Kinh tế xã hội ngày càng tăng trƣởng và phát triển mạnh, các hoạt động sản xuất kinh doanh và các dịch vụ kèm theo cũng tăng lên, trong khi đó pháp luật điều chỉnh lại chƣa theo kịp với nền kinh tế thị trƣờng sẽ nảy sinh khó khăn, vƣớng mắc, dẫn đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh gia tăng.
Thực hiện công nghiệp hóa dẫn đến nhiều khu công nghiệp mọc lên với các dự án khác nhau liên quan đến nhà nƣớc và doanh nghiệp, liên quan đến công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, do vậy các vi phạm pháp luật về đất đai,tham nhũng cũng tăng lên.
Tình hình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phụ thuộc khá nhiều vào sự biến đổi của trình độ dân trí, ý thức pháp luật cũng nhƣ ý thức trách nhiệm của các chủ thể (nhà nƣớc và nhân dân) đối với hoạt động của Bộ máy nhà nƣớc. Thực tế cho thấy, ở đâu làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thƣờng xuyên, liên tục sẽ làm cho công dân đi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đi vào trật tự, nề nếp, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả tiếp và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Trình độ dân trí nói chung và ý thức pháp luật nói riêng sẽ giúp cho công dân thực hiện quyền của mình có hiệu quả hơn.
Cải cách hành chính và kết quả cải cách thủ tục hành chính có tác động to lớn đến kết quả thực hiện mục tiêu xây dựng nền hành chính nhà nƣớc ta. Trong cải cách hành chính có nội dung giải pháp cải cách các thủ tục hành chính, và tiếp công dân với tƣ cách là một thủ tục hành chính cũng phải đƣợc
nghiên cứu cải cách. Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân phải đi từ những nội dung của thủ tục hành chính này để tìm ra những chỗ chƣa hợp lý, chƣa phù hợp hay chƣa đảm bảo cho việc thực hiện thủ tục này trong thực tiễn; cần phải đặt công tác tiếp công dân của các cơ quan hành chính nhà nƣớc trong bối cảnh, điều kiện, mục tiêu chung của công cuộc cải cách nền hành chính nhà nƣớc, là xây dựng một nền hành chính phục vụ.
3.1.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân
Để nâng cao chất lƣợng tiếp công dân trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ, các cơ quan hành chính nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần bám sát một số nội dung sau:
- Phải coi tiếp công dân là nhiệm vụ chính trị quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nƣớc trong từng thời kỳ. Mỗi cơ quan, đơn vị cần xác định rõ trách nhiệm trong từng thời điểm, quyết tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ tiếp công dân theo tôn chỉ phục vụ nhân dân, coi nhân dân là đối tƣợng phục vụ.
- Tiếp tục hoàn thiện các quy chế, nội quy tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong tiếp công dân và xử lý các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân thực hiện quyền dân chủ, coi trọng đối thoại trong tiếp công dân, thay đổi tƣ duy, thái độ và phƣơng pháp tiếp công dân theo hƣớng dân chủ, khách quan, cởi mở, gần gũi, tôn trọng công dân
- Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị các cấp từ tỉnh đến cơ sở trong tiếp công dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân để bảo vệ quyền, lợi ích của công dân, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật. Tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, kéo dài, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Tăng cƣờng tuyên truyền, vận động, thuyết phục để tạo sự
đồng thuận trong xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung trên địa bàn toàn tỉnh.
- Các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh cần nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của mình trong mối quan hệ bình đẳng, dân chủ với nhân dân, từ đó thay đổi tƣ duy, cách làm theo yêu cầu của một nền hành chính phục vụ nhân dân, coi nhân dân là khách hàng, là đối tƣợng phục vụ.
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ
Để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thìcần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác tiếp công dân và giải quyết các quyền, lợi ích của công dân
Trƣớc hết, cần phải tiếp tục quán triệt sâu sắc, rộng rãi trong toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Cấp ủy, chính quyền địa phƣơng, nhất là cấp xã cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bằng nhiều hình thức thích hợp để mọi ngƣời dân hiểu rõ; gắn liền công tác phổ biến giáo dục pháp luật với công tác dân vận trong công tác tiếp công dân, giải quyết quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luậtvề tiếp công dân
Việc hoàn thiện thể chế là cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tiếp công dân nói chung và để xây dựng, hoàn thiện nguồn nhân lực làm công tác tiếp công dân chuyên trách nói riêng. Hoàn thiện thể chế để làm cơ sở cho việc bố trí công chức làm công tác tiếp công dân chuyên trách;
cần có những quy chuẩn, tiêu chuẩn, điều kiện cho việc bố trí công chức làm công tác tiếp công dân chuyên trách.
Xây dựng, đổi mới và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định về chế độ khen thƣởng đối với những ngƣời có thành tích trong công tác tiếp công dân nói chung và tiếp công dân chuyên trách nói riêng, đặc biệt chú trọng đến quy định tiêu chuẩn lựa chọn, bố trí ngƣời làm công tác tiếp công dân chuyên trách; quy định cụ thể những hành vi vi phạm phải xử lý trách nhiệm, những quy định cụ thể về kỷ cƣơng, kỷ luật trong công tác tiếp công dân để nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm của ngƣời làm công táctiếp công dân.
Cần xây dựng và hoàn thiện chính sách đãi ngộ thỏa đángđối với ngƣời làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để động viên, khuyến khích, tạo động lực để họ làm việc và phát huy sự năng động, nhiệt tình trong công việc.
3.2.3. Nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác tiếp công dân công tác tiếp công dân
3.2.3.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan
hành chính nhà nước và của cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân
Khi Đảng, Nhà nƣớc quan tâm, cộng đồng xã hội và ngƣời đứng đầu
các cơ quan, đơn vị nhận thức đúng, đề cao vai trò, vị trí của công tác tiếp công dân thì sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện bằng các giải pháp khác nhau để làm tốt công tác tiếp công dân. Từ nhận thức, suy nghĩ của ngƣời đứng đầu về coi trọng vai trò, vị trí của công tác tiếp công dân thì lẽ đƣơng nhiên mỗi cán bộ, công chức đƣợc xếp vào vị trí, việc làm tiếp công dân sẽ cảm thấy rất vinh dự, tự hào, hứng khởi khi đƣợc phân công nhiệm vụ. Trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong tiếp công dân thể hiện ở chỗ thƣờng xuyên trực tiếp tiếp công dân định kỳ, đột xuất; hạn chế phân công cấp phó thay cấp trƣởng tiếp công dân; thƣờng xuyên đi kiểm tra thực tế, về tận cơ sở để thăm nắm tình hình thực tiễn để có hƣớng chỉ đạo, xử lý, giải quyết đúng đắn, kịp thời.
3.2.3.2. Nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác tiếp công dân bằng các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng một cách rộng rãi, thƣờng xuyên, liên tục sẽ làm cho công tác tiếp công dân đi vào trật tự, nề nếp, đạt hiệu quả cao hơn. Trình độ dân trí nói chung, ý thức pháp luật nói riêng sẽ giúp ngƣời dân thực hiện quyền của mình có hiệu quả hơn, cũng nhƣ nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về tiếp công dân
3.2.4. Đổi mới phương thức tiếp công dân
Khi tiếp công dân, cần chú trọng đối thoại cởi mở, thân thiện, gần gũi với nhân dân để dễ dàng nắm bắt thông tin liên quan đến nội dung công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Đặc biệt, cán bộ, công chức tiếp công dân cần chú ý nắm bắt những thông tin liên quan đến điều kiện đời sống của nhân dân; quan điểm nhìn nhận của ngƣời dân và xã hội đối với chính sách của nhà nƣớc để làm nguồn thông tin tham khảo cho việc điều chỉnh, xây dựng chính sách phù hợp với thực tiễn.
Phân công cán bộ phụ trách, theo dõi các địa bàn để việc tiếp và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân đƣợc thuận lợi; cử cán bộ tham gia tiếp dân cùng cơ sở để kịp thời nắm bắt tình hình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh ở cơ sở và báo cáo cấp có thẩm quyền để chỉ đạo, xem xét, giải quyết các vụ việc đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Khuyến khích, tăng cƣờng trao đổi thông tin giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị bằng nhiều hình thức nhƣ điện thoại, email, văn bản hành chính, ...
Ở mỗi cơ quan, đơn vị, cần phân định rõ trách nhiệm của từng phòng, ban, đơn vị và cán bộ, công chức tham mƣu, giúp việc trong công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.
Đổi mới cách tiếp nhận và trả lời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Đối với quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận tố cáo cần giao trực tiếp cho ngƣời khiếu nại, tố cáo, đảm bảo giữ bí mật thông tin, kịp thời;
nhƣng đối với các ý kiến phản ánh, kiến nghị của công dân thì nên sử dụng các phƣơng tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử để tiếp nhận cũng nhƣ để trả lời, công bố công khai, minh bạch kết quả giải quyết của cơ quan nhà nƣớc, giúp nâng cao hiệu quả tiếp nhận thông tin và phục vụ nhân dân.
Thay đổi cách đăng ký tiếp công dân thƣờng xuyên và định kỳ bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin nhƣ: Bố trí máy tính ở phòng chờ có tích hợp phần mềm cho công dân tự vào đăng ký, cán bộ tiếp công dân sẽ căn cứ vào thứ tự trên phần mềm để gọi, tiếp công dân, giúp việc tiếp công dân đƣợc thực hiện một cách có trật tự, công bằng, tránh tình trạng công dân bức xúc, gây mất trật tự; thực hiện công khai số điện thoại bộ phận tiếp công dân để công dân tiện liên lạc, trao đổi thông tin, để đƣợc hƣớng dẫn trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Cần xây dựng hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu chung về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chung trong toàn tỉnh giúp cho các cấp, ngành, các cơ quan, đơn vị khai thác, nắm bắt thông tin phục vụ cho việc tiếp công dân, đảm bảo tính thống nhất trong giải quyết giữa các cấp, ngành, các cơ quan, đơn vị, tránh mâu thuẫn, sai thẩm quyền hoặc xem xét, giải quyết lại nhiều lần ...
3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác
tiếp công dân
Tiếp công dân là công việc thƣờng xuyên, liên tục, nhiềukhó khăn, phức tạp đòi hỏi phải lựa chọn, bố trí, sắp xếp những cán bộ công chức có đủ đức, đủ tài, đủ kinh nghiệm, kiến thức, bản lĩnh, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân chuyên trách. Do tính chất công việc đặc thù nên ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Luật công chức, Luật viên chức và Luật Tiếp công dân năm 2013 thì cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân chuyên trách còn cần phải có những kiến thức,kỹ năng, kinh nghiệm nhất định, đáp ứng các yêu cầu của nền hành chính phục vụ. Xã hội càng tiến bộ, kinh tế càng phát triển đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân phải đƣợc xây dựng theo hƣớng chuyên nghiệp, có đủ năng lực, phẩm chất để
đảm nhận nhiệm vụ, đặc biệt phải coi trọng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân ở cấp cơ sở.
Con ngƣời luôn là yếu tố cốt lõi, đóng vai trò quyết định sự thành công trên tất cả các lĩnh vực. Vì vậy, các cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị của tỉnh Vĩnh Phúc cần tập trung vào các nội dung sau:
3.2.5.1. Làm tốt công tác lựachọn, bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực làm
công tác tiếp công dân
Ngoài phát triển đội ngũ cán bộ, công chức đang đƣợc giao nhiệm vụ tiếp công dân, các cơ quan, đơn vị cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức kế cận có đủ phẩm chất, năng lực đảm nhiệm công tác tiếp công dân trong tƣơng lai. Xây dựng nguồn nhân lực làm công tác tiếp công dân phải làm tốt ngay từ khâu công tác lựachọn, theo các tiêu chí cụ thể sau:
Thứ nhất, lựa chon cán bộ, công chức tiếp công dân là những ngƣời
đƣợc đào tạo cơ bản; có nhận thức đầy đủ về hệ thống chính trị, về bộ máy hành chính nhà nƣớc, về mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nƣớc; có kiến thức tổng hợp về lịch sử, địa lý, xã hội; am hiểu phong tục, tập quán, thói quen truyền thống của nhân dân. Điều đó giúp họ trong giao tiếp, ứng xử, trao đổi thông tin, hƣớng dẫn, giải thích cho công dân hiểu đầy đủ về một hay một số vấn đề cần thiết mà công dân chƣa nhận thức đúng; tránh đƣợc những sơ suất tối thiểu trong giao tiếp, ứng xử, không xâm phạm đến phong tục, tập quán của nhân dân; không đụng chạm đến tự tôn dân tộc, tôn giáo, tín ngƣỡng của cộng đồng dân cƣ, tránh đƣợc sự hiểu lầm của công dân, đặc biệt là những vấn đề thuộc đời sống tâm linh, đời sống văn hóa tinh thần của một bộ phận dân cƣ.
Thứ hai, lựa chọn cán bộ, công chức tiếp công là những ngƣời có kiến
thức văn hóa, đặc biệt là văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử bởi tiếp công dân là việc tiếp xúc, chuyện trò, trao đổi thông tin với công dân. Mỗi công dân đến cơ quan Nhà nƣớc có mục đích, trình độ hiểu biết, tâm lý khác nhau và đều có mong muốn trình bày, phản ánh nguyện vọng của mình để đề nghị cơ
quan nhà nƣớc xem xét, giải quyết, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Vì thế, ngƣời làm công tác tiếp công dân trƣớc hết phải biết tôn trọng, thông cảm, chia sẻ, lắng nghe, ghi chép đầy đủ ý kiến của công dân; phải có văn hóa giao tiếp tốt, ứng xử thân thiện, cởi mở, nhiệt tình... , tạo điều kiện để công dân có thể bộc lộ hết nỗi niềm, tạo niềm tin, tạo hứng khởi cho công dân bày