Tổng quan về hệ thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 42 - 55)

7. Kết cấu luận văn

2.1. Tổng quan về hệ thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh

2.1.Tổng quan về hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Khái quát địa bàn nghiên cu

Vịtrí địa lý

Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung tâm cao nguyên Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia với Ďường biên giới dài 70 km. Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.125,37km², chiếm 3,9% diện tích tự nhiên cảnước Việt Nam.

Địa hình cao nguyên bằng phẳng nằm ở giữa tỉnh, chiếm 53% diện tích tự nhiên với Ďộcao trung bình 450m. Đáng chú ý là diện tích Ďất Ďỏ basalt rất lớn chiếm khoảng 1/3 diện tích tự nhiên thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, Ďiều, hồtiêu và cây ăn quả.

Các Ďơn vị hành chính của Đắk Lắk gồm 01 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện (với 184 xã, phường và thị trấn): Thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, huyện: Buôn Đôn, Cư Kuin, Cư M’gar, Ea H’Leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Bông, Krông Búk, Krông Pắc, Lắk, M’Đrắk, Krông Ana, Krông Năng.

Đắk Lắk nằm ở trung tâm cao nguyên Nam Trung Bộ, phía Tây Trường Sơn, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt Ďới gió mùa. Vì vậy khí hậu Đắk Lắk vừa mang những Ďặc trưng chung của vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa vừa có những Ďặc trưng riêng của cao nguyên do Ďộ cao, Ďịa hình chi phối.

Đắk Lắk nổi tiếng với Vườn quốc gia Yok Đôn, một trong những Vườn quốc gia rộng nhất nước ta với diện tích 115.500ha.

Với một mặt bằng khá rộng rãi và Ďược phủ kín bằng lớp Ďất Ďỏ basalt, rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp như: cao su, cà phê, tiêu…; và các loại cây ăn quả như: bơ, sầu riêng, xoài…; các loại hoa màu như: ngô, sắn, rau củ, chuối…

Đắk Lắk không chỉ có núi non trùng Ďiệp, những thảm rừng sinh thái với hơn 3 nghìn loài cây rừng mà còn nổi tiếng với tài nguyên Ďộng vật rừng phong phú, Ďa dạng, mang tính Ďặc hữu cao.

Đặc điểm hành chính

Tỉnh Đắk Lắk (ghi theo tiếng Pháp là Darlac) Ďược thành lập theo Nghị Ďịnh ngày 22 tháng 11 năm 1904 của Toàn quyền Đông Dương và tách khỏi Lào, Ďặt dưới quyền giám sát và quản trị của Khâm sứ Trung Kỳ.

Ngày 15 tháng 4 năm 1950 Bảo Đại ban hành Dụ số 6 Ďặt Cao nguyên Trung phần, trong Ďó có Đắk Lắk, làm Hoàng triều cương thổ, có quy chế cai trị riêng.

Nghị Ďịnh số 356-BNV/HC/NĐ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày 2 tháng 7 năm 1958 ấn Ďịnh tỉnh Đắk Lắk (Ďược ghi là Darlac) có 5 quận, 21 tổng và 77 xã: Quận Ban Mê Thuột; Quận Lạc Thiện; Quận M'Đrắk; Quận Đắk Song; Quận Buôn Hồ.

Tỉnh Đắk Lắk của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 hình thành từ hai tỉnh Darlac và Quảng Đức, có diện tích lớn thứ hai Việt Nam sau tỉnh Gia Lai - Kon Tum, gồm thị xã Buôn Ma Thuột và 5 huyện: Krông Búk, Krông Pach (tức Krông Pắc), Đắk Mil, Đắk Nông và Lắk.

Từ 01 tháng 01 năm 2004, Đắk Lắk lại Ďược chia thành hai tỉnh: Đắk Lắk và Đắk Nông, nên số huyện giảm xuống còn 13.

Dân cư - dân tộc

Nằm ở ngã ba của vùng Đông Dương, Đắk Lắk là Ďịa bàn giao lưu văn hóa của nhiều dân tộc anh em. Dân số toàn tỉnh tính Ďến năm 2014 Ďạt

1.833.251 người, mật Ďộ dân số Ďạt hơn 139 người/km², Ďông nhất là người Kinh (chiếm tới 70% dân số), rồi Ďến người ÊĎê, Nùng, Tày, Mnông.

Các dân tộc bản Ďịa của Đắk Lắk có bản sắc riêng, với truyền thống cùng những phong tục tập quán của mình, bao gồm ÊĎê, Mnông, Gia rai. Các cư dân từ nơi khác chuyển Ďến Ďều mang theo những nét văn hoá của quê hương gốc như Tày, Nùng, Thái, Mường, H’mông…. Tuy các tộc người có sự khác nhau về lịch sử cư trú, ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo… nhưng tất cả cùng tham gia vào quá trình phát triển mạnh mẽ kinh tế, xã hội và văn hoá của tỉnh, trong xu thế toàn cầu hoá.

- Người Êđê: ÊĎê hay còn gọi RaĎê: là tộc người sinh sống khá tập trung ở tỉnh Đắk Lắk và các vùng lân cận thuộc tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Khánh Hòa. Người ÊĎê nói ngôn ngữ Malayo - Polynesien, mang những Ďặc trưng nhân chủng thuộc loại hình Indoneisian. Gồm nhiều nhóm Ďịa phương: ÊĎê Kpă, ÊĎê AĎham, ÊĎê Mthur, ÊĎê Ktul, ÊĎê Blô, ÊĎê Bih,…

Người ÊĎê làm rẫy là chính, riêng nhóm Bih làm ruộng nước theo lối cổsơ. Ngoài trồng trọt còn chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, Ďánh cá, Ďan lát, dệt vải. Trong gia Ďình người ÊĎê, chủ nhà là phụ nữ, theo chếĎộ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, con trai không Ďược hưởng thừa kế. Người ÊĎê có kho tàng văn học truyền miệng phong phú: thần thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ, Ďặc biệt là các Khan (trường ca, sử thi) nổi tiếng với Khan Đam San, Khan Đam Kteh M'lan...

- Người Mnông: Mnông là một trong những nhóm cư dân làm nông nghiệp dùng cuốc ở Tây Nguyên, kinh tế nương rẫy giữ vị trí hàng Ďầu. Ruộng nước chỉ thấy xuất hiện ở những vùng gần Ďầm hồ hoặc ven sông suối. Nghề thủ công truyền thống: dệt sợi, thêu nhuộm hoa văn trên nền vải, nghề Ďan (kỹ thuật Ďan cải hoa văn trên các loại gùi, giỏ, thúng…), nghề rèn. Ven hồ Lắk, cư dân còn bảo lưu nghề làm gốm truyền thống bằng tay, không sử

dụng bàn xoay. Nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng phổ biến ở Bản Đôn, Ea Súp, Lắk. Nhà nền Ďất: nhóm Nong, Gar, Prâng, Preh, Sitô… Nhà sàn: nhóm Chil, Kuênh, Rlăm….

- Người Gia rai: Mô hình gia Ďình truyền thống Gia rai là gia Ďình lớn thị tộc mẫu hệ. Tín ngưỡng cổ truyền của người Gia rai là Ďa thần hay vật linh. Các nghi lễ của cộng Ďồng thường diễn ra vào hai thời kỳ chuyển mùa trong năm. Người Gia rai là chủ nhân của một kho tàng văn hoá dân gian và âm nhạc phong phú, Ďặc sắc. Nghệ thuật tạo hình truyền thống gồm các hình thức trang trí trên các Ďồ Ďan bằng mây tre, trên các cột nêu trong các lễ cúng, các hoa văn trang trí trên vải, các tượng gỗ quanh nhà mồ và các hoa văn trang trí trên nhà mồ...

- Các dân tộc nhập cư: Họ thuộc nhiều dân tộc, nhập cư Ďến Đắk Lắk vào các thời gian khác nhau, chiếm khoảng 79,5% dân số của tỉnh (2009), trong Ďó người Kinh (Việt) là Ďông nhất. Sau 1975, dòng người Ďến Đắk Lắk càng Ďông và từ khắp mọi miền Ďất nước.

Đắk Lắk với diện tích tự nhiên lớn, khí hậu ôn hòa, mạng lưới giao thông thuận tiện cùng với phong cảnh thiên nhiên tươi Ďẹp, Ďặc biệt là có một nền văn hóa Ďậm Ďà bản sắc dân tộc. Tất cả góp phần làm nên một Đắk Lắk giàu truyền thống văn hóa - văn minh - giàu Ďẹp.

Văn hóa Đắk Lắk:

Tỉnh Đắk Lắk hình thành trên cơ sở một vùng Ďất lâu Ďời, có con người sinh sống từ thời nguyên thủy và trải qua nhiều thay Ďổi vềcương vực qua các thời kỳ lịch sử.

Cộng Ďồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân tộc anh em cùng chung sống xen kẽ với nhau qua thời gian dài. Tiến trình ấy Ďã làm nên một hiện thực văn hóa tổng hợp hết sức sống Ďộng, phong phú Ďa dạng của nhiều dân tộc, hình thành dòng văn hóa giàu bản sắc. Văn hóa các dân tộc bản Ďịa Tây Nguyên,

văn hóa người Kinh có Ďủ sắc thái ba miền Bắc, Trung, Nam, văn hóa các dân tộc thiểu số phía Bắc. Cả ba dòng văn hóa ấy tiêu biểu cho nền văn hóa Việt Nam ngày càng phát triển, giao thoa, Ďan xen, bồi Ďắp cho nhau tạo thành nền văn hóa Đắk Lắk phong phú, Ďa dạng, Ďậm Ďà bản sắc dân tộc. Văn hóa cộng Ďồng ở Đắk Lắk là sự hội tụ của văn hóa nhà dài, văn hóa nhà rông, văn hóa nhà sàn và văn hóa của Ďình làng Việt. Cũng chính từ Ďây, rất nhiều di tích lịch sửvăn hóa Ďã hình thành, mang Ďậm văn hóa vùng miền.

Bên cạnh việc có một nền văn hóa Ďậm Ďà bản sắc dân tộc, Ďồng bào các dân tộc Đắk Lắk còn xây dựng nên truyền thống kiên cường, bất khuất trong công cuộc Ďấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ Ďộc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam ngàn năm văn hiến. Từ giữa thế kỷ XII, Ďồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong Ďó có Đắk Lắk Ďã từng Ďứng lên Ďấu tranh chống lại sự xâm lược của Chiêm Thành, Ďến cuối thế kỷ XIX, quân và dân Đắk Lắk lại anh dũng chiến Ďấu chống lại thực dân Pháp. Truyền thống kiên cường, bất khuất trong công cuộc Ďấu tranh chống giặc ngoại xâm còn Ďược nhân lên gấp bội trong cuộc kháng chiến chống Ďế quốc Mỹvà bè lũ tay sai. Vượt lên mọi hy sinh gian khổ, những người con của Ďất nước chữ S, những người con Tây Nguyên Ďã kề vai, sát cánh bền bỉ Ďấu tranh, lần lượt Ďập tan mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù, lập nên những chiến công oanh liệt. Những chứng tích ấy vẫn còn tồn tại cho Ďến ngày nay qua hàng loạt các di tích lịch sử oanh liệt, hào hùng.

Cấu tạo Ďịa hình Đắk Lắk có sự hòa hợp của nhiều sông suối xen lẫn núi Ďồi, ao hồ, ghềnh thác và những khu vực rừng nguyên sinh tạo nên nhiều cảnh quan hấp dẫn. Tuy là một tỉnh cao nguyên nhưng Đắk Lắk có mạng lưới hồ rất dày lên Ďến trên 500 hồnước tự nhiên và nhân tạo lớn nhỏ với 47.000 ha mặt nước. Cùng với Ďịa hình nhiều sông suối, lắm thác ghềnh, nơi Ďây Ďã tạo nên một hệ thống thác nước tự nhiên kỳ vĩ, một tiềm năng không nhỏ về

phát triển du lịch, Ďặc biệt có những ngọn thác hùng vĩ nhất khu vực Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung.

Thêm vào Ďó, Đắk Lắk còn là nơi ẩn chứa nhiều nét Ďặc thù về giá trị văn hóa cộng Ďồng của cư dân bản Ďịa sinh sống tại Ďây và những di tích kiến trúc cổ ghi lại dấu ấn của lịch sử và phong trào cách mạng của thế hệ cha anh Ďi trước.

Chính từcác Ďặc Ďiểm lịch sử, con người mà Đắk Lắk Ďã sở hữu một hệ thống di tích lịch sử - văn hóa Ďa dạng, sinh Ďộng, mang Ďậm bản sắc văn hóa dân tộc cũng như tài nguyên thiên nhiên thơ mộng, hùng vĩ.

2.1.2. H thng di tích lch s - văn hóa trên địa bàn tnh Đắk Lk

Tính Ďến năm 2016, Ban Quản lý di tích tỉnh Ďã kiểm kê Ďược 60 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật trên Ďịa bàn toàn tỉnh, với 24 di tích Ďã xếp hạng (trong Ďó có 01 di tích cấp quốc gia Ďặc biệt, 16 di tích cấp quốc gia và 07 di tích cấp tỉnh) và 36 di tích tiềm năng có Ďầy Ďủ yếu tố Ďể lập hồ sơ khoa học trình cấp có thẩm quyền công nhận xếp hạng di tích. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Ďã Ďưa vào danh mục quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh (Theo Công văn số 1286/UBND-VHXH, ngày 15 tháng 3 năm 2012 của Ủy ban Nhân dân tỉnh).

24 di tích lịch sử - văn hóa Ďược xếp hạng:

- 01 di tích cấp quốc gia Ďặc biệt: Bến phà Sêrêpôk - 16 di tích cấp quốc gia.

STT Tên di tích Loại hình di tích

1 Đình Lạc Giao Lịch sử

2 Tháp Yang Prông Danh lam thắng cảnh

3 Thác Dray Sáp Thượng Danh lam thắng cảnh

4 HồLăk Danh lam thắng cảnh

5 Địa Ďiểm lưu niệm các chiến sỹ Nam Tiến Buôn Ma Thuột

Lịch sử

6 Thác Bìm Bịp Danh lam thắng cảnh

7 Thác Dray Knaŏ Danh lam thắng cảnh

8 Miếu thờ CADA Lịch sử

9 Đồn Ďiền CADA Lịch sử

10 Hang Ďá Dak Tuôr Lịch sử

11 Nhà số 4 Nguyễn Du Lịch sử

12 Thác Drai Kpơr Danh lam thắng cảnh

13 Thác Drai Dlông Danh lam thắng cảnh

14 Thác Thuỷ Tiên Danh lam thắng cảnh

15 Nhà Ďày Buôn Ma Thuột Lịch sử

16 Thác Drai Anur Danh lam thắng cảnh

- 07 di tích cấp tỉnh:

STT Tên di tích Loại hình di tích

1 Đồi Čư H’lăm Danh lam thắng cảnh

2 Hồ Ea Kao Danh lam thắng cảnh

3 Thác Drai H’Jie Danh lam thắng cảnh 4 Tượng Đài Mậu Thân 1968 Lịch sử

5 Quần thể hang Ďá Khuê Ngọc Điền Lịch sử

6 Thác Drai Dăng Danh lam thắng cảnh

2.1.3. Hin trng mt s di tích lch s - văn hóa tại tỉnh Đắk Lk

- Di tích 04 Y Ngông Ďược Bộ Văn hóa Thông tin (cũ) ký quyết Ďịnh công nhận di tích cấp quốc gia theo QĐ số: 02/1999 BVHTT của Bộ trưởng BộVăn hoá, Thể thao và Du lịch ngày 26/01/1994.

Hiện nay Trung tâm Quản lý Di tích quản lý khuôn viên của di tích này với tổng diện tích là 55.770 m2. Trong Ďó có 2.300 m2 nhà ở của Bảo Đại, ngôi nhà này Ďã Ďược tu sửa tuy nhiên cũng còn tình trạng dột, mốc, mối mọt. Ngoài ra, trong khuôn viên hiện còn có 2 di tích gốc khác là: Nhà hai tầng Ďược xây dựng sau năm 1975 (Ďã Ďược tu sửa trong năm 2011) và nhà Nài voi (Ďây là nơi ở của những người giúp việc, quản gia của Bảo Đại). Nơi Ďây cùng với Bảo tàng tỉnh Ďã trở thành Ďiểm tham quan hấp dẫn du khách. Hiện nay, Biệt Ďiện Bảo Đại, Khu nhà Gỗ và Nhà nài Voi bước Ďầu Ďã Ďược quan tâm trùng tu, tôn tạo. Khuôn viên di tích hiện có nhiều loại cây nguyên sinh, thật sự là những lá phổi xanh góp phần mang lại không khí trong lành và làm tăng thêm vẻĎẹp mỹ quan cho thành phố Buôn Ma Thuột, trong Ďó có hai cây Long não cổ thụ Ďã Ďược công nhận là Cây di sản vào năm 2014. Năm 2016, khách tham quan Bảo tàng tỉnh Ďã có 13.687 Ďoàn với 364.389 lượt khách tham quan; có 1.007 Ďoàn, 22.780 lượt khách tham quan các di tích của tỉnh.

- Nhà đày Buôn Ma Thuột Ďã trải qua hơn 70 năm tồn tại, với nhiều mục Ďích sử dụng khác nhau vì vậy cảnh quan và cơ sở vật chất cũng có những thay Ďổi, xuống cấp. Từ khi Nhà Đày Ďược công nhận là di tích lịch sử quốc gia, Ďược sự quan tâm của Nhà nước và BộVăn hóa Thông tin (cũ) Nhà Đày Buôn Ma Thuột Ďã qua hai lần trùng tu vào các năm 1992 và 2006. TừĎó tới nay, qua thời gian và nhiều lý do khác nhau, nhiều hạng mục sau khi Ďược trùng tu Ďã xuống cấp, hư hại.

Trung tâm Quản lý Di tích tỉnh Ďang quản lý và phát huy tác dụng di tích này với tổng diện tích 16.403 m2. Nhà Ďày Buôn Ma Thuột luôn mở cửa phục

vụkhách tham quan trong và ngoài nước. Hiện nay, di tích này Ďang Ďược tôn tạo, tu bổ với số tiền Ďầu tư 6,6 tỉ Ďồng xuất phát từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia vềvăn hóa của trung ương.

- Đồn điền CADA Ďược Bộ Văn hóa Thông tin (cũ) xếp hạng di tích quốc gia ngày 25/01/1999 theo quyết Ďịnh số 02/1999/ QĐ-BVHTT. Ngày 10/03/1999 Sở Văn hoá Thông tin Ďã làm lễ trao bằng di tích này cho nông trường Phước An (nay là công ty cà phê Phước An) quản lý và phát huy giá trị của di tích. Đồn Ďiền CADA Ďang Ďược xây lắp, tu bổ với số tiền lên Ďến gần 6 tỉ Ďồng từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Di tích Hang đá Đăk Tuôr Ďược Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết Ďịnh số171/QĐ do Bộtrưởng Bộ VHTT ký ngày 03/08/1991 (Được sự góp ý của cán bộ lão thành cách mạng, hiện tại Trung tâm Quản lý Di tích

tỉnh Đắk Lắk đang lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mở rộng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 42 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)