Cần thiết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho công dân và cho cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh bằng các hình thức lồng ghép thông tin, tuyên truyền với việc thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Việc phổ biến, tuyên truyền cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, hàng năm phải xây dựng chƣơng trình, kế hoạch tuyên truyền và kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thông tin, tuyên truyền. Các cơ quan, đơn vị của tỉnh cần bám sát Kế hoạch thực hiện Đề án 1- 1113 về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo đã ban hành.
3.2.8. Tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tiếp công dân
Cơ sở vật chất bao gồm: địa điểm, phòng làm việc, bàn, ghế, tủ tài liệu, âm thanh, ánh sáng... là những điều kiện quan trọng trong việc nâng cao tần suất, hiệu quả tiếp dân. Thực tế trƣớc đây ở nhiều đơn vị, do điều kiện còn hạn chế và việc bố trí chƣa khoa học nên không có phòng tiếp công dân riêng, việc tiếp công dân diễn ra ngay tại phòng làm việc của lãnh đạo hoặc phòng của cán bộ, công chức chuyên môn; hoặc có một số huyện, xã việc bố trí thiếu khoa học, phòng tiếp công dân đặt khuất phía trong trụ sở, hoặc đặt chung với đơn vị chức năng khác. Thêm vào đó, cơ sở vật chất tại các phòng tiếp dân, nơi tiếp dân, nhất là ở cơ sở chƣa đƣợc trang bị đầy đủ, thiếu tủ sách pháp luật, ghế chờ, quạt làm mát, nƣớc uống, một số vật dụng trong phòng tiếp cũ kỹ, không đƣợc quan tâm sửa chữa, gây mất thiện cảm cho ngƣời dân khi tới liên hệ công tác hay việc sử dụng thiếu khoa học cũng làm giảm hiệu quả trong tiếp công dân.
Trong điều kiện hƣớng tới mục tiêu xây dựng, cải cách nền hành chính nhà nƣớc hiện nay theo hƣớng coi nhân dân là khách hàng, là đối tƣợng phục vụ, thì các cấp chính quyền, địa phƣơng trên địa bàn tỉnh cần quan tâm, củng cố cơ sở vật chất sao cho đồng bộ, khoa học, đầy đủ, hiện đại... Bởi vì, điều kiện cơ sở vật chất tốt sẽ tác động tích cực đến tâm lý của ngƣời dân, nó góp phần giảm tâm lý căng thẳng, bức xúc của ngƣời dân khi đến với cơ quan nhà nƣớc. Các cơ quan nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh cần tăng cƣờng cơ sở vật chất bằng cách cụ thể nhƣ:
- Bố trí tủ sách pháp luật, báo, tạp chí cho nhân dân sử dụng tại Trụ sở tiếp công dân, nhất là phòng chờ, niêm yết hoặc in các phiếu thông tin, tờ rơi các quy định về thủ tục hành chính, về quy định của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực mình đang quan tâm giải quyết, về nội quy, quy chế tiếp công dân; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp công dân nhƣ máy tính, phần mềm cho công dân sử dụng để đăng ký tiếp, khai thác thông tin về
thủ tục hành chính, kết quả giải quyết, trả lời của cơ quan nhà nƣớc đối với các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình.
- Cần bố trí nơi tiếp công dân thuận tiện cho nhân dân đi lại, dễ dàng liên hệ; xây dựng khang trang; phòng tiếp công dân phải trang bị các thiết bị làm mát, ánh sáng đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ, nƣớc uống đầy đủ.
- Ngoài ra, để phục vụ tốt hơn nữa công tác tiếp công dân, mỗi cơ quan, đơn vị cần trang bị các thiết bị nhƣ máy ghi âm, ghi hình, hệ thống âm thanh, loa phát thanh...
Bên cạnh đó, công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng ngay từ khâu tiếp nhận thông tin tới xử lý, lƣu trữ hồ sơ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp công dân hầu nhƣ chƣa đƣợc triển khai thống nhất, đồng bộ trên địa bàn tỉnh. Việc sử dụng máy tính chủ yếu dành cho công tác soạn thảo văn bản và lƣu giữ thông tin. Website thông tin điện tử của các cơ quan hành chính nhà nƣớc của tỉnh chủ yếu phục vụ công tác thông tin. Trong điều kiện hiện nay, để nâng cao hiệu quả tiếp công dân, xử lý đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, trong khi nguồn nhân lực có hạn, đòi hỏi tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin. UBND tỉnh nên xây dựng cổng thông tin điện tử dùng chung cho các cơ quan hành chính nhà nƣớc của tỉnh để tiếp nhận, xử lý đơn thƣ của công dân; theo đó, các giao dịch của ngƣời dân có thể đƣợc thực hiện thông qua phƣơng thức gửi kiến nghị, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo thông qua trang web điện tử hoặc trực tiếp tại phòng tiếp công dân. Đối với các giao dịch qua cổng thông tin điện tử, công dân cần đăng ký tên ngƣời dùng (user) giao dịch và đƣợc bảo mật thông tin, đối thoại trực tiếp với cán bộ tiếp dân hoặc gửi đơn qua đƣờng truyền; cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm xử lý thông tin tiếp nhận qua cổng giao dịch, và đơn nhận tại phòng tiếp công dân (đối với đơn gửi qua đƣờng bƣu điện, có thể gửi thông tin phản hồi để xác nhận tính xác thực của ngƣời có đơn); tổng hợp, tham mƣu cho lãnh đạo và chuyển tiếp tới bộ phận có thẩm quyền giải quyết (kể cả cấp cơ sở), tự động hóa quá trình chuyển đơn, tránh phiền hà,
sách nhiễu trong nhân dân; buộc cơ quan có thẩm quyền phải lựa chọn hoặc trả lời đơn, hoặc chuyển tới cơ quan có thẩm quyền. Sau khi có kết quả xử lý, xác minh, giải quyết, cơ quan tiếp nhận gửi thông tin phản hồi cho ngƣời có đơn theo địa chỉ công dân sử dụng ban đầu.
Nhƣ vậy, việc tiếp nhận các nội dung công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân qua cổng thông tin có thể giúp cho công dân không phải đến trực tiếp trụ sở, giúp tiết kiệm thời gian, quá trình giải quyết đơn nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm, bảo đảm tính bảo mật thông tin ngƣời tố cáo, đồng thời, giúp ngƣời có đơn kiểm soát đƣợc thời gian xử lý đơn của cơ quan có thẩm quyền và theo dõi đơn của mình do cơ quan nào đang thụ lý, giải quyết.
Mặt khác, trên cổng thông tin có thể lƣu trữ cơ sở dữ liệu (đƣợc số hóa từ kho hồ sơ lƣu trữ của các cơ quan) về các vụ việc khiếu nai, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã hoặc đang đƣợc giải quyết, là cơ sở để cho cán bộ, công chức tiếp công dân tra cứu, trích xuất thông tin phục vụ cho buổi tiếp công dân hoặc làm thống kê, tổng hợp, báo cáo một cách nhanh chóng, thuận tiện.
Làm tốt việc xây dựng cổng thông tin điện tử, cơ sở dữ liệu dùng chung cho các cơ quan trên địa bàn tỉnh chắc chắn sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Nó giúp cho các cơ quan có điều kiện tƣơng tác, phối hợp, trao đổi, tra cứu thông tin phục vụ trực tiếp cho quá trình làm nhiệm vụ, đồng thời cũng là một phƣơng thức để công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo hƣớng hiện đại, công khai, minh bạch, tiết kiệm.
Mặc dù chi phí đầu tƣ ban đầu lớn, nhƣng xét ở góc độ hiệu quả thì việc sử dụng mạng thông tin điện tử sẽ góp phần khuyến khích công dân tham gia tố giác các hành vi vi phạm pháp luật, giúp công dân có thể thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh một cách chủ động, tiết kiệm chi phí, thời gian, tạo sự minh bạch thông tin đối với nhân dân, phù hợp với mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử và Chính quyền điện tử phục vụ nhân dân một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.
Ti Chƣơng 3
Thực tế khẳng định, hiệu quả từ tiếp công dân góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh trật tự, nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc. Đây là biện pháp để đảm bảo và phát huy quyền dân chủ của nhân dân trong bối cảnh xây dựng nền hành chính phục vụ nhận dân, coi nhân dân là đối tƣợng phục vụ.
Trong thời gian tới, bối cảnh xã hội của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh có nhiều sự thay đổi, chắc chắn sẽ còn tác động mạnh mẽ đến hoạt động của lý của các cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp trên địa bàn tỉnh; công tác quản lý còn vấp phải những khó khăn nhất định trong cơ chế, chính sách, trình độ dân trí; tình hình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh còn diễn biễn phức tạp... Vì vậy, xuyên suốt quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và các cấp chính quyền nƣớc ta nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng luôn coi trọng công tác tiếp công dân, xác định tiếp công dân là nhiệm vụ chính trị quan trọng, mang tính lâu dài và quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác này.
Từ thực trạng công tác tiếp công dân của các cơ quan hành chính nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong bối cảnh, điều kiện xây dựng một nền hành chính phục vụ nhân dân, tác giả coi tiếp công dân là một thủ tục hành chính quan trọng, mà ở đó các yếu tố, điều kiện có tác động, ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả của thủ tục hành chính đó cần phải đƣợc xem xét, cải cách. Chính vì vậy, tác giả đề xuất 4 nhóm giải pháp: thể chế, tổ chức, con ngƣời, vật chất; trong mỗi nhóm giải pháp có nhiều giải pháp thành phần cần thực hiện, giúp cho công tác tiếp công dân trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao hơn.
KẾT LUẬN
Quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh là những quyền cơ bản của công dân đƣợc Hiến pháp, pháp luật nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Qua nghiên cứu đề tài “Tiếp công dân trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ - Từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc”, tác giả có một số kết luận sau:
Thứ nhất, tiếp công dân là nhiệm vụ quan trọng, thƣờng xuyên đối với mỗi cấp chính quyền nhằm tạo dựng, duy trì mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và công dân, thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nƣớc, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc, là chủ trƣơng đúng đắn, phù hợp với xu hƣớng chung của các nƣớc trên thế giới.
Thứ hai, cùng với việc thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, công dân, cơ quan quản lý nhà nƣớc thực hiện tiếp công dân là để công dân đƣợc phát huy quyền làm chủ của mình và tham gia tích cực vào hoạt động quản lý của Nhà nƣớc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể, cá nhân, đồng thời góp phần xây dựng Nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân.
Thứ ba, tiếp công dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiến trình xây dựng một nền hành chính phát triển, phục vụ nhân dân, cần thiết phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, kịp thời, ngày càng phải đƣợc nâng cao hiệu quả bằng các giải pháp cụ thể, linh hoạt trong từng thời điểm và ở từng đơn vị, địa phƣơng cụ thể. Thực tế cho thấy, trong các điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm và ở các địa phƣơng khác nhau, tiếp công dân có thể đƣợc tổ chức thực hiện bằng nhiều phƣơng thức khác nhau với cơ chế kiểm soát hiệu quả; làm tốt công tác tiếp công dân sẽ góp phần xây dựng hình ảnh một nền hành chính nhà nƣớc tốt đẹp trong suy nghĩ của ngƣời dân.
Thứ tƣ, đối với địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong những năm gần đây, bên cạnh những thành tựu đáng tự hào về phát triển kinh tế- xã hội, còn có nhiều
khó khăn, thách thức đặt ra, có tác động đến đời sống của nhân dân, tình hình an ninh chính trị của địa phƣơng. Mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hút đầu tƣ… làm cho tình hình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh gia tăng và còn diễn biến phức tạp, nhất là ở những nơi thực hiện các dự án đầu tƣ phải thu hồi nhiều đất, liên quan đến bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, tái định cƣ… Công tác tiếp công dân cùng với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cần phải có sự gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời để giải quyết đạt hiệu quả, hạn chế phát sinh các vụ việc mới trong nhân dân.
Qua phân tích thực trạng tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy vẫn còn những mặt hạn chế, đó là: công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, sâu rộng; số lƣợng đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tăng trong khi chất lƣợng, hiệu quả giải quyết còn chậm, thiếu triệt để, có nơi chƣa chính xác, nhất là lĩnh vực đất đai, bồi thƣờng, chế độ chính sách,… Nguyên nhân chủ yếu do việc tổ chức tiếp công dân ở cơ sở chƣa thực sự đƣợc coi trọng đúng mức; năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác tiếp công dân ở cấp huyện, cấp xã còn hạn chế; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình tiếp nhận, xử lý đơn thƣ của công dân chƣa đƣợc triển khai thống nhất, đồng bộ… Để thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp công dân, các cấp chính quyền của tỉnh cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhƣ: Đổi mới nội dung, phƣơng thức tiếp công dân; tăng cƣờng đối thoại với công dân; hoàn thiện cơ sở vật chất; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh; làm tốt công tác lựa chọn, bố trí, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân chuyên trách; tăng cƣờng cơ chế phối hợp, thanh tra, kiểm tra; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; làm tốt công tác tiếp công dân ngay từ cấp cơ sở và nâng cao ý thức trách nhiệm,
nhận thức của ngƣời đứng đầucơ quan, đơn vị, cấp, ngành về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác tiếp công dân.
Thực tế cho thấy, ở đâu cấp ủy, chính quyền sở tại tích cực, quyết liệt thì ở đó có những chuyển biến rất tốt trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thậm chí, không xuất hiện các điểm nóng, vụ việc nóng. Ngƣợc lại, ở đâu lãnh đạo không quan tâm đúng mức đến công tác tiếp công dân, hay ngại va chạm, né trách thì ở đó có những vụ việc phức tạp, tồn đọng… Công tác tiếp công dân cho thấy, cả ở điểm nóng, nơi có vụ việc nóng mà cấp ủy, chính quyền vào cuộc một cách kịp thời, nghiêm túc thì đều hóa giải đƣợc sự bức xúc của ngƣời dân, khẳng định niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nƣớc, vào chính quyền cơ sở. Nhƣ thế để khẳng định rằng, trong rất nhiều các giải pháp để nâng cao hiệu quả tiếp công dân, thì con ngƣời luôn đóng vai trò quan trọng, quyết định, đặc biệt là vai trò của ngƣời đứng đầu.
Khi xây dựng một nền hành chính phục vụ, ở bất kỳ địa phƣơng nào, cơ quan hành chính nhà nƣớc các cấp cần phải xác định mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và nhân dân là bình đẳng, công dân là đối tƣợng phục vụ, có thể coi là
"khách hàng" để phục vụ. Tiếp công dân –một trong những nhiệm vụ của nền hành chính, trong quá trình tiếp xúc trực tiếp của giữa haichủ thể "nhà nước"
và "công dân", cần phải đƣợc thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, đối thoại cởi mở, lấy nguyện vọng cơ bản của quần chúng nhân dân làm mục tiêu hoạt động, hƣớng đến bảo vệ và phục vụ lợi ích của công dân. Làm tốt