Kết quả củng cố, kiện toàn tổ chức, đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tiếp công dân trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 68)

trực tiếp làm công tác tiếp công dân

UBND tỉnh đã thành lập và xây dựng Đề án vị trí việc làm của Ban tiếp công dân tỉnh và chỉ đạo UBND các huyện, thành, thị thành lập Ban tiếp công dân, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định.

- Ban Tiếp công dân tỉnh đƣợc thành lập tại Quyết định số 2788/QĐ-CT ngày 10/10/2014, là đơn vị trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Phúc, chịu sự quản lý trực tiếp của Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Phúc; do 01 Phó chánh văn phòng UBND tỉnh trực tiếp là Trƣởng ban, có không quá 03 Phó Trƣởng Ban và 03 phòng chuyên môn, nghiệp vụ. Hiện nay, Ban Tiếp công dân tỉnh có 01 Trƣởng Ban, 01 Phó Trƣởng Ban và 06 cán bộ, công chức làm nhiệm vụ chuyên trách, 04 cán bộ phối hợp tiếp công dân thƣờng xuyên tại Trụ sở

Tiếp công dân tỉnh; phối hợp với các cơ quan Văn phòng Tỉnh ủy, UBKT

tỉnh ủy, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND tỉnh, Ban Nội chính tỉnh ủy giúp lãnh đạo Tỉnh ủy, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND tỉnh và một số sở, ngành liên quan nhƣ: Thanh tra, Công an, Tƣ Pháp, Tài nguyên & Môi

trƣờng, Tài chính … tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thƣ theo quy định. Đội ngũ cán bộ, công chức của Ban Tiếp công dân tỉnh có 100% số ngƣời ở độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi, có trình độ từ đại học trở lên (60% ở trình độ trên đại học, còn lại là đại học).

- Đến thời điểm hiện nay, 09/09 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh đều đã thành lập Ban tiếp công dân của huyện, thành phố, thị xã.

+ UBND thị xã Phúc Yên ban hành Quyết định số 2416/QĐ- UBND ngày 26/9/2014 về việc thành lập Ban Tiếp công dân thị xã Phúc Yên.

+ UBND huyện Tam Đảo ban hành Quyết định số 868/QĐ- UBND ngày

12/8/2014 về việc thành lập Ban Tiếp công dân huyện Tam Đảo

+ UBND huyện Vĩnh Tƣờng ban hành Quyết định số 776/QĐ- UBND

ngày 29/6/2015 về việc thành lập Ban Tiếp công dân huyện Vĩnh Phúc.

+ UBND Thành phố Vĩnh Yên ban hành Quyết định số 4169/QĐ- UBND

ngày 09/9/2014 về việc thành lập Ban Tiếp công dân thành phố Vĩnh Yên.

+ UBND huyện Tam Dƣơng ban hành Quyết định số 2911/QĐ- UBND

ngày 15/8/2014 về việc thành lập Ban Tiếp công dân huyện Tam Dƣơng.

+ UBND huyện Sông Lô ban hành Quyết định số 1255/QĐ- UBND ngày 03/10/2014 về việc thành lập Ban Tiếp công dân huyện Sông Lô.

+ UBND huyện Bình Xuyên ban hành Quyết định số 2461/QĐ- UBND

ngày 29/8/2014 về việc thành lập Ban Tiếp công dân huyện Bình Xuyên.

+ UBND huyện Yên Lạc ban hành Quyết định số 2744/QD-UBND ngày 11/8/2014 về việc thành lập Ban Tiếp công dân huyện Yên Lạc.

+ UBND huyện Lập Thạch ban hành Quyết định số 588/QD-UBND

ngày 18/6/2015 về việc thành lập Ban Tiếp công dân huyện Lập Thạch.

Ban Tiếp công dân cấp huyện gồm: 01 Phó Chánh Văn phòng UBND huyện làm Trƣởng ban và phân công từ 2- 3 công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân chuyên trách, tiếp nhận và xử lý đơn thƣ theo quy định, đều ở độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi, có trình độ từ đại học trở lên (15% trình độ trên đại học, 85% trình độ đại học).

- Tại UBND các xã, phƣờng, thị trấn hiện nay chƣa bố trí cán bộ, công chức tiếp công dân chuyên trách, mà mới chỉ bố trí cán bộ, công chức kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định tại Khoản 4, Điều 9 của Luật Tiếp công dân. Theo kết quả thống kê: có 137/137 xã, phƣờng, thị trấn bố trí 01 cán bộ, công chức kiêm nhiệm làm công tác tiếp công dân, tổng số có 137 cán bộ, công chức; hầu hết các cán bộ, công chức này đều ở độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi (chiếm 54%), có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ 6,7%, đại học chiếm tỷ lệ 78,3%, cao đẳng 5,0%, trình độ dƣới cao đẳng chiếm tỷ lệ 10%.

- Các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh (sở, ngành) chƣa bố trí cán bộ, công chức tiếp công dân chuyên trách nhƣng Thủ trƣởng đơn vị đã phân công, cử cán bộ, công chức thanh tra của đơn vị kiêm nhiệm làm công tác tiếp công dân thƣờng xuyên và giúp ngƣời đứng đầu thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thƣ theo quy định của pháp luật.

Qua khảo sát cho thấy cán bộ, công chức đƣợc phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân ở cả 03 cấp tỉnh, huyện, xã có chuyên ngành đào tạo nhƣ: luật (chiếm tỷ lệ 30%), tài nguyên và môi trƣờng (chiếm tỷ lệ 25%), khoa học xã hội và nhân văn (chiếm tỷ lệ 17%) và một số chuyên ngành khác (chiếm tỷ lệ 28%).

Nhƣ vậy, đội ngũ cán bộ, công chức tiếp công dân của tỉnh Vĩnh Phúc đã đƣợc bố trí ở cả 3 cấp hành chính, đảm bảo số lƣợng, đƣợc đào tạo cơ bản, có đủ năng lựcvà kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầucủa công tác tiếp công dân.

2.2.4. Kết quả thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu

Luật tiếp công dân đƣợc Quốc Hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ 01/7/2014 và nhiều văn bản khác nhau dƣới luật cũng đã đƣợc ban hành, có hiệu lực pháp luật; đã và đang đƣợc triển khai thực hiện ở các địa phƣơng trong cả nƣớc. Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện tốt chế độ tiếp công dân ở cả 3 cấp hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã), gồm tiếp công dân thƣờng xuyên và tiếp công dân định kỳ, đột xuất của Chủ tịch

UBND cấp tỉnh, huyện, xã và Thủ trƣởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

- Ở cấp tỉnh: Chế độ trực tiếp tiếp công dân định kỳ và đột xuất của

Lãnh đạo UBND tỉnh đƣợc thực hiện đúng quy định, phân công lãnh đạo UBND tỉnh trực tiếp tiếp công dân định kỳ nhiều tháng liên tục để thống nhất theo dõi chỉ đạo giải quyết các vụ việc.

Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp tiếp hoặc phân công các Phó Chủ tịch thực hiện việc tiếp công dân định kỳ vào ngày 10 hàng tháng hoặc tiếp đột xuấttại Trụ sở tiếp công dân tỉnh theo yêu cầu thựctế. Ban Tiếp công dân tỉnh có trách nhiệm làm đầu mối liên hệ, thông báo mời, phối hợp việc tiếp công dân với các cơ quan tham gia tiếp công dân; làm thƣ ký, dự thảo và trình ký, ban hành thông báo kết luận ngày tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất của Lãnh đạo UBND tỉnh và thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức có liên quan và công dân để biết, thực hiện và theo dõi, đôn đốc thực hiện. Đặc biệt, Lãnh đạo UBND tỉnh đã trực tiếp tiếp công dân 02 ngày/tháng trong thời gian chuẩn bị tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân, Đại hội Đảng và các kỳ họp của Quốc hội; thƣờng xuyên chỉ đạo, đôn đốc các cấp, các ngành khẩn trƣơng giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đông ngƣời, phức tạp, kéo dài; chỉ đạo các sở, ngành của tỉnh phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành, thị thƣờng xuyên kiểm tra, rà soát, thống nhất phƣơng án giải quyết, ổn định tình hình.

Bên cạnh đó, công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thƣ đƣợc đổi mới về phƣơng pháp, nội dung. Lãnh đạo UBND tỉnh đã lựa chọn một số vụ việc khiếu nại, tố cáo đông ngƣời, phức tạp để trực tiếp về cơ sở kiểm tra tại hiện trƣờng, chỉ đạo giải quyết một số vụ việc ở Vĩnh Tƣờng, Bình Xuyên, Tam Dƣơng, Tam Đảo, Phúc Yên, Yên Lạc. Đối với các vụ việc còn có ý kiến khác nhau, UBND tỉnh đã giao Thanh tra tỉnh và các cơ quan chuyên môn, liên quan kiểm tra, xác minh, báo cáo để chỉ đạo giải quyết vụ việc theo đúng quy định của pháp luật hoặc vận dụng giải quyết có lý, có tình phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phƣơng.

- Ở cấp huyện: Chế độ trực tiếp tiếp công dân định kỳ và đột xuất của Chủ tịch UBND các huyện trên địa bàn tỉnh đƣợc thực hiện nghiêm túc. Hầu hết UBND các huyện đều xây dựng và ban hành Thông báo lịch tiếp công dân hàng tháng; Quyết định phân công trách nhiệm của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch đƣợc ủy quyền để tiếp công dân định kỳ các tháng từ đầu năm cho đến hết năm. Tiếp công dân định kỳ của Chủ tịchUBND cấp huyệnđƣợc thực hiện vào 02 ngày trong tháng và tiếp công dân đột xuất khi cần thiết; có đại diện các phòng chuyên môn, ban, đơn vị trực thuộc cùng tham dự và đƣợc giao nhiệm vụ tham mƣu, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Sau mỗi kỳ tiếp công dâncủaLãnh đạo UBND cấp huyện, Ban Tiếp công dân cấp huyện hoặc Thanh tra huyện tổng hợp, tham mƣu, trình ký để ban hành thông báo kết luận ngày tiếp công dân định kỳ và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận này.

- Ở cấp xã: Chủ tịch UBND cấp xã trực tiếp tiếp công dân thƣờng xuyên

tại địa điểm tiếp công dân ít nhất 01 ngày/ 01 tuần, đặc thù có đơn vị tiếp 02 ngày (thành phố Vĩnh Yên) và tiếp đột xuất theo quy định. Trong quá trình tiếp công dân, Chủ tịch UBND cấp xã phối hợp với các cơ quan liên quan nhƣ: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh ... để tiếp và vận động công dân, đồng thời chỉ đạo công an xã đảm bảo trật tự tại nơi tiếp công dân.

Chủ tịch UBND các cấp và Thủ trƣởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện có đều phân công cán bộ, công chức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm thƣờng trực tiếp công dânthƣờng xuyêntheo quy định.

2.2.5. Kết quả tiếp công dân và tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu

nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

2.2.5.1. Kết quảtiếp công dân

- Về tiếp công dân thường xuyên:Từ năm 2012 đến năm 2016, cơ quan

hành chính nhà nƣớc ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) trên địa bàn tỉnh đã tiếp thƣờng xuyên đƣợc 26.985 lƣợt ngƣời, thể hiện cụ thể ở Bảng 2.1:

Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả tiếp công dân thường xuyên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2012-2016

TT Năm

Tiếp thường xuyên

Tổng số lượt tiếp Trong đó: Số đđông ngườioàn Lượt Người Số vụ Số đoàn Số người Số vụ

1 2012 4.629 5.234 1.356 48 632 15 2 2013 4.861 5.567 1.415 55 693 16 3 2014 5.396 6.125 1.433 58 747 18 4 2015 6.167 6.813 1.464 61 792 17 5 2016 5.932 6.264 1.132 57 614 11 + Tổng số 26.985 30.003 6.800 279 3.478 77

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo kết quả tiếp công dân, giải quyết

khiếu nại, tố cáo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ 2012-2016)

- Về tiếp công dân định kỳ và đột xuất: Từ năm 2012 đến năm 2016,

Chủ tịch UBND tỉnh, UBND cấp huyện và thủ trƣởng các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện đã tiếp đƣợc 1.869 lƣợt ngƣời, thể hiện cụ thể ở Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả tiếp công dân định kỳ và đột xuất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2012-2016

TT Năm

Tiếp định kỳ và đột xuất

Tổng số lượt tiếp Trong đó: Số đđông ngườioàn Lượt Người Số vụ Số đoàn Số người Số vụ

1 2012 301 1.520 155 8 581 6 2 2013 296 1.322 143 9 633 8 3 2014 351 1.516 158 12 788 10 4 2015 431 1.734 161 15 802 12 5 2016 490 1.769 158 17 857 11 + Tổng số 1.747 7.861 775 61 3.661 47

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo kết quả tiếp công dân, giải quyết

* Nhận xét:

- Nhìn chung, số lƣợt công dân đến cơ quan hành chính nhà nƣớc ở cả 3 cấp trên địa bàn tỉnh có sự biến động theo chiều hƣớng tăng, nhƣng không đều, có sự tăng, giảm xen kẽ giữa các năm. Số lƣợt tiếp công dân thƣờng xuyên năm 2014 và 2015 tăng nhiều do diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; năm 2016 lại giảm so với năm 2015 mặc dù đầu năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp, nguyên nhân do công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đƣơc làm tốt ngay từ cấp cơ sở. Trong khi đó, số lƣợt tiếp công dân định kỳ và đột xuất của Lãnh đạo trong các năm lại tăng, năm sau cao hơn năm trƣớc, nguyên nhân do có sự thay đổi về phƣơng pháp, cách thức tiếp và Lãnh đạo UBND tỉnh tăng cƣờng tiếp công dân định kỳ 02 ngày/tháng trong thời gian diễn ra bầu cử Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấpvà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 2012 2013 2014 2015 2016

Tiếp công dân thường xuyên Tiếp công dân định kỳ và đột xuất

Sơ đồ 2.2. So sánh kết quả tiếp công dân thường xuyên và định kỳ, đột xuất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giữa các năm từ 2012-2016

- Nội dung khiếu nại, kiến nghị của công dân chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai, chiếm tỷ lệ trên 80%; về chính sách xã hội chiếm tỷ lệ dƣới 10%; còn lại là về các nội dung khác.

- Nội dung tố cáo, phản ánh của công dân chủ yếu về cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng, vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, đầu tƣ xây dựng, tài chính ngân sách, không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ nhà nƣớc giao, tố cáo trong nội bộ nhân dân (lấn, chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích…) chiếm tỷ lệ trên 80%; tố cáo về cán bộ bao che cho việc làm sai, vi phạm chính sách xã hội chiếm tỷ lệ trên 10%; còn lại là tố cáo một số nội dung nhƣ đánh ngƣời gây thƣơng tích… Đối tƣợng bị tố cáo, phản ánh chủ yếu là ở cấp xã, huyện.

2.2.5.2. Kết quả tiếp nhận và phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo,

kiến nghị, phản ánh

Từ năm 2012 đến năm 2016, toàn tỉnh nhận 14.449lƣợt đơn thƣ, trong đó: Khiếu nại 5.014; tốcáo 2.143; kiến nghị, phản ánh 7.292 lƣợt đơn thƣ.Trong đó:

- Cấp tỉnh nhận: 4.149 lƣợt đơn, chiếm tỷ lệ 29% - Cấp huyện nhận: 3.197 lƣợtđơn, chiếm tỷ lệ 22% - Cấp xã nhận: 7.103 lƣợt đơn, chiếm tỷ lệ 49%

Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả tiếp nhận và phân loại, xử lý đơn khiếu nại,

tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2012-2016

TT Năm đơn nhậnTổng số Khiếu nại Tố cáo Kiến nghị, phản ánh điều kiện Đơn đủ xử lý 1 2012 2.284 348 315 1.621 1.677 2 2013 2.878 437 455 1.986 2.086 3 2014 2.755 405 438 1.912 2.011 4 2015 3.157 468 417 2.272 2.225 5 2016 3.375 514 485 2.376 2.311 + Tổng cộng 14.449 2.172 2.110 10.167 10.310

(Nguồn:Tổng hợp từ các báo cáo kết quả tiếp công dân, giải quyết

Trong tổng số 14.449 lƣợt đơn thƣ đã nhận: Khiếu nại 2.172 đơn, tố cáo 2.110 đơn và đề nghị, kiến nghị, phản ánh 10.167 đơn; đơn đủ điều kiện xử lý 10.310 đơn (chiếm 71,4%). Nhìn chung, số lƣợt đơn thƣ nhận đƣợc của các cơ quan hành chính nhà nƣớc trên địa bản tỉnh ở năm sau đều cao hơn năm trƣớc, nguyên nhân chủ yếu do lƣợt đơn thƣ trùng lặp, gửi nhiều lần, còn lại là do phát sinh thêm các vụ việc mới.

2.2.6. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị và chế độ bồi dưỡng, hỗ trợ cán

bộ, công chức làm công tác tiếp công dân

Đến nay, Trụ sở tiếp công dân đã đƣợc xây dựng, bố trí ở cấp tỉnh và cấp huyện, hầu hết đƣợc trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang, lịch sự, thuận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tiếp công dân trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)