1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động Thanhtra bộ
1.2.3. Hệ thống quy định pháp lý về tổ chức và hoạt động bộ máy nhà
nước nói chung và tổ chức và hoạt động ngành thanh tra nói riêng
Tổ chức và hoạt động cơ quan nhà nước đều phải tuân thủ cácquy định của văn bản pháp luật.
Thanh tra bộ là cơ quan của Bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của Bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; đồng thời Thanh tra bộnằm trong hệ thống cơ quan Thanh tra Nhà nước; vì vậy, tổ chức và hoạt động của Thanh tra bộ chịu sự điều chỉnh của các văn
bản pháp luật về thanh tra cũng như văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của Bộ. Mọi sự thay đổi về tổ chức và hoạt động của Thanh tra bộ đều xuất phát từsự thay đổi của hệ thống văn bản pháp luật về thanh tra cũng như sự thay đổi về tổ chức và hoạt động của Bộ.
Tiểu kết Chương 1
Trong Chương 1, dưới góc độ lý luận, luận văn đã phân tích và làm sáng tỏ những nội dung sau:
Thứ nhất, làm rõ khái niệm về tổ chức và hoạt động Thanh tra bộ và các yếu tố cấu thành của khái niệm. Theo đó: Tổ chức thanh tra là một thiết chế của nhà nước, bao gồm các bộ phận, chức vụ được thành lập theo những nguyên tắc nhất định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra. Nghiên cứu về tổ chức Thanh tra bộ thông qua các nội dung như: vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức. Hoạt động Thanh tra bộ là việc thực hiện những những chức năng chính của Thanh tra bộ. Hoạt động của Thanh tra bộ bao gồm: hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
Thứ hai, luận văn đã phân tích, làm rõ vai trò của tổ chức và hoạt động Thanh tra bộ đối với công tác quản lý nhà nước của Bộ. Thanh tra bộ là một trong những chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý của Bộ. Thanh tra bộ kịp thời ngăn ngừa, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục. Thanh tra bộ góp phần thực hiện chủ trương, chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước.Thanh tra bộ góp phần củng cố nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ.
Thứ ba, luận vănxem xét những yếu tố chính ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Thanh tra bộ như vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nguồn nhân lực của đất nước và hệ thống các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước nói chung và tổ chức và hoạt động ngành thanh tra nói riêng.
Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
2.1. Khái quát chung về Bộ Tài nguyên và Môi trường và tổ chức, hoạt động của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường