3.3.2.1. Đối với HĐND, UBND tỉnh.
Cần sửa đổi Nghị quyết 163/2010/NQ-HĐND, của HĐND tỉnh Phú Yên về quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương. Cần quy định rõ tỷ lệ % giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện đối với khoản thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tỷ lệ % giữa ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã đối với các khoản thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thu từ hộ gia đình và các đơn vị do cấp huyện quản lý; Lệ phí mơn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh.
Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách cho huyện, trong đó tăng số lượng các khoản thu huyện hưởng 100% để huyện có điều kiện điều tiết cho ngân sách xã như: Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước thuộc cấp huyện quyết định.
Điều chỉnh tỷ lệ nguồn thu tiền sử dụng đất để huyện được hưởng 100%, tạo nguồn hỗ trợ các xã đầu tư xây dựng nông thơn mới, phát triển làng nghề... Ngồi ra, đề nghị tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg, ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, theo đó từ năm 2017, HĐND cấp tỉnh quy định để lại ít nhất 80% cho ngân sách xã số thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã để thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới.
Đề nghị UBND tỉnh có quy định cụ thể về cơ chế trích hưởng và kết quả thu NSNN, trong đó các cấp ngân sách (huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn) quản lý và khai thác tốt nguồn thu, vượt dự toán thu hàng năm được giao thì phần vượt dự tốn sẽ được xem sét để bổ sung cho ngân sách cấp đó theo quy định của Chính phủ.
3.3.2.2. Đối với Cục thuế Phú Yên
Triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách, chế độ về thuế. Tổ chức công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến chính sách thuế khi có thay đổi nhằm giúp
cho các chi cục tiếp cận được các chủ trương, chính sách mới để thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ của mình.
Cải cách thủ tục hành chính và tháo gỡ những khó khăn, khắc phục những hạn chế làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của Doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo điều kiện tăng cường thu hút đầu tư. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động, cung cấp dịch vụ thuế cho doanh nghiệp một cách tốt nhất, bố trí đủ kinh phí hàng năm để cấp cho các Chi cục thuế thực hiện công tác tuyên truyền. Thực hiện tốt hơn nữa trong công tác hỗ trợ người nộp thuế.
Chỉ đạo các chi cục thuế tăng cường công tác thanh tra thuế đối với một số doanh nghiệp có dấu hiệu trốn thuế hoặc chưa được thanh tra.
Bố trí lại đội ngũ cơng chức thuế theo từng lĩnh vực phù hợp với giai đoạn hiện nay. Cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức thuế để tiếp cận với các phần mềm quản lý thuế một cách chuyên nghiệp.
3.3.2.3. Kiến nghị với HĐND, UBND huyện Đồng Xuân
Thường trực HĐND, Ban Kinh tế - xã hội phải có trách nhiệm tham gia ngay từ đầu q trình lập dự tốn để đảm bảo nắm cụ thể các nội dung trong dự toán, có cơ sở độc lập để có các điều chỉnh kịp thời dự tốn nếu chưa phù hợp, có như vậy mới bảo đảm thực thi được ý chí của cơ quan dân cử trong các quyết định của mình.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; tập trung chống thất thu thuế trong lĩnh vực giao đất, cho thuê đất, thu thuế kinh doanh dịch vụ tại các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, kinh doanh vận tải, hoạt động xây dựng vãng lai, xây dựng cơ bản tư nhân trên địa bàn,...
Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn; tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, nuôi dưỡng nguồn thu cho NSNN.
UBND huyện và chính quyền các cấp phải thực sự quan tâm đến sự chỉ đạo, điều hành công tác thuế trên địa bàn, cần phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý và thu thuế trên địa bàn. Chỉ đạo các cơ quan có liên quan phối hợp chặt chẽ trong quản lý thu ngân sách.
Tiểu kết chương 3
Một là: trên cơ sở đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước thể hiện qua nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 đã nêu lên những vấn đề quan trọng làm định hướng cho việc hoàn thiện quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Đồng Xuân.
Hai là: Từ cơ sở khoa học ở chương 1, thực trạng quản lý thu ngân sách ở chương 2, có tham chiếu kinh nghiệm các địa phương khác, căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương đến năm 2020, luận văn đề xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Ba là: kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan và chính quyền các
cấp để thực hiện các giải pháp thu đúng, thu đủ NSNN.
KẾT LUẬN
NSNN nói chung và thu NSNN nói riêng là cơng cụ tài chính hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Quản lý thu NSNN không chỉ nhằm tập trung nguồn lực tài chính vào quỹ NSNN, bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, các kế hoạch phát triển KTXH của Nhà nước, tạo nên quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước và dùng để giải quyết những nhu cầu chung của Nhà nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, hành chính, quốc phịng và an ninh. NSNN là cơng cụ hữu hiệu điều tiết các chính sách vĩ mơ của nhà nước, thực hiện chức năng cơ bản của tài chính.
Thơng qua thu NSNN, Nhà nước thực hiện việc quản lý và điều tiết vĩ mô nền KTXH nhằm hạn chế những mặt khuyết tật, phát huy những mặt tích cực của nó và làm cho nó hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.
Vì vậy, giải pháp hồn thiện QLNN về thu NSNN trên địa bàn huyện Đồng Xuân nói riêng cũng như cấp huyện nói chung là hết sức cần thiết góp phần đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bằng những kiến thức đã học được trong chương trình cao học hành chính, chun ngành quản lý cơng và với thực tiễn công tác của bản thân, sự đầu tư thời gian nghiên cứu thỏa đáng luận văn với tên đề tài "Quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên" đã được hoàn thành đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu đề ra với những nội dung chủ yếu như sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở khoa học về NSNN, thu NSNN, quản lý thu NSNN. Luận giải những nội dung như khái niệm, mục đích, yêu cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách cũng như nội dung quản lý thu NSNN. Tham khảo kinh nghiệm quản lý thu NSNN một số địa phương khác, trên cơ sở đó rút ra những vấn đề cần nghiên cứu cho quản lý thu NSNN ở huyện Đồng Xuân.
Thứ hai, phân tích thực trạng quản lý thu NSNN tại huyện Đồng Xuân từ năm
2011 đến năm 2015, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn. Đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này.
Thứ ba, trên cơ sở chính sách đường lối của Đảng, Nhà nước và định hướng hồn thiện cơng tác quản lý thu NSNN của huyện, đề xuất hệ thống giải pháp, đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan hữu quan đối với việc quản lý thu NSNN tại huyện Đồng Xuân. Những giải pháp đưa ra phù hợp với tình thình thực tế của huyện và có giá trị thực tiễn nhất định cho cơng tác quản lý đặc biệt là quản lý thu NSNN tại địa phương.