Quản lý Nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 28 - 42)

7. Kết cấu luận văn

1.2. Quản lý Nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa

1.2.1. S cn thiết qun lý Nhà nước đối vi di tích lch s - văn hóa

Đất nước Việt Nam Ďã trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước với bao thăng trầm, biến cố. Trong khoảng thời gian dài của lịch sử, văn hóa Việt Nam Ďược hình thành và khẳng Ďịnh với bản lĩnh, bản sắc riêng. Nối tiếp các thế hệ, nền văn hóa ấy dần Ďược hình thành, tôi luyện nhào nặn qua bao thử thách, Ďược bồi Ďắp tô Ďiểm thêm nhiều sắc màu và ngày nay trở thành “Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Trong xu thế giao lưu hội nhập và toàn cầu hoá hết sức sôi Ďộng hiện nay, vấn Ďề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm gìn giữ và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, Ďể hội nhập mà không bị hoà tan. Di sản văn hóa trở thành Ďiểm tựa quan trọng, tạo thế Ďi vững chắc cho hiện tại và tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc.

Nhưng hiện nay, một bộ phận vô vùng quan trọng của di sản văn hóa Ďó là các di tích lịch sử văn hóa kể cả cấp quốc gia hay ởĎịa phương có nguy cơ bị hủy hoại và nhiều di tích Ďang Ďối mặt với nguy cơ biến mất. Nhiều di tích Ďã Ďược xếp hạng cũng Ďang bị vi phạm hay xuống cấp, chưa kể một số di tích Ďược trùng tu, tôn tạo không Ďúng khoa học.

Công tác bảo tồn và trùng tu di tích chính là hoạt Ďộng nhằm vào việc giữ gìn ngọn lửa truyền thống văn hóa và Ďem Ďến ý nghĩa sinh Ďộng cho khái niệm truyền thống.

Trong xã hội hiện Ďại, khi mà những giá trị văn hóa mới Ďược du nhập cùng với tiến trình toàn cầu hóa thì di sản văn hóa Ďứng trước một thách thức lớn trong nguy cơ bị mai một hoặc mất Ďi vĩnh viễn. Nhằm Ďể biến cái mới thành nguồn lực nội sinh của một dân tộc, văn hóa phải trải qua sự giao lưu tiếp biến và kế thừa, hoạt Ďộng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Ďóng một vai trò quan trọng trong quá trình này.

Thứ nhất: Bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử - văn hóa là hoạt Ďộng thiết thực giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao ý thức dân tộc và niềm tự hào truyền thống lịch sử của dân tộc.

Di tích lịch sử - văn hóa không tựnhiên mà có, nó Ďược hình thành bởi con người trong một giai Ďoạn lịch sử, tự nhiên nhất Ďịnh. Di tích lịch sử - văn hóa là tinh hoa của văn hóa, thể hiện bản sắc của văn hóa của dân tộc, bảo tồn di sản văn hóa là khẳng Ďịnh sự tồn tại của một dân tộc, bởi nó là chân dung, cội nguồn,bản chất của một dân tộc - yếu tố nội lực cho sự phát triển của một dân tộc.

Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc chính là sự khai thác, phát huy nguồn nội lực ấy, trong Ďó di tích lịch sử - văn hóa có vị trí rất quan trọng và hoạt Ďộng bảo tồn và phát huy giá trị di sản mục Ďích cuối cùng là sự phát triển của dân tộc.

Trong quá trình giao lưu, hợp tác quốc tế, nhiều mặt mang tính toàn cầu hóa chi phối Ďời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Ďất nước, trong Ďó tình trạng phai nhạt lý tưởng dân tộc, niềm tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc bị suy giảm Ďang nhen nhóm diễn ra. Bảo tồn và phát huy những vốn quý của dân tộc sẽ làm cho cộng Ďồng, nhất là thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về truyền

thống, lịch sử của dân tộc, nâng cao bản lĩnh sống, tránh Ďược những tác Ďộng không mong muốn từ bên ngoài. Từ Ďó ý thức xây dựng, bảo vệ quê hương Ďất nước Ďược nâng lên và sự phát triển của dân tộc là thực tế khách quan có thể nhìn thấy.

Thứ hai: Hoạt Ďộng bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa tạo ra nền móng vững chắc cho việc xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội, tạo nguồn lực thúc Ďẩy nền kinh tế phát triển.

Di tích lịch sử - văn hóa là bộ phận quan trọng hợp thành nền tảng tinh thần của xã hội. Di tích lịch sử - văn hóa thường gắn kết với cộng Ďồng xã hội ở những cấp Ďộ khác nhau. Quan trọng nhất di sản văn hóa là của dân tộc - quốc gia vì Ďó là cộng Ďồng chính trị - xã hội hình thành trên cơ sở Ďoàn kết của số Ďông người, cùng chung lưng Ďấu cật với nhau trong cuộc Ďấu tranh dựng nước và giữ nước.

Sức mạnh thần kỳ của dân tộc phải tìm trong văn hóa dân tộc mà nền của nó là vốn di sản văn hóa. Trong xã hội hiện Ďại, di tích lịch sử - văn hóa Ďược quan niệm không phải như những biểu tượng hoài niệm về quá khứ, mà như một lực cố kết cộng Ďồng trong cuộc Ďấu tranh vì sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.

Di tích lịch sử - văn hóa dân tộc là nguồn lực phi vật thể của sự phát triển kinh tế - xã hội, là kết tinh của trí tuệ, tư tưởng, thẩm mỹ của các thời kỳ khác nhau, Ďược lưu truyền qua các thế hệ, tạo nên bề dày văn hóa, tác Ďộng Ďến con người hiện Ďại. Di tích lịch sử - văn hóa một mặt Ďảm bảo sự vận thông của truyền thống, mặt khác ảnh hưởng trực tiếp Ďến các vấn Ďề nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, nhân cách, thông tin, sự tích lũy, bảo quản kinh nghiệm lịch sử. Đặc biệt, tính nhân bản của các giá trị di sản văn hóa, các giá trị tinh thần truyền thống khi Ďược nuôi dưỡng trong tâm hồn dân tộc sẽ góp phần Ďiều chỉnh hành vi con người, có tác dụng hạn chế những tiêu cực,

những mặt trái của cơ chế thị trường Ďang làm xói mòn nền tảng Ďạo Ďức, tinh thần xã hội hiện nay. Đồng thời giá trị văn hóa thâm nhập vào con người, khiến nó trở thành một nhân cách thích hợp có khả năng Ďóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Di tích lịch sử - văn hóa còn Ďóng vai trò là nguồn lực trực tiếp tham gia vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Ďất nước với tư cách là chủ thể trong hoạt Ďộng du lịch văn hóa. Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu Ďó cùng với nguồn di sản văn hóa vô cùng phong phú ở các Ďịa phương Ďó và Ďang trở thành những Ďiểm du lịch hấp dẫn, những Ďiểm Ďến của du khách trong và ngoài nước, Ďem lại nguồn lợi Ďáng kể cho người dân và Ďóng góp Ďáng kể vào ngân sách quốc gia, phát triển các ngành nghề, dịch vụ du lịch, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và sản phẩm công nghiệp văn hóa khác.

Thứ ba: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa tạo cơ sở vững chắc Ďể văn hóa Ďược giao lưu, tiếp biến và là Ďiều kiện Ďảm bảo cho dân tộc ta, hội nhập, hợp tác và phát triển.

Di sản văn hóa thúc Ďẩy giao lưu, tiếp biến văn hóa, làm cho văn hóa dân tộc và nhân loại phát triển Ďa dạng. Giao lưu, tiếp biến văn hóa là một hiện tượng mang tính quy luật trong quá trình phát triển của các nền văn hóa và là quy luật sống của văn hóa. Di tích lịch sử - văn hóa chứa Ďựng bản sắc văn hóa - Ďóng vai trò như một hệ tiêu chí lựa chọn các giá trị văn hóa ngoại sinh, Ďiều chỉnh quá trình tiếp xúc văn hóa Ďể tạo thành các giá trị văn hóa mới, vừa bảo tồn Ďược bản sắc, vừa Ďảm bảo tính chất tiến bộ. Như vậy di tích lịch sử - văn hóa Ďóng vai trò quan trọng trong phát triển văn hóa dân tộc, Ďồng thời thúc Ďẩy quy luật giao lưu, tiếp biến văn hóa.

Từ những vai trò cơ bản trên của di sản văn hóa nói chúng và di tích lịch sử - văn hóa nói riêng, chúng ta lại càng thấy rõ vai trò của hoạt Ďộng bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trong xã hội hiện Ďại.

1.2.2. Yêu cu qun lý Nhà nước đối vi di tích lch s - văn hóa

Quản lý văn hóa trong giai Ďoạn hiện nay là sự kết tinh của truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc, những nhân tố tiến bộ của thời Ďại và nền văn minh nhân loại; thể hiện sự trao Ďổi các giá trị vật chất và tinh thần giữa các dân tộc trên thế giới.

Quản lý Nhà nước về di sản văn hóa là thiết lập cơ sở pháp lý và Khoa học - Công cụ quản lý Ďể tác Ďộng Ďến Ďối tượng bị quản lý nhằm Ďạt Ďược những mục tiêu cơ bản Ďặt ra.

Về bản chất, quản lý di sản văn hóa là quản lý các hoạt Ďộng của con người, cộng Ďồng xã hội (nghiên cứu, kiểm kê, xếp hạng, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị,…) có thể tác Ďộng ở cả hai chiều thuận và nghịch tới di sản văn hóa. Như vậy, cũng có thể hiểu, quản lý di sản văn hóa là thiết lập mối quan hệ gắn bó giữa cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa và cộng Ďồng dân cư Ďịa phương nơi có di sản cần Ďược bảo vệ, phát huy. Người ta thường Ďề cập những dạng hoạt Ďộng chính sau:

Bảo vệ di sản về mặt pháp lý và khoa học (nghiên cứu, xây dựng hồsơ khoa học trình cơ quan có thẩm quyền ra quyết Ďịnh xếp hạng di tích).

Bảo vệ di sản về mặt khoa học - kỹ thuật (bảo quản, tu bổ, gia cường, kéo dài tuổi thọ của di sản dưới dạng nguyên gốc).

Phát huy giá trị di sản gắn với phát triển bền vững về kinh tế, xã hội. Về mặt chiến lược, quản lý di sản văn hóa Ďặt ra những nhiệm vụ chính phải thực hiện là:

Nhận dạng các mặt giá trị tiêu biểu của di sản và tình trạng kỹ thuật và hiện trạng môi trường thiên nhiên và xã hội xung quanh di sản.

Làm rõ các yếu tố tác Ďộng tới di sản theo cả hai chiều thuận và nghịch Ďể có Ďịnh hướng kiểm soát Ďược những tác Ďộng tiêu cực làm ảnh hưởng tới sự toàn vẹn và suy giảm giá trị của di sản.

Nghiên cứu Ďề xuất các giải pháp giảm thiểu các xung Ďột có thể xảy ra trong quá trình bảo tồn và phát triển trong khu di sản, cũng tức là tạo lập sự cân bằng Ďộng giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế xã hội.

Phát huy giá trị, truyền thông giáo dục, hình thành thái Ďộứng xử văn hóa cho các cộng Ďồng có hoạt Ďộng liên quan tới di sản.

Huy Ďộng các nguồn lực xã hội, Ďồng thời Ďầu tư thỏa Ďáng cho hoạt Ďộng tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di sản.

Từ quan niệm khoa học về quản lý di sản văn hóa, chúng ta thống nhất Ďược các mục tiêu lớn cần Ďược Ďặt ra trong công tác quản lý là:

Một, quản lý hoạt Ďộng bảo tồn di sản văn hóa là nhằm góp phần xây dựng môi trường xã hội tốt Ďẹp, lành mạnh - một trong những nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững.

Hai, quản lý hoạt Ďộng bảo tồn di sản văn hóa phục vụ mục tiêu giáo dục, hình thành các nhân cách văn hóa, nguồn nhân lực có chất lượng Ďáp ứng Ďược yêu cầu công nghiệp hóa, hiện Ďại hóa Ďất nước và hội nhập quốc tế.

Ba, quản lý hoạt Ďộng bảo tồn di sản văn hóa là Ďể giữ gìn lâu dài các giá trị văn hóa tiêu biểu của Ďất nước hiện Ďang tích hợp, vật chất hóa trong các di sản văn hóa với tư cách là nguồn thông tin khoa học nguyên gốc, chân thực, có khả năng cung cấp tri thức, hiểu biết, kinh nghiệm sống, bài học lịch sử có ích cho con người hôm nay và mai sau.

Bốn, quản lý các hoạt Ďộng bảo tồn phải căn bản dựa trên mục tiêu phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội - một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa các hoạt Ďộng văn hóa nói chung và hoạt Ďộng bảo tồn di sản văn hóa nói riêng.

Kinh nghiệm trong nước và quốc tế Ďều chỉ rõ, muốn nâng cao hiệu quả công tác quản lý di sản văn hóa, chúng ta phải thiết lập Ďược những Ďiều

kiện cần và Ďủ cho tất cả các mặt hoạt Ďộng. Ban hành một cơ chế, chính sách phù hợp cùng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh có tác Ďộng nâng cao hiệu quả công tác quản lý di sản văn hóa, tạo Ďộng lực cho các hoạt Ďộng bảo tồn di sản văn hóa.

Xây dựng và củng cố hệ thống quản lý và khoa học Ďủ mạnh, có khả năng triển khai trong Ďời sống xã hội các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa.

Đào tạo nguồn nhân lực (nhân lực quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật) có chất lượng, hoạt Ďộng chuyên nghiệp trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa.

Truyền thông giáo dục di sản văn hóa nhằm từng bước thay Ďổi và nâng cao nhận thức của cộng Ďồng về vai trò của di sản văn hóa trong Ďời sống xã hội, xác Ďịnh rõ trách nhiệm xã hội của các cá nhân, tổ chức trong việc tham gia các hoạt Ďộng bảo tồn di sản văn hóa.

Quản lý Nhà nước về di sản văn hóa là sử dụng cơ chế, chính sách thông qua bộ máy quản lý tác Ďộng có tính chất Ďịnh hướng tới cộng Ďồng xã hội nhằm Ďạt Ďược mục tiêu Ďề ra.

1.2.3. Ni dung qun lý Nhà nước v di tích lch s - văn hóa

Quản lý Nhà nước về di sản, di tích lịch sử - văn hóa là sự Ďịnh hướng, tạo Ďiều kiện Ďể tổ chức Ďiều hành hoạt Ďộng bảo vệ, gìn giữ di sản, các di tích lịch sử - văn hóa và làm cho các giá trị của di sản, di tích lịch sử - văn hóa Ďược phát huy theo chiều hướng tích cực.

Quản lý di tích lịch sử chính là thông qua hoạt Ďộng quản lý Ďể bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử. Bởi di tích lịch sử luôn mang trong mình nhưng giá trị vô hình không thể cân Ďong Ďo Ďếm Ďược. Chính vì vậy vấn Ďề quản lý di sản văn hóa cũng như di tích lịch sử, văn hoá luôn là một vấn Ďề Ďặt ra bức thiết hiện nay vì theo thời gian nó không còn Ďược nguyên vẹn như ban Ďầu, nếu chúng ta không có những chính sách Ďể bảo

vệ, giữ gìn và tôn tạo nó thì sớm muộn gì nó sẽ bị “biến hóa” một cách nghiêm trọng. Ngày nay, dù phát triển ở trình Ďộ nào, mỗi nước Ďều phải tiến hành hoạt Ďộng quản lý, bảo tồn gìn giữ và truyền lại cho thế hệ sau biết về mỗi di sản văn hóa của mỗi Ďịa phương. Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay của Ďất nước, Ďời sống Ďược cải thiện, nhu cầu tìm hiểu, tham quan, nghiên cứu, giáo dục, học hỏi những giá trị văn hóa truyền thống ngày càng cao và Ďược quan tâm nhiều hơn. Vì vậy, việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa nói chung và di tích lịch sử nói riêng là một việc làm cấp thiết.

Với ý nghĩa Ďó, chúng ta có thể hiểu về quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa là sự tác Ďộng có tổ chức chỉ Ďạo và Ďiều hành thực hiện kết hợp với thanh tra, kiểm tra bằng quyền lực Nhà nước do các cơ quan trong bộ máy Nhà nước về di tích tiến hành, trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về di tích Ďể thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Nhà nước nhằm Ďiều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của công dân Ďối với lĩnh vực di tích.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 28 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)