thành tựu nhƣ trên đã nêu là sự cố gắng, góp sức của toàn thể nhân dân, Đảng và chính quyền các cấp ở địa phƣơng, đó là nguồn sức mạnh tổng hợp, đoàn kết, vì mục tiêu xây dựng và phát triển đƣa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng, một thành phố đáng sống trong tƣơng lai gần.
2.1.4. Tình hình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tỉnh Vĩnh Phúc
Trong những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới phục hồi chậm, làm ảnh hƣởng tiêu cực đến nền kinh tế nƣớc ta, song Vĩnh Phúc đã tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế, vƣợt qua những khó khăn, thách thức và đã đạt đƣợc những kết quả quan trọngvề phát triển kinh tế, nền kinh tế của tỉnh liên tục có tốc độ tăng trƣởng cao nhờ đẩy mạnh phát triển các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, các dự án kinh tế - xã hội. Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, tỉnh phải thu hồi nhiều đất, thực hiện giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng nhanh đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tƣ,... làm ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống, việc làm của một bộ phận dân cƣ. Trong khi đó, chính sách đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm chƣa kịp thời; việc thực hiện chế độ bồi thƣờng, hỗ trợ, cấp đất tái định cƣ cho các hộ dân khi Nhà nƣớc thu hồi đất có nơi làm tốt, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật,
có nơi còn làm chƣa tốt, bộc lộ những tồn tại, bất cập gây bức xúc trong nhân dân. Đây là một trong những nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh.
Từ năm 2012 đến 2016, số lƣợt ngƣời đến cơ quan hành chính nhà nƣớc ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) để khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh đều diễn ra theo chiều hƣớng năm sau cao hơn năm trƣớc, song tình hình trật tự xã hội, an ninh nông thôn trên địa bàn tỉnh nhìn chung ổn định. Nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân chủ yếu liên quan đến đất đai, chiếm 85,4%, về chế độ chính sách chiếm tỷ lệ 3,5%, liên quan đến các nội dung khác chiếm 11,1%.
Nội dung tố cáo, phản ánh của công dân chủ yếu về cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng, vi phạm các quy định về quản lý sử dụng đất đai, đầu tƣ xây dựng, tài chính ngân sách, không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ nhà nƣớc giao; tố cáo trong nội bộ nhân dân nhƣ: lấn, chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích (chiếm tỷ lệ 81,5%). Nội dung tố cáo cán bộ bao che cho việc làm sai, vi phạm các chính sách xã hội chiếm tỷ lệ 15,9%. Tố cáo các nội dung nhƣ đánh ngƣời gây thƣơng tích, lừa đảo trong vay mƣợn và tố cáo khác chiếm tỷ lệ 2,6%. Đối tƣợng bị tố cáo và phản ánh chủ yếu là cán bộ chính quyền cấp xã, cấp huyện.
Về tính chất, mức độ một số vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh còn diễn biến phức tạp, nhất là tại một số nơi nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng; giao, cho thuê đất; khai thác tài nguyên khoáng sản; tranh chấp đất đai, lối đi trong nội bộ nhân dân, dòng họ, … xảy ra ở một số địa phƣơng nhƣ: thị trấn Hƣơng Canh và thị trấn Thanh Lãng – huyện Bình Xuyên; xã Ngọc Thanh, xã Tiền Châu, phƣờng Phúc Thắng – thị xã Phúc Yên; xã Tề Lỗ, xã Tam Hồng, thị trấn Yên
Lạc – huyện Yên Lạc; xã Đức Bác – huyện Sông Lô; xã Hợp Châu – huyện
Tam Đảo; phƣờng Khai Quang, phƣờng Ngô Quyền – thành phố Vĩnh Yên và
tạp liên quan đến đất đai nhƣ: Một số công dân tổ dân phố Thống Nhất và Độc Lập thị trấn Thanh Lãng; một số công dân ở xã Vĩnh Ninh, xã Cao Đại huyện Vĩnh Tƣờng; một số công dân ở thị trấn Yên Lạc – huyện Yên Lạc; một số công dân ở xã Đức Bác, xã Phƣơng Khoan - huyện Sông Lô…
Một số vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã đƣợc các cấp thẩm quyền xem xét, giải quyết có lý, có tình và đƣợc kiểm tra, rà soát, tổ chức đối thoại nhiều lần, vận dụng cơ chế chính sách, pháp luật để quan tâm đến lợi ích chính đáng của ngƣời dân, không phát sinh tình tiết mới nhƣng công dân không thoả mãn theo nguyện vọng, tiếp tục khiếu kiện kéo dài, vƣợt cấp, có thái độ, lời nói, hành vi thiếu tôn trọng cán bộ tiếp công dân và có biểu hiện gây mất trật tự, liên kết giữa những ngƣời khiếu kiện tại nơi tiếp dân.
Tình hình khiếu nại, tố cáo nêu trên đã ảnh hƣởng đến an ninh, trật tự và tiềm ẩn những nguy cơ làm mất ổn định chính trị - xã hội tại một số địa phƣơng trong một số thời điểm; có nơi đã xuất hiện những mâu thuẫn phát sinh giữa ngƣời dân với chính quyền, giữa ngƣời dân với nhà đầu tƣ; một số dự án đầu tƣ xây dựng, do tác động của các vụ việc khiếu nại, tố cáo đã bị làm chậm triển khai hoặc phải tạm dừng thực hiện kéo dài nhiều năm, ảnh hƣởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trƣờng thu hút đầu tƣ của tỉnh.
UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành gắn công tác tiếp công dân với giải quyết khiếu nại, tố cáo, tăng cƣờng nắm bắt tình hình ngay từ cơ sở, nơi có vụ việc; tập trung kiểm tra, xác minh, rà soát, tổ chức đối thoại để giải quyết kịp thời, nhất là các vụ việc đông ngƣời phức tạp, tồn đọng, kéo dài, qua đó đã tạo chuyển biến tích cực, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng.