giai đoạn 2011 - 2015
Công tác quản lý thu NSNN ở huyện Đồng Xuân được đánh giá qua các khâu: (i) lập dự toán, (ii) chấp hành dự toán, (iii) kế toán, kiểm toán, quyết toán và (iv) thanh tra, kiểm tra thu NSNN.
2.2.3.1. Thực trạng lập dự toán thu ngân sách nhà nước huyện Đồng Xuân
Lập dự toán thu hàng năm là khâu đầu tiên và là cơ sở để triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách cho năm kế hoạch. Thực trạng công tác quản lý lập dự toán thu ngân sách huyện Đồng Xuân được đánh giá cụ thể như sau:
- Căn cứ lập dự toán
Trên cơ sở Luật Ngân sách năm 2002, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP về quy định và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách; Thông tư số 59/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP; Quyết định của Bộ tài chính về việc giao dự tốn thu, chi NSNN hàng năm; Nghị quyết 170/2010/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 của HĐND tỉnh Phú Yên về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015 và các văn bản khác làm căn cứ lập dự toán hàng năm.
Hiện nay, cơ sở phân cấp nguồn thu và tỷ lệ phân chia các khoản thu ngân sách ở tỉnh Phú Yên thực hiện theo: Nghị quyết số 136/2010/NQ-HĐND về Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương trong thời kỳ ổn định từ năm 2011 đến năm 2015; Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011 (phụ lục 1). Tất cả mọi vấn đề liên quan đến thu NSNN phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Quy định về phân cấp nguồn thu được áp dụng chung cho tất cả các địa phương trên địa bàn trong khi trình độ phát triển KT-
XH cũng như đặc thù của mỗi địa phương là khác nhau, vì vậy vẫn chưa đảm bảo yêu cầu cho từng địa phương. Điều đó gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc lập dự tốn ngân sách các cấp.
- Thực trạng lập và việc giao dự toán thu cho các ngành và các địa phương
trên địa bàn huyện như sau:
Thực tế việc lập, giao dự toán tại huyện đã tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước. Cụ thể trong q trình lập dự tốn thu hàng năm đã thực hiện đảm bảo từ thông báo số kiểm tra, thảo luận và lập dự toán đến việc giao dự toán cho các đơn vị trực tiếp thực hiện.
Khi nhận được số thông báo số kiểm tra về thu ngân sách hàng năm, Chi Cục thuế, KBNN và các đơn vị khác được giao nhiệm vụ thu ngân sách, UBND xã, thị trấn căn cứ làm cơ sở cho lập dự toán thu ngân sách.
Trong nội dung lập dự toán thu ngân sách, các đơn vị liên quan đã thực hiện nghiêm túc đảm bảo yêu cầu lập dự tốn, trong đó:
+ Doanh nghiệp thực hiện dự kiến số thuế, các khoản phải nộp ngân sách, dự kiến số thuế GTGT được hoàn; gửi cơ quan Thuế và cơ quan được Nhà nước khác được giao nhiệm vụ thu ngân sách.
+ Chi cục Thuế lập dự toán thu NSNN trên địa bàn và cơ sở tính tốn từng nguồn thu gửi cơ quan thuế cấp trên, UBND huyện, cơ quan tài chính.
+ Các đơn vị khác lập dự toán thu NSNN trong phạm vi được giao quản lý, đơn vị dự toán cấp I tổng hợp và gửi cơ quan tài chính đồng cấp.
+ UBND cấp xã lập dự toán thu NSNN trên địa bàn.
+ Phịng Tài chính chủ trì xem xét dự tốn thu do cơ quan Thuế, dự toán thu ngân sách của các xã, thị trấn; lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu ngân sách huyện, báo cáo UBND huyện để trình Thường trực HĐND huyện xem xét gửi tỉnh để tổng hợp dự toán NSNN.
Các cơ quan được giao trách nhiệm dự toán thu ngân sách của huyện về cơ bản đã thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, tuân thủ một số hướng dẫn của tỉnh, căn cứ vào kế hoạch 05 năm của huyện, tình hình thực tế của huyện qua năm trước, dự báo của năm sau.
KT-XH giai đoạn 2011 - 2015 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự
báo đang trên đà phục hồi nhưng chưa bền vững. Ở trong nước, giá xăng dầu giảm là yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp và kích thích tiêu dùng. Các chính sách ban hành trong năm 2014 và đầu năm 2015 đã phát huy tác dụng, tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên cả nước tận dụng cơ hội thuận lợi trong và ngoài nước, triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo, điều hành của Quốc hội và Chính phủ, trọng tâm là Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 03/01/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự tốn NSNN năm 2015. Cơng tác lập dự toán ngân sách đã biết tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên địa phương và bám sát chỉ đạo của tỉnh để thực hiện nội dung thu đạt hiệu quả.
Trong dự toán thu từ kinh tế địa phương, nội dung thu từ thuế CTN - NQD có tỷ trọng lớn nhất bình qn chiếm 42,76% trong tổng thu ngân sách giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trung bình là 20,5%. Việc lập dự toán với nội dung thu này đã song hành cùng với chuyển dịch cơ cầu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của ngành thương mại và dịch vụ, sự tăng lên nhanh chóng của các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Thu từ tiền sử dụng đất là nội dung thu quan trọng đối với những địa phương có xuất phát điểm nghèo như huyện Đồng Xuân, nguồn thu này có đóng góp lớn trong thu ngân sách hàng năm, tuy nhiên nguồn thu này khơng mang tính bền vững vì quỹ đất là có hạn. Xác định được điều đó, dự tốn nội dung thu tiền sử dụng đất hàng năm đang chiếm tỷ lệ lớn (bình quân chiếm khoảng 28,18%) nhưng đều khá ổn định qua các năm, nhưng từ năm 2013 đến năm 2015 có chiều hướng giảm.
Việc giao dự toán thu ngân sách cho các Ban ngành, các địa phương trên địa bàn huyện đã căn cứ vào tình hình kinh tế cụ thể từng xã; đã căn cứ vào tỷ lệ thu ngân sách được hưởng của các cấp ngân sách và đảm bảo phù hợp với các yêu cầu chi ngân sách được giao.
Nhìn chung, cơng tác lập dự tốn thu ngân sách đã tương đối đảm bảo sự phù hợp giữa kế hoạch thu đề ra với tiềm năng, lợi thế, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong q trình lập dự tốn thu ngân sách đảm bảo được quy trình, thủ tục và thời gian, đã có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, tuy nhiên vẫn cịn có những tồn tại:
Thứ nhất, dự tốn thu ngân sách chưa sát, cịn thấp hơn so với tình hình thực
tế, so với GDP của huyện hàng năm dự tốn thu bình qn chỉ đạt 4,14%, năm cao nhất là năm 2015 đạt được 4,98% và năm thấp nhất là năm 2011 đạt 3,69% (bảng 2.2). Trong khi đó, tỷ lệ thực hiện so với dự tốn ln đạt và vượt, giai đoạn 2011- 2015 thực hiện cao hơn so với dự toán được giao trung bình 30,2%/năm (bảng 2.2). Thực trạng này một phần do chưa tính hết được các nguồn thu trong lập dự toán thu hàng năm.
Thứ hai, chưa lường trước các biến động của nền kinh tế làm ảnh hưởng đến
nguồn thu trong tương lai.
Thứ ba, đối với nội dung các khoản để lại chi quản lý qua NSNN của các đơn
vị chưa được lập và được thẩm định lại chính xác, thường thì dự tốn thu về nội dung này được chấp nhận theo dự toán của đơn vị lập lên, trong khi qua kết quả thu hàng năm con số này thường cao gấp nhiều lần so với dự toán. Như vậy, trong quá trình lập dự tốn các nguồn thu chưa được đưa vào hết, công tác kiểm tra trước phê duyệt dự toán chưa thực sự đánh giá hết được các nội dung thu được đưa vào dự toán.
Thứ tư, theo quy định việc lập và tổng hợp dự toán từ cơ sở trong khi hệ thống ngân sách còn nhiều cấp nên trong khâu lập chỉ đơn thuần mới chỉ mang tính hình thức, vai trị của lập dự tốn trong cả chu trình quản lý thu ngân sách chưa được coi trọng làm ảnh hưởng đến các khâu tiếp theo.
Thứ năm, trong phê duyệt dự tốn cịn có nhiều hạn chế đó là: quyết định phê
duyệt mang nặng tính hình thức chưa phản ánh đầy đủ quan điểm, chính kiến trong cơng tác lập dự tốn, dự tốn được UBND trình lên thường được phê duyệt ngay mà khơng có điều chỉnh.
2.2.3.2. Thực trạng chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước tại huyện Đồng Xuân
Khi được giao dự toán thu hàng năm, cơ quan Thuế và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ thu ngân sách tiến hành lập kế hoạch thu ngân sách hàng quý để gửi cho cơ quan tài chính làm căn cứ điều hành ngân sách.
Trong công tác lập kế hoạch thu quý, cơ quan Thuế lập dự toán thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc phạm vi quản lý; Cơ quan Tài chính và các cơ quan thu khác được uỷ quyền lập dự toán thu các khoản thu còn lại của NSNN.
Cơ quan thu phải có trách nhiệm đơn đốc việc kê khai đăng ký nộp thuế, cấp mã số thuế và giấy chứng nhận đăng ký thuế cho các cơ sở kinh doanh. Cơ quan Thuế, cơ quan Tài chính và kho bạc nhà nước có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, đơn đốc, kiểm tra, tổ chức thực hiện thu ngân sách theo đúng thẩm quyền được giao theo lĩnh vực quản lý.
Để đánh giá cụ thể về công tác quản lý chấp hành dự toán thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân trong những năm qua, việc đánh giá trên kết quả thu ngân sách hàng năm được thực hiện, cụ thể như sau:
Theo số liệu so sánh về tình hình thực hiện và dự toán thu ngân sách hàng năm của bảng 2.2, với kết quả thu ngân sách hàng năm như trên, trên tổng thể thì hàng năm việc tổ chức thực hiện dự toán đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, trong đó có năm thu vượt cao hơn rất nhiều so với dự toán như năm 2011 đạt 187,5%. Điều đó cũng cho thấy sự bộc lộ rõ nhất về hạn chế của việc lập dự toán chưa sát thực tế.
Tốc độ tăng thu ngân sách hàng năm trong giai đoạn 2011 - 2015 trung bình đạt 21%/năm.
Trong cơ cấu thu ngân sách hàng năm thì thuế CTN - NQD, chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm bình quân khoảng 42,7%) trong trong tổng thu ngân sách và có tốc độ tăng trong giai đoạn 2011-2015 với tỷ lệ tăng trung bình là 20%/năm, đặc biệt năm 2015 tăng nhanh so với năm 2014 (tốc độ tăng 50,7%). Năm 2011, số thu từ nội dung này là 16.463 triệu đồng đến năm 2015 con số này là 33.046 triệu đồng, tăng 2 lần trong vòng 4 năm (bảng 2.3). Tuy nội dung thu này đã đóng góp lớn cho thu ngân sách hàng năm nhưng công tác tổ chức thu vẫn còn nhiều hạn chế chưa được giải quyết triệt để làm ảnh hưởng đến kết quả thu, cụ thể:
+ Tình trạng trốn thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn còn khá lớn và bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, nhiều doanh nghiệp cố tình chây ỳ trong thực hiện nghĩa vụ thuế, bên cạnh đó là việc tính lãi đối với việc nộp chậm thuế như hiện nay là quá thấp, các chế tài xử phạt vi phạm chưa đủ răn đe do đó nợ thuế trong nội dung thu này chiếm hầu hết nợ thuế hiện nay.
+ Việc theo dõi đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế của các cơ quan quản lý thu ngân sách còn chưa chặt chẽ, chưa bao quát hết các đối tượng nộp thuế mà đặc biệt là tình trạng sót hộ đối với hộ kinh doanh cá thể còn nhiều.
+ Chưa quản lý được các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế TNCN, hiện nay chỉ mới quản lý được các đối tượng hưởng lương từ NSNN, cán bộ của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn.
+ Công tác ấn định lại doanh thu nộp thuế đối với các đối tượng hộ cá thể SXKD thực hiện nộp thuế theo mức khoán chưa được thực hiện thường xuyên.
Tiền sử dụng đất là nguồn thu chiếm bình quân khoảng 28,18% trong tổng thu nội địa giai đoạn 2011 - 2015. Nguồn thu này năm 2011 đóng góp 10.256 triệu đồng, năm 2012 là 11.218 triệu đồng, năm 2013 là 15.928 triệu đồng, năm 2014 là 16.047 triệu đồng, năm 2015 thu từ nội dung này tăng lên 19.363 triệu đồng. Nội dung thu này đã góp phần quan trọng vào thu cho ngân sách của huyện, thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn cũng thể hiện được địa phương chưa phát triển được kinh tế do đó các nội dung thu từ nền kinh tế còn kém, thu từ việc bán đất còn cao. Về lâu dài, thu tiền từ sử dụng đất quá lớn sẽ không bền vững cho ngân sách do đất đai là nguồn tài nguyên có hạn.
Các khoản thu khác chủ yếu là các khoản thu phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực khác nhau, thu đóng góp của các tổ chức, cá nhân…. Các khoản thu này đạt kết quả khá là do các ngành chức năng bên cạnh việc tuyên truyền giáo dục đã đi đơi với việc xử phạt nghiêm, vừa góp phần động viên vào ngân sách, vừa đảm bảo trật tự xã hội.
Trong tổ chức thu tại địa phương đã có những đổi mới, cải cách cơng tác quản lý thu đưa công tác thu ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Năm 2013, đã triển khai thành cơng dự án hiện đại hóa quy trình quản lý thu, nộp thuế giữa cơ quan Thuế - Ngân hàng - Kho bạc - Tài chính nâng cao hiệu quả quản lý. Góp phần tập trung nhanh và hiệu quả các nguồn thu vào NSNN bằng việc ứng dụng hệ thống thông tin quản lý ngân sách giữa Tài chính và Kho bạc. Hệ thống xử lý dữ liệu tập trung và chuẩn hóa dữ liệu thơng tin về số thu NSNN giữa KBNN, Thuế.
Chi cục thuế, kho bạc và Ban quản lý xây dựng cơ bản đã phối hợp chặt chẽ để thu thuế xây dựng cơ bản đối với các doanh nghiệp ngoài huyện, thu một phần
thuế xây dựng cơ bản đối với các doanh nghiệp nội huyện trực tiếp ngay trong quá trình thanh toán cấp phát vốn xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN đảm bảo vừa nhanh chóng thuận tiện trong khâu thu nộp cho các đối tượng nộp, vừa tập trung được nhanh các nguồn thu này vào ngân sách và hạn chế được tình trạng trốn thuế trong hoạt động xây dựng trên địa bàn.
Theo đánh giá của Chi cục thuế huyện Đồng Xuân, giai đoạn 2011- 2015 dự báo là thời kỳ có nhiều khó khăn, thử thách trong công tác thu ngân sách Nhà nước. Đặc biệt là công tác thu hồi nợ thuế, do vậy, ngay từ đầu giai đoạn Chi cục thuế đã tích cực triển khai các giải pháp thu thuế và phí, cùng với đó cơng tác quản lý, thu hồi nợ thuế được đẩy mạnh. Tham mưu UBND huyện thành lập Ban Chỉ đạo chống thất thu thuế trên địa bàn huyện.
Ngoài việc khai thác các nguồn thu đã có, huyện cịn quan tâm đến cơng tác nuôi dưỡng và tạo mới nguồn thu, gắn công tác thu với việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ theo định hướng Quy hoạch tổng thể của huyện đến năm 2020.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong những năm qua cịn có những vấn đề bất cập trong khâu chấp hành dự toán thu ngân sách ở địa phương trên những nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, tỷ lệ huy động ngân sách bình qn tính theo GDP giai đoạn 2011-
2015 cịn q thấp chỉ đạt 4,14%. Thất thu thuế cao tập trung vào thuế CTN-NQD,