu và phân tích thị trường lao động.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch, đề án về XKLĐ để trình ban hành những kế hoạch, đề án dài hạn, khả thi trong việc triển khai thực hiện trong thực tế.

3.3.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách về xuất khẩu lao động

- Hoàn thiện các chính sách về XKLĐ, đặc biệt là các chính sách liên quan đến phát triển thị trường XKLĐ; Đồng thời, xây dựng các giải pháp phối hợp giữa các cơ quan nhà nước để triển khai thực hiện. Trên cơ sở các chính sách được ban hành, tiến hành nghiên cứu và xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể đối với từng thị trường mục tiêu, tiềm năng của từng giai đoạn.

- Tăng cường ban hành các chính sách nhằm củng cố và mở rộng thị phần tại các thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản… là những thị trường trọng điểm XKLĐ của nước ta trong thời gian qua. Việc mở rộng thị phần tại các thị trường truyền thống rất thuận lợi và khả thi vì chi phí đầu tư sẽ thấp hơn nhiều so với phát triển thị trường mới.

- Tăng cường xây dựng và ban hành các chính sách đối với NLĐ sau khi đi XKLĐ về nước. Thực tế cho thấy: NLĐ sau khi đi XKLĐ thường tích lũy được nguồn tài sản nhất định. Tuy nhiên, khi về nước họ phải đối mặt với nhiều vấn đề như tái thất nghiệp, hạnh phúc gia đình bị rạn nứt… nên việc xây dựng và thực hiện tốt các chính sách đối với NLĐ sau khi XKLĐ đóng vai trò hết sức quan trọng và thực sự hoàn tất một chu trình của hoạt động XKLĐ. Vì vậy, về phía nhà nước cần thực hiện các giải pháp cơ bản như sau:

+ Trên cơ sở Chương trình việc làm quốc gia, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện các chính sách, biện pháp khuyến khích, hỗ trợ cho LĐXK hết hợp đồng về nước sử dụng nguồn tài chính từ XKLĐ để đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân và người khác.

88

+ Chính phủ cần tăng cường đàm phán ký kết các Hiệp định, thỏa thuận với các nước tiếp nhận lao động Việt Nam về tuyển dụng lại, gia hạn hợp đồng đối với LĐXK hết hạn hợp đồng nếu đáp ứng được yêu cầu và có nguyện vọng tiếp tục ở lại. Đồng thời, khuyến khích và hỗ trợ NLĐ tự tìm kiếm hợp đồng mới tại nước ngoài.

- Tăng cường công tác marketting, xây dựng thương hiệu cho XKLĐ nước ta, giới thiệu và quảng bá hình ảnh của lao động Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau như phối hợp với các Bộ, ngành khác như Bộ Công

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của việt nam sang khu vực bắc á (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)