0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Vai trò của Thanhtra bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (Trang 27 -31 )

1.1. Những vấn đề chung về tổ chức và hoạt động của Thanhtra bộ

1.1.4. Vai trò của Thanhtra bộ

Thứ nhất, Thanh tra bộ là một trong những chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý của Bộ.

Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh mang tính quyền lực nhà nước đối với quá trình xã hội và hành vi hoạt động của mỗi con người để duy trìsự phát triển xã hội và trật tự xã hội nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

Để quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, Nhà nước phải ban hành những kế hoạch, chính sách, pháp luật. Mỗi lĩnh vực quản lý bao gồm hai nội dung là quản lý việc thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật nói chung và quản lý việc thực hiện các quy định pháp luật về quy trình, quy phạm liên quan chặt chẽ đến chuyên môn, kỹ thuật nói riêng. Tuy nhiên, sự phân định này cũng ở một chừng mực nhất định, trong nhiều trường hợp khó xác định ranh giới rõ ràng. Chính sách, kế hoạch có đúng đắn và phù hợp với thực tiễn đến mấy cũng có thể không được thực hiện một cách nghiêm chỉnh nếu không

có hoạt động thanh tra, kiểm tra. Các nhà quản lý và các đối tượng quản lý đều có thể mắc sai lầm; hoạt động của Thanh tra bộ sẽ kịp thời phát hiện, chấn chỉnhvà xử phạt vi phạm hành chính đối với các sai lầm đó trước khi nó trở thành nghiêm trọng.

Thứ hai, Thanh tra bộ kịp thời ngăn ngừa, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục.

Vai trò của công tác thanh tra không chỉ và không phải chủ yếu là phát hiện và xử lý mà quan trọng hơn, thanh tra đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm pháp luật. Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn luôn là hiện thân của kỷ cương, pháp luật.

Trên thực tế, không phải tất cả những kế hoạch, chính sách, pháp luật do Nhà nước ban hành đều đúng đắn và hợp lý. Thông qua hoạt động thanh tra chuyên ngành sẽ giúp phát hiện những sai sót, bất hợp lý của những kế hoạch, chính sách, trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị các biện pháp nhằm hoàn thiện chủ trương, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, thanh tra luôn là cách thức phân tích, mổ xẻ một cách sâu sắc, đầy đủ nhất các nguyên nhân, động cơ, mục đích, tính chất, mức độ của một hành vi vi phạm. Do vậy các giải pháp (các khuyến nghị, kiến nghị, yêu cầu...) được đưa ra từ hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát không chỉ định hướng vào việc xử lý hành vi, vi phạm pháp luật mà nó còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách pháp luật, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những hành vi phạm pháp luật tương tự xảy ra ở một nơi khác hoặc vào thời gian khác.

Cùng với sự phát triển của xã hội thì các lĩnh vực của đời sống cũng ngày càng trở nên đa dạng hơn và phức tạp hơn. Chúng luôn luôn vận động

không ngừng. Để các biện pháp quản lý, chính sách quản lý phát huy được hiệu quả thì chính nó phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ. Hoạt động của Thanh tra bộgóp phần phát hiện những thay đổi và dự báo về những vấn đề sẽ phát sinh trong lĩnh vực quản lý của Bộ để có biện pháp phòng ngừa, xử lýkịp thời, hiệu quả.

Thứ ba, Thanh tra bộ góp phần thực hiện chủ trương, chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước.

Nền kinh tế hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta đang xây dựng đã thể hiện được những ưu thế rất lớn như: thúc đẩy quá trình xã hội hóa sản xuất nhanh chóng làm cho sự phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu sắc, giải phóng sức lao động, kích thích sự phát triển của các thành phần kinh tế, hình thành nên các mối liên hệ kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp và người sản xuất, tạo tiền đề cho sự hợp tác lao động ngày càng chặt chẽ. Với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, các mối quan hệ được giải phóng khỏi sự trói buộc của nền kinh tế khép kín đã từng kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện cần thiết cho việc tổ chức và quản lý kinh tế ở trình độ cao. Có thể nói sau gần 30 năm đổi mới, kinh tế và xã hội của nước ta đã có những bước phát triển vượt trội.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường này cũng có những khuyết tật như tình trạng vì lợi nhuận bất chấp pháp luật, hiện tượng bất bình đẳng gia tăng ... Đặc biệt nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa nên nhiều địa phương phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế ồ ạt, chạy theo số lượng mà chưa xem xét đầy đủ các yếu tổ quan trọng cần thiêt. Một số chủ đầu tư khu công nghiệp, khu kinh tế không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường; trong khi đó, các cơ quan có thẩm quyền chưa nhận thức ý thức và trách nhiệm đầy đủ,

đúng mức về công tác bảo vệ môi trường ở khu công nghiệp, khu kinh tế; công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội đối với công tác bảo vệ môi trường.

Với sự phức tạp của các quan hệ kinh tế ngày càng tăng, do đó đòi hỏi năng lực quản lý hành chính nhà nước về kinh tế - xã hội phải được nâng lên một bước. Thanh tra bộ vừa là biểu hiện, vừa thúc đẩy sự phân công và chuyên môn hóa công tác quản lý nhà nướctrong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi bức xúc của nền kinh tế,góp phần kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm, làm hạn chế những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ môi trường kinh tế - xã hội phát triển lành mạnh. Thông qua việc làm lành mạnh môi trường kinh doanh, Thanh tra bộ còn góp phần mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.

Thứ tư, Thanh tra bộ góp phần củng cố nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ.

Đây là nguyên tắc đặc thù trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam, đảm bảo cho tính toàn diện của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Nguyên tắc này thể hiện mối quan hệ giữa hai loại cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn.

- Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung là cơ quan có chức năng quản lý đối với tất cả các ngành, lĩnh vực phát sinh trong đời sống kinh tế - xã hội trên phạm vi lãnh thổ nhất định theo sự phân vạch địa giới hành chính của Nhà nước.

- Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn là cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước theo ngành, lĩnh vực. Các cơ quan

này được thành lập để giúp cho cơ quan hành chính có thẩm quyền chung thực hiện tốt hoạt động quản lý hành chính nhà nước của mình.

Sự hình thành cơ quan quản lý có thẩm quyền chuyên môn là kết quả của quá trình chuyên môn hoá các công việc quản lý hành chính nhà nước. Trong mối quan hệ với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở mỗi cấp nhất định thì cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn là cơ quan trực thuộc, có nhiệm vụ giúp cơ quan quản lý có thẩm quyền chung thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình trong lĩnh vực quản lý phân công. Thanh tra bộ là công cụ quản lý hành chính nhà nước trong ngành, lĩnh vực chuyên môn. Hoạt động của Thanh tra bộ được tiến hành thường xuyên có vai trò hết sức quan trọng giúp Bộ kiểm soát một cách chặt chẽ đối tượng quản lý, phát hiện kịp thời những sai phạm trong lĩnh vực được phân công quản lý để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra Thanh tra bộ còn giúp phát hiện những chồng chéo trong công tác quản lý giữa các ngành, lĩnh vực với nhau để từng bước xác định ranh giới quản lý của các cơ quan quản lý có thẩm quyền chuyên môn, trên cơ sở đó giúp cho hoạt động quản lý theo lãnh thổ sẽ được thực hiện tốt hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (Trang 27 -31 )

×