Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 49 - 51)

2.1.2.1. Về dân số và lao động

Theo số liệu thống kê đến 31/12/2015, dân số toàn huyện là 59.643 người chiếm 6,75% dân số toàn tỉnh: dân số thị trấn chiếm 15,9%, nông thôn chiếm 84,1%. So với năm 2011, dân số toàn huyện đã tăng 1.244 người. Tốc độ phát triển dân số bình quân hàng năm tăng 0,52%. Do sự gia tăng về dân số đã góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện như tăng cường nguồn lao động cho các hoạt động thương mại, dịch vụ, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ làm cho nền kinh tế của huyện phát triển theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Mật độ dân số toàn huyện 56 người/km2, thấp hơn 3 lần so với toàn tỉnh (mật độ dân số toàn tỉnh là 175 người/km2). Dân số chủ yếu tập trung ở thị trấn La Hai và các xã ven các trục giao thơng chính, ở các xã mật độ dân số thưa hơn. Nhân dân huyện Đồng Xn vốn có truyền thống văn hóa thanh lịch, thơng minh, cần cù, năng động và sáng tạo. Đời sống nhân dân nơi đây gắn với ruộng đồng, nương rẫy và các ngành nghề truyền thống như: mây tre đan, sản xuất đồ mộc, thủ công mỹ nghệ, xây dựng, vận tải, dệt thổ cẩm, thương nghiệp, dịch vụ, làm nơng nghiệp… và cùng các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống lâu đời của các dân tộc như: trống đôi, cồng ba, chiêng năm; lễ đâm trâu xoay cột... tạo nên những tiềm năng và là nguồn lực lớn cho huyện đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa, gắn với làng nghề truyền thống và các di tích lịch sử.

Tổng số lao động xã hội toàn huyện chiếm khoảng 64% tổng dân số, tương đương với khoảng 38.171 người, từ năm 2011 đến nay tốc độ tăng bình quân mức gia tăng dân số trong tuổi lao động khoảng 6,17%/năm. Chất lượng của nguồn nhân lực chưa cao và đặc biệt là trình độ chun mơn kỹ thuật. Số lao động làm việc trong nhóm ngành nơng lâm ngư có khoảng 68,6%, trong nhóm ngành cơng nghiệp – xây dựng khoảng 11,3% và làm trong các ngành dịch vụ khoảng 20,1%.

2.1.2.2. Về tài nguyên và du lịch

- Tài nguyên đất: Huyện Đồng Xuân có nhiều loại đất. Trong đó nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất đỏ vàng: Diện tích là 89.831 ha phân bố vùng đồi núi, đất xám có diện tích khá lớn là 5.980 ha phân bố vùng đồi núi thấp và đất phù sa có diện tích là 5.210 ha tập trung vùng thung lũng. Các nhóm đất cịn lại có diện tích ít như đất bãi cát ven sông.

- Thủy văn và tài nguyên nước: Huyện Đồng Xn có hệ thống sơng suối dày, thượng nguồn là đồi núi cao, độ che phủ rừng còn tốt nên tài nguyên nước mặt ở trong lịng sơng suối, thủy vực có trữ lượng khá lớn, với hệ thống sơng chính là sơng Kỳ Lộ, sơng Trà Bương có nước quanh năm. Mùa mưa nước chảy xiết, lũ lên rất nhanh đã gây nhiều thiệt hại về người và vật chất. Ngồi ra, trên địa bàn huyện có hệ thống hồ, ao phân bố rải rác trong các khu vực như: đập thủy điện La Hiên, hồ Phú Xuân, hồ Kỳ Châu cùng với hệ thống kênh mương thủy lợi đảm nhận chức năng điều tiết, lưu chuyển lượng nước mặt phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp và tạo cảnh quan, không gian môi trường sinh thái.

Nước dưới đất: Nước dưới đất ở huyện Đồng Xuân chủ yếu tồn tại trong trầm tích sơng suối. Tùy theo địa hình và vị trí các khu vực, nước dưới đất có ở độ sâu từ 3-15 m, chất lượng nước dưới đất chủ yếu là dạng nước nhạt, độ pH trung tính (6,5- 7,5). (M = 0,1 đến 1,0 l/g) có chất lượng tốt, một số vùng có nhiễm Fluor.

- Tài nguyên rừng: Theo thống kê năm 2015, tồn huyện có 65.177,40ha rừng. Trong đó rừng sản xuất là 32.120,30ha, rừng phịng hộ là 32.997,10ha. Diện tích rừng tự nhiên cịn lớn 25.868ha, rừng trồng 12.550ha, có độ che phủ rừng cao. Đây là nguồn tài nguyên quý giá vừa cung cấp các loại gỗ quý, gỗ nguyên liệu vừa

là nguồn dự trữ nước ngọt cung cấp nước tưới và đảm bảo hệ sinh thái môi trường. - Tài nguyên khoáng sản: Theo các tài liệu thăm dò, đánh giá tài nguyên khoáng sản huyện Đồng Xuân cho thấy một số nguồn khống sản như:

Đất sét làm gạch, ngói: phân bố rải rác ven các sông, suối.

Đá Granit: Phân bố ở các xã Xuân Sơn Bắc, Đa Lộc, Xuân Lãnh, Xuân Quang 1, Xuân Quang 2. Qua các tài liệu nghiên cứu cho thấy đá Granit ở Đồng Xuân có độ nguyên khối cao, có thể khai thác làm đá ốp lát giá trị cao.

Quặng fluorit: phân bố tập trung ở xã Xuân Lãnh, đang khai thác chế biến. Mỏ nước nóng có 2 điểm lộ: điểm Trà Ô, diện lộ 3m x 2m, lưu lượng 1 lít/giây, độ khống hóa 500mg/lít, nhiệt độ 570C, loại nước Bicabonat cloruanatri; điểm Triêm Đức: diện lộ 100m x 100m, lưu lượng 2,5 lít/giây, độ khống hóa 600 mg/lít, nhiệt độ nước 75-780C, loại nước Bicabonat cloruanatri và điểm Cây Vừng (xã Phú Mỡ). Chưa có nhà đầu tư khai thác.

- Tài nguyên du lịch và nhân văn: là Huyện miền núi, có nhiều núi cao, địa hình hiểm trở, cảnh quan thiên nhiên khơng có nhiều, lại xa trung tâm tỉnh. Phong cảnh thơ mộng nhất ở Đồng Xuân là hồ chứa nước Phú Xuân nằm ở xã Xuân Phước cách thị trấn La Hai khoảng 10 km về phía Tây Nam. Ngồi ra cịn có những điểm tiềm năng phát triển du lịch như: điểm Suối nước nóng Triêm Đức, Trà Ô, xem Lễ hội đâm trâu theo nhịp điệu Trống đơi, Cồng ba, Chiêng năm, tại thơn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh; di tích lịch sử nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tỉnh Phú Yên tại khu phố Long Bình,… Phần lớn chưa có nhà đầu tư, chưa có tour di lịch được thiết lập.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)