2.1.1. Thị trƣờng Hàn Quốc
Hàn Quốc tuy cách Việt Nam không xa về địa lý, song lại có sự khác nhau nhất định về phong tục tập quán và đặc biệt là khác nhau về ngôn ngữ ; Đó là rào cản lớn nhất đối với NLĐ Việt Nam để hoà nhập vào môi trường lao động và đời sống xã hội của Hàn Quốc. Đây là đất nước có duy nhất một dân tộc cùng chung một truyền thống lịch sử và văn hoá đã trải qua hơn 5 ngàn năm. Phong tục tập quán của người Hàn Quốc rất gần gũi với phong tục tập quán của người Việt Nam, thời gian cũng được tính cả lịch dương và lịch âm, những ngày tết như Tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Đoan ngọ…cũng rất giống Việt Nam. Vì vậy, đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho lao động Việt Nam khi sang làm việc tại Hàn Quốc.
Hàn Quốc xuất phát từ một trong những quốc gia nông nghiệp lạc hậu, nhưng từ đầu năm 1962 Hàn Quốc bắt đầu công cuộc phát triển kinh tế và từ đó tới nay Hàn Quốc luôn là một trong những nước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế vào loại cao, nền kinh tế của Hàn Quốc đã phát triển với tốc độ tăng trưởng cao mà mọi người gọi đó là “Kỳ tích sông Hàn”, chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại, lấy xuất khẩu làm động cơ tăng trưởng, đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế tăng vọt từ một nền kinh tế chỉ đủ tồn tại thành một quốc gia công nghiệp tiên tiến, một trong 4 con rồng Châu Á. Ngành sản xuất dịch vụ, công nghiệp hoá học chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Hàn Quốc. Những ngành sản xuất chủ yếu của Hàn Quốc là: điện tử, chất
41
bán dẫn, xe hơi, hoá dầu, thép, đóng tàu, sợi, sản phẩm hoá dầu, sắt... mà dựa trên cơ sở nhập nguyên liệu là chính.
Đối với NLĐ nước ngoài, Chính phủ Hàn Quốc có chính sách hỗ trợ về mặt luật pháp và ý thức xã hội đang thay đổi, những định kiến, biệt đãi đối với NLĐ nước ngoài trong quá khứ đang dần mất đi, thay vào đó là ý thức cộng đồng với họ ngày càng mạnh lên, điều này đang trở thành nền tảng cho sự phát triển một mối quan hệ bình đẳng giữa người Hàn Quốc và NLĐ nước ngoài.
Một số quy định đối với lao động nước ngoài ở Hàn Quốc: (1) Người sử dụng lao động không được: cưỡng bức, xâm phạm quyền tự do của NLĐ (kể cả NLĐ nước ngoài) bằng cách sử dụng vũ lực, đe doạ, ép buộc hoặc bất kỳ hình thức bất hợp pháp nào khác; phân biệt đối xử nam nữ cũng như không được lấy lý do quốc tịch, tín ngưỡng để phân biệt đối xử đối với các điều kiện làm việc hay quyền lợi của NLĐ, phân biệt đối xử đối với NLĐ nước ngoài. (2) Quy định việc sa thải lao động, người sử dụng lao động không được sa thải, tạm đình chỉ công việc, đình chỉ công việc vô thời hạn, chuyển sang làm việc khác, hạ tiền lương hoặc áp dụng các biện pháp trừng phạt khác đối với NLĐ khi không có lý do chính đáng; trong thời gian NLĐ đang ốm đau, bệnh tật, bị tai nạn lao động, hoặc bệnh nghề nghiệp phải điều trị trong các cơ sở y tế và 30 ngày tiếp theo đó; LĐ nữ trong thời gian có thai hoặc mới sinh con được 30 ngày, trừ khi doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng bất khả kháng theo luật định, hoặc người thuê mướn lao động chấp nhận trả toàn bộ số tiền bồi thường một lần, tương ứng với 1.034 ngày công trung bình. (3) Thời gian làm việc: Thời gian làm việc theo quy định không quá 8 giờ/ 1ngày và 44 giờ/ 1tuần, không bao gồm thời gian nghỉ giữa giờ. NLĐ có thể làm thêm giờ theo thoả thuận giữa NLĐ với chủ sử dụng, nhưng tối đa không quá 04 giờ/1 ngày và 12 giờ/1 tuần. Người sử dụng lao động có thể kéo dài thời gian làm việc
42
trong những trường hợp đặc biệt có sự chấp thuận của Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc và sự đồng ý của NLĐ.
Nhu cầu tiếp nhận và chất lượng lao động Việt Nam tại Hàn Quốc: Việt Nam là một trong số các nước đáp ứng đầy đủ các điều kiện và yêu cầu của Hàn Quốc về năng lực quản lý lao động tại nước ngoài, tính chuyên nghiệp trong tuyển chọn lao động, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ XKLĐ nên đã được Chính phủ Hàn Quốc chọn ký kết các Biên Bản Ghi nhớ về việc đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo chế độ cấp phép tuyển dụng lao động. Lao động Việt Nam ở Hàn Quốc chủ yếu làm việc trong ngành sản xuất chế tạo như điện tử, chế biến thực phẩm, cơ khí chế tạo, may..., một số nhỏ làm việc trong ngành xây dựng, thuỷ sản, nông nghiệp.
2.1.2. Thị trƣờng Nhật Bản
Nhật Bản được tạo thành từ 4 đảo lớn: Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku cùng vô số các đảo nhỏ với tổng diện tích khoảng 377.829 km2
, là một quốc gia nhỏ hẹp, chiều dài từ Bắc tới Nam khoảng 3.500km, do địa hình nhiều đồi núi nên Nhật Bản chỉ có rất ít đất có thể dùng để trồng trọt. Hiện nay, Nhật Bản có khoảng 80 núi lửa đang hoạt động cần được theo dõi sát sao để tránh hiểm họa, rủi ro. Liên quan chặt chẽ đến núi lửa là động đất. Hàng năm Nhật Bản có khoảng 1.500 trận động đất mà con người có thể cảm nhận được.
Dân số Nhật đang già đi quá nhanh, tỷ lệ sinh thấp dẫn đến lực lượng lao động trong nước đang ngày càng thu hẹp, thiếu nhân lực ở độ tuổi lao động trầm trọng. Tuy nhiên, Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới mặc dù không có nhiều nguồn tài nguyên.
Một trong những vấn đề lớn của xã hội Nhật Bản là tỷ lệ sinh đẻ ở các gia đình giảm xuống, chế độ đại gia đình bị sụp đổ, số thành viên
43
trong đơn vị gia đình đang bị giảm mạnh. Nhật Bản có nhu cầu rất lớn trong NKLĐ cho ngành công nghiệp.
Quy định của Luật pháp Nhật Bản về sử dụng lao động nước ngoài: (1) Người sử dụng lao động không được dựa vào quốc tịch, tín ngưỡng hoặc địa vị xã hội để phân biệt đối xử với NLĐ về tiền lương, giờ làm việc và các điều kiện làm việc khác; Người sử dụng lao động không được dùng bạo lực, đe dọa, tù tội hoặc bất kỳ một sự hạn chế không đúng nào đối với quyền tự do về tinh thần hoặc thể chất của những người làm công để cưỡng bức lao động làm việc trái với ý muốn của họ. (2) Về khái niệm "Tiền lương" là chỉ tiền lương, tiền công, tiền phụ cấp, tiền thưởng và mọi sự trả tiền khác mà người sử dụng lao động chi trả thù lao hoặc dưới các tên gọi khác.Việc khấu trừ tiền lương chỉ được phép nếu nó được quy định trong luật, hoặc trong trường hợp thoả thuận với công đoàn bằng văn bản; Tiền lương phải được trả ít nhất một lần một tháng, vào ngày nhất định; NLĐ phải nghỉ làm việc do lỗi hay yêu cầu của người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải trả tiền phụ cấp tương đương với trên 60% tiền lương trung bình của NLĐ. (3) Hợp đồng lao động: Nếu HĐLĐ quy định những điều kiện lao động thấp hơn tiêu chuẩn của luật này thì hợp đồng đó bị coi là vô hiệu và trong trường hợp đó nó bị thay thế bởi những điều khoản tương ứng của luật này; Cấm người sử dụng lao động làm hợp đồng quy định trước số tiền mà NLĐ phải trả khi huỷ hợp đồng hoặc phải trả số tiền bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động; Người sử dụng lao động không được làm hợp đồng ký quỹ hoặc hợp đồng giữ lại tiền tiết kiệm cùng một lúc với HĐLĐ.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng quy định cụ thể về: Thời gian làm việc: thời gian làm việc theo tiêu chuẩn không quá 8 tiếng/ 01 ngày, hoặc 48 tiếng/ 01 tuần; Nghỉ giữa giờ: người sử dụng lao động phải đảm bảo cho NLĐ được
44
nghỉ giữa giờ ít nhất là 45 phút cho mỗi ca 6 giờ làm việc hoặc 60 phút cho mỗi ca 8 giờ làm việc. NLĐ được tự do sử dụng thời gian giữa giờ; Nghỉ tuần: người sử dụng lao động phải đảm bảo cho NLĐ được nghỉ có hưởng lương ít nhất 01 ngày trong tuần; Nghỉ hàng năm: người sử dụng lao động phải đảm bảo dành thời gian nghỉ hàng năm là 6 ngày liên tục hoặc tách rời, có trả lương cho NLĐ đã làm việc đầy đủ trong một năm.
Nhu cầu tiếp nhận và chất lượng lao động Việt Nam tại Nhật Bản: Chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài của Nhật Bản là không tiếp nhận lao động trình độ thấp, không nghề; Lao động phổ thông chỉ có thể vào Nhật Bản làm việc theo chương trình tu nghiệp. Ngành nghề tiếp nhận: cơ khí, dệt may, chế biến lương thực, xây dựng, chế biến hải sản, nông nghiệp và ngư nghiệp.
Các quy định của Nhật Bản đối với NLĐ ngoài nước đã góp phần bảo vệ quyền lợi cho NLĐ nước ngoài làm việc tại Nhật Bản, đồng thời là cơ sở thúc đẩy quan hệ hợp tác về XKLĐ giữa các quốc gia hợp tác với Nhật Bản.
2.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG KHU VỰC BẮC Á TRONG THỜI GIAN 2010 - 2016 KHU VỰC BẮC Á TRONG THỜI GIAN 2010 - 2016
Việt Nam bắt đầu đưa chuyên gia và lao động ra nước ngoài làm việc có thời hạn từ năm 1980, trong đó thị trường Nhật Bản bắt đầu từ năm 1992 và thị trường Hàn quốc bắt đầu từ năm 1993. Nhật Bản và Hàn Quốc là hai thị trường trọng điểm về XKLĐ của nước ta.
Trong giai đoạn 2010 – 2016, cả nước đưa đi được 690.814 lao động, trong đó riêng thị trường Nhật Bản là 117.073 lao động (chiểm 20%) và thị trường Hàn Quốc là 60.198 lao động (chiếm 10%). Đối với thị trường Nhật Bản: Từ năm 2010 đến 2016, số lượng lao động của Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản liên tục tăng nhanh: từ 4.913 lao động năm 2010 lên 39.938 lao động năm 2016 (tăng hơn 8 lần). Số lượng lao động sang Nhật Bản tăng
45
nhanh một phần là vì Nhật Bản có chế độ, chính sách đối với NLĐ nước ngoài tốt, ngành nghề phù hợp và mức lương cao so với các thị trường khác. Tuy nhiên, đối với thị trường Hàn Quốc thì từ năm 2010 đến năm 2016, số lượng lao động của Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc tăng giảm không ổn định: từ 15.214 lao động năm 2011 xuống còn 5.446 lao động năm 2013 (giảm gần 3 lần). Nguyên nhân của việc tăng giảm không ổn định như trên là do tỉ lệ người Việt Nam XKLĐ sang Hàn Quốc bỏ trốn và định cư trái phép quá cao, đỉnh điểm có thời kì con số này lên đến 58% (năm 2012). Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Bộ LĐTBXH đã có những nỗ lực không nhỏ hướng đến mục tiêu từng bước giảm tỉ lệ LĐXK Hàn Quốc định cư trái phép, không tuân thủ đúng theo hợp đồng. Bộ LĐTBXH đã thực hiện các biện pháp như: Áp dụng quy định ký quỹ với NLĐ trước khi xuất cảnh; Thành lập Văn phòng quản lý lao động theo Chương trình EPS tại Hàn Quốc để tăng cường công tác quản lý, hỗ trợ NLĐ; Đề nghị chính quyền, đoàn thể tại các địa phương có nhiều lao động ở lại làm việc cư trú không hợp pháp vận động các gia đình thuyết phục người thân của mình trở về nước; Phối hợp với các cơ quan chức năng của Hàn Quốc gặp gỡ, tư vấn và vận động lao động trở về nước đúng thời hạn; Triển khai các hoạt động hỗ trợ người lao động tái hòa nhập, tìm việc làm mới trong nước sau khi kết thúc hợp đồng trở về; Chính phủ ban hành các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với lao động hết thời hạn hợp đồng nhưng ở lại, cư trú và làm việc không hợp pháp… Nhờ đó mà tỷ lệ người XKLĐ Hàn Quốc định cư trái phép đã giảm mạnh từ 58% năm 2012 xuống còn khoảng 35,71% năm 2016. Phía Hàn Quốc đánh giá rất cao nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề này, tuy nhiên số lượng lao động Việt Nam xuất khẩu Hàn Quốc bất hợp pháp vẫn ở mức cao nhất so với các quốc gia khác.
46
(Đơn vị tính: người)
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Cục Quản lý lao động ngoài nước)
Hình 2.1. Số lƣợng XKLĐ đi Hàn Quốc và Nhật Bản (2010-2016)
Hoạt động XKLĐ sang thị trường Hàn Quốc được thực hiện theo 4 hình thức chính là: Cung ứng tu nghiệp sinh gồm ngành nghề: công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp và thuỷ sản; Cung ứng thuyền viên đánh cá cho các tàu cá Hàn Quốc; Cung ứng lao động cho tập đoàn Hàn Quốc trúng thầu ở Li- Bi; Cung ứng lao động theo Luật tiếp nhận lao động nước ngoài (EPS). Trong thời gian 2010-2016, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký kết 04 biên bản ghi nhớ và phụ lục biên bản ghi nhớ về XKLĐ, cụ thể:
- Bản ghi nhớ ký ngày 29/8/2010 về việc đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo chế độ cấp phép làm việc;
- Bản ghi nhớ đặc biệt ký ngày 30/12/2013 về việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam;
- Bản ghi nhớ đặc biệt ký ngày 10/4/2015 về việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam;
47
- Bản ghi nhớ ký ngày 17/5/2016 về phái cử và tiếp nhận lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép làm việc (Chi tiết tại Phụ lục 02). Bản ghi nhớ ký ngày 17/5/2016 đánh dấu việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc trở lại bình thường. Bản ghi nhớ bao gồm các điều khoản thống nhất chung về cơ quan phái cử và tiếp nhận; quy định về tiêu chuẩn của người dự tuyển; nguyên tắc xác định và thông tin về chi phí phái cử; quy trình phái cử và tiếp nhận. Số lượng lao động Việt Nam được phía Hàn Quốc tiếp nhận hàng năm phụ thuộc vào mức độ giảm tỷ lệ lao động Việt Nam đang cư trú và làm việc không hợp pháp tại Hàn Quốc.
Hoạt động XKLĐ sang thị trường Nhật Bản được thực hiện theo 2 hình thức chính là cung ứng tu nghiệp sinh và điều dưỡng, hộ lý. Trong thời gian 2010-2016, Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết các biên bản ghi nhớ và phụ lục biên bản ghi nhớ về XKLĐ trong hai lĩnh vực lớn là tu nghiệp sinh và điều dưỡng, hộ lý, cụ thể:
- Biên bản ghi nhớ ký ngày 27/7/2015 về hợp tác phái cử và tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam đến tỉnh Hokaido, Nhật Bản.
- Phụ lục Bản thỏa thuận với Tổ chức phúc lợi quốc tế Nhật Bản – Jicwels về tiếp nhận điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, ký kết năm 2016.
Nhật Bản được coi là một trong những thị trường lao động trọng điểm của Việt Nam. Tính đến nay, Việt Nam đã phái cử được trên 100 nghìn lao động sang tu nghiệp và thực tập tại Nhật Bản. Năm 2013 là năm đầu tiên đánh dấu tổng số thực tập sinh của ta sang Nhật Bản trong một năm đạt ngưỡng gần 10 nghìn người, đến năm 2015 đạt gần 30 nghìn người và năm 2016 tổng số thực tập sinh được phái cử sang Nhật đạt gần 40 nghìn người.
48
Hiện nay tổng số thực tập sinh đang thực tập tại Nhật Bản của Việt Nam đã đứng ở vị trí thứ hai (sau Trung Quốc) trong tổng số 15 quốc gia phái cử thực tập sinh vào Nhật Bản. Theo số liệu thống kê, trước năm 2013, hàng năm số lượng thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản chỉ chiếm dưới 10% tổng số thực tập sinh nước ngoài vào Nhật Bản. Từ năm 2013 trở lại đây, số lượng thực tập sinh của Việt Nam sang Nhật Bản hàng năm tăng mạnh, cụ thể: năm 2013 chiếm 15,8%, năm 2014 chiếm 24,1%, năm 2015 chiếm