Kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của lực lượng cảnh sát giao thông thành phố hà nội (Trang 62 - 71)

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lƣợng CSGT thành phố Hà Nội đã đƣợc triển khai thực hiện thƣờng xuyên, trên diện rộng với nhiều hình thức phong phú và đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định, bƣớc đầu hình thành đƣợc ý thức chấp hành pháp luật của ngƣời tham gia giao thông. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng vừa cấp bách vừa mang tính cơ bản lâu dài nhằm hình thành nếp sống văn minh, ý thức chấp hành pháp luật, tạo thói quen cho ngƣời tham gia giao thông chấp hành đúng quy định của pháp luật về TTATGTĐB. Trong những năm qua, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lƣợng CSGT thành phố Hà Nội đạt đƣợc những hiệu quả cụ thểnhƣ sau:

Thứ nhất, tổ chức tập huấn Luật giao thông đường bộ và các văn bản liên quan đến TTATGTĐB cho các tầng lớp nhân dân

Ngoài việc tập huấn cho cán bộ trong đơn vị quán triệt và học tập các văn bản, chỉ thị, kế hoạch của cấp trên. Phòng CSGT Công an thành phố đã đề xuất tham mƣu cho Ban Giám đốc và tổ chức tập huấn cho lực lƣợng

CSGT cấp quận, huyện về công tác tuyên truyền, phổ biến. Lực lƣợng CSGT đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tập huấn và cung cấp tài liệu cho các giáo viên phổ thông giảng dạy môn giáo dục công dân. Phòng CSGT Công an thành phốđã tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật về TTATGTĐB cho Đoàn viên, lực lƣợng thanh niên tình nguyện, đội xung kích các trƣờng học, tuyên truyền viên, Hội trƣởng hội phụ nữ, Công an phƣờng, Bí thƣ các Đoàn thanh niên, Cựu chiến binh, Mặt trận Tổ Quốc các cấp; biên soạn đề cƣơng bài nói chuyện cho các tuyên truyền viên ở các ban ngành, tổ chức, ... để từ đó phổ biến pháp luật đến các tầng lớp nhân dân.

Năm 2013, tiến hành hƣớng dẫn, kiểm tra lại Luật theo Thông tƣ 02/BCA cho 2.265 trƣờng hợp vi phạm. Trong đó: đạt lần 1 là 1.559 trƣờng hợp; đạt lần 2 là 367 trƣờng hợp; đạt lần 3 là 49 trƣờng hợp; đạt lần 4 là 39 trƣờng hợp; trƣợt là 160 trƣờng hợp.

Năm 2014, Phòng CSGT Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB cho 99 hãng taxi với

11.245 lái xe và công tác phòng chống tội phạm trong hoạt động vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn thành phố với 03 nội dung nhƣ sau: Quy định của Pháp luật về TTATGT; Trách nhiệm lƣơng tâm, đạo đức nghề nghiệp và thái độ phục vụ hành khách của nhân viên lái xe taxi; Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi.

Tháng 11/2015, đã phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức Hội nghị tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật vềTTATGTĐB, đƣờng sắt và công tác phòng chống tội phạm cho các lái xe, phụ xe khách liên tỉnh hoạt động trên địa bàn thành phố, đã tổ chức đƣợc 01 buổi với 125 ngƣời tham dự. Tiếp tục tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT trong hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi cho 7.836 lái xe.

Phòng CSGT Công an thành phố Hà Nội bố trí các cán bộđến cơ quan, xí nghiệp, trƣờng học, cụm dân cƣ nói chuyện về tình hình TTATGT, phổ biến quy tắc giao thông, báo hiệu đƣờng bộ, chế tài xử phạt các hành vi vi phạm luật giao thông và kinh nghiệm lái xe an toàn phòng tránh tai nạn giao thông đã trở thành nếp sinh hoạt và gây ấn tƣợng tốt tại nhiều cơ quan, trƣờng học, tổ chức xã hội, cụm dân cƣ. Đây là hình thức mà ngƣời nói trực tiếp nói với ngƣời nghe về những nội dung có liên quan đến ATGT. Mục đích cuối cùng là nhằm làm cho ngƣời nghe hiểu và hành động theo mục đích của ngƣời tuyên truyền.

Kết quả lực lƣợng CSGT thành phố phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền miệng trong năm 2013, 2014, 2015 đƣợc thể hiện dƣới bảng sau:

Hình thức Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tuyên truyền lƣu động 11.956 lƣợt 16.675 lƣợt 12.040 lƣợt

Tuyên truyền trực tiếp 202 buổi với 89.556 ngƣời nghe (*) 309 buổi với 130.388 ngƣời dự (**) 312 buổi với 153.219 ngƣời dự

Bảng 2.1. Kết quả tổ chức tuyên truyền miệng trong 3 năm

2013, 2014 và 2015

(Nguồn: Kết quả tổng hợp, thống kê dựa theo Báo cáo tổng kết tình hình, kết quảcông tác đảm bảo TTATGT; trật tự đô thịnăm 2013 của Công an

Thành phố Hà Nội và Báo cáo tình hình, kết quảcông tác đảm bảo TTATGTĐB của Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an Thành phố

Chú thích:

(*) Năm 2013, trong đó tuyên truyền cho học sinh, sinh viên: 69 buổi với 42.505 học sinh, sinh viên tham dự; đội ngũ lái xe: 52 buổi với 18.520 lái, phụ xe tham gia; cán bộ công nhân viên: 38 buổi với 22.275 người nghe. (**) Năm 2014, trong đó Phòng PC67: tuyên truyền 193 buổi với 76.812 người tham dự; Công an các quận huyện: 116 buổi/ 55.854 lượt người tham dự.

Từ bảng số liệu trên, thấy rằng sau 3 năm, hình thức tuyên truyền miệng ngày càng đƣợc mở rộng và thực hiện nhiều hơn. Đây là hình thức đơn giản, kinh phí thực hiện ít, đem lại hiệu quả cao. Vì vậy lực lƣợng CSGT thành phố thƣờng xuyên sử dụng hình thức này. Thực tế cho thấy hiệu quả của tuyên truyền miệng không chỉ đánh giá tại chỗ khi nghe, thu hoạch sau khi nghe mà còn cao hơn là ngƣời nghe giữ đƣợc niềm tin lâu dài và luôn tự giác làm đúng các quy định pháp luật về TTATGTĐB.

Thứ ba, tổ chức triển lãm ảnh vềTTATGTĐB

Lực lƣợng CSGT thành phố đã phối hợp với Sở Văn hóa thông tin, Sở Giao thông vận tải, Thành đoàn Thanh niên... tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB bằng hình ảnh trực quan, sinh động nhƣ pa nô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu dọc các tuyến đƣờng nơi công cộng; tổ chức các cuộc thi tranh, ảnh và triển lãm về TTATGTĐB.

Năm 2013, lực lƣợng CSGT thành phố đã tiến hành trƣng bày 289 lƣợt pano ảnh tuyên truyền; đến năm 2014, số pano tăng lên gần gấp 3 lần là 741

pano tuyên truyền; tuy nhiên đến năm 2015, số pano tuyên truyền giảm chỉ còn 601 pano ảnh.

Các pa nô tranh ảnh nội dung chủ yếu về các hành vi vi phạm quy tắc giao thông, TNGT để triển lãm, trƣng bày... tại trụ sở cơ quan, khu dân phố, nhiều phƣờng lực lƣợng CSGT phối hợp với các cơ quan hữu quan thƣờng xuyên bổ sung ảnh mới luân chuyển đƣa đi triển lãm lƣu động tại các cơ quan, trƣờng học, nơi công cộng, các huyện đã thu hút hàng triệu ngƣời xem.

Thứ tư, tuyên truyền trên Đài phát thanh, Đài truyền hình thành phố và cơ quan báo chí...

Phòng Công tác chính trị và Phòng CSGT Công an thành phố Hà Nội đã chủ động với cơ quan báo chí, Đài Phát thanh, Đài Truyền thanh, Đài Truyền hình thành phố Hà Nội mởcác đợt tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Hà Nội đã và đang duy trì thƣờng xuyên chuyên mục “An toàn giao thông” có chất lƣợng, nội dung phong phú, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân quan tâm. Thông qua nội dung, hình thức tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng, giúp cho mọi đối tƣợng tham gia giao thông hiểu biết thêm về luật giao thông và thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc chấp hành pháp luật về TTATGTĐB cũng nhƣ giúp cho lực lƣợng CSGT cùng các cơ quan chức năng hoàn thành nhiệm vụđƣợc giao.

Phòng CSGT Công an Hà Nội đã phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội xây dựng 1.333 phóng sự (trong đó, năm 2013: 381 phóng sự tuyên truyền về kết quả và công tác đảm bảo TTATGT; năm 2014 xây dựng 574 phóng sự và năm 2015 xây dựng 378 phóng sự). Trong 3 năm từ 2013 đến 2015 cung cấp tổng số 29.191 tin bài

đăng trên các báo đài Trung ƣơng và Hà Nội để đƣa tin tuyên truyền về công tác đảm bảo TTATGTĐB, cụ thể là: năm 2013 cung cấp 3.678 tin về TTATGT cho các báo đài đƣa tin; năm 2014 cung cấp 11.523 tin cho báo đài (trong đó Phòng PC67 11.030 tin; Công an các quận, huyện 493 tin) và xây dựng 2 phim tài liệu. Thêm vào đó, trong 2 năm 2014 và 2015, cung cấp

1.516 bài viết tuyên truyền về TTATGT (năm 2014: 883 bài; năm 2015: 633 bài tuyên truyền).

Đặc biệt từ năm 2004 đến nay vẫn luôn duy trì cung cấp tin cho bản tin An toàn giao thông của Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội, báo Hà Nội mới trƣớc 6h sáng hàng ngày để đƣa tin kịp thời tình hình trật tự giao thông, TNGT, công tác tổ chức

phân luồng giao thông và những cảnh báo để mọi ngƣời tham gia giao thông biết nhằm bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn thành phố, đáng chú ý đã biên tập và cung cấp phƣơng án phân luồng giao thông khu vực 62 điểm xác định thƣờng có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông cho báo, đài và tổng đài 1080 của Bƣu điện Hà Nội đểhƣớng dẫn, giải đáp khi có yêu cầu.

Từ năm 2013 đến năm 2016, tiếp tục đẩy mạnh lắp đặt loa tuyên truyền từ 16 cụm loa tại 16 nút giao thông lên trên 45 cụm loa tại 45 nút giao thông trọng điểm. Hàng ngày phối hợp cung cấp các thông tin về công tác đảm bảo TTATGTĐB trên các loa tuyên truyền. Những loa này thƣờng xuyên cung cấp các thông tin mới nhất về tình hình TNGT và các quy tắc khi tham gia giao thông tạo nét đẹp văn hóa giao thông đô thị. Đồng thời tổ chức họp báo hàng tháng về công tác đảm bảo TTATGTĐB và xây dựng các bài tuyên truyền gửi Công an các quận, huyện phát trên hệ thống truyền thanh các xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Năm 2016, để tiến hành đổi mới đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, Phòng CSGT Công an Hà Nội đã lắp đặt 15 màn hình tivi HD, đèn LED tại các điểm công cộng tổ chức tuyên truyền pháp luật về TTATGTĐB. Việc tuyên truyền pháp luật giao thông đƣờng bộ trên hệ thống màn hình LED đƣợc thực hiện từ 6h30 đến 10h00 và từ 15h00 đến 21h30 hàng ngày.

Bên cạnh đó, lực lƣợng CSGT thành phố Hà Nội phối hợp với kênh VOV Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng vào các khung giờ cao điểm buổi sáng trƣa tối về các tuyến đƣờng tại thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó trên kênh VOV giao thông thƣờng xuyên cập nhật tình hình ùn tắc giao thông, TNGT, tuyên truyền pháp luật về TTATGTĐB... Đây chính là công cụ, phƣơng tiện hữu hiệu đƣa pháp luật nhanh chóng đến với ngƣời tham gia giao thông, giúp họ dễ dàng tiếp thu, nắm bắt, tìm hiểu, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật vềTTATGTĐB của Nhà nƣớc ở mọi lúc, mọi nơi.

Ngoài ra, còn tổ chức ghi hình, đƣa tin số học sinh vi phạm TTATGTĐB phát sóng trên Đài Phát thanh truyền hình hoặc một số bản tin giao thông trên

Đài Truyền hình thành phốđồng thời gửi biên bản vi phạm đến Sở Giáo dục & đào tạo, trƣờng học, có tác dụng răn đe cũng nhƣ giáo dục chung.

Thứ năm, tổ chức biên soạn, in ấn, cấp phát tờ gấp, tờ rơi và vận động nhân dân ký cam kết chấp hành pháp luật giao thông

Ngoài các biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các báo chí, cơ quan phát thanh truyền hình còn chủ động phối hợp với Ban ATGT, Sở Văn hóa – thông tin biên soạn các tài liệu tuyên truyền dễ hiểu, dễ nhớ về quy tắc giao thông quy định về xử phạt các hành vi vi phạm TTATGTĐB đến mọi tầng lớp nhân dân. Đã phát hành hàng triệu tờ gấp, tờ rơi kết hợp với tuyên truyền, vận động các hộgia đình sống dọc các quốc lộ trục đƣờng lớn cửa ngõ đi vào thành phố, địa bàn phức tạp về an toàn giao thông, lái xe ô tô, xe thồ, xe ôm, học sinh, sinh viên hiểu biết về Luật giao thông đƣờng bộ và ký cam kết chấp hành pháp luật giao thông. Đây là phƣơng pháp phát huy hiệu quả trực tiếp đối với công tác tuyên truyền, vận động quần chúng chấp hành luật giao thông và cùng tham gia quản lý trong công tác bảo đảm TTATGTĐB.

Phòng CSGT Công an Hà Nội phối hợp với Sở Tƣ pháp, Sở Giao thông công chính thành phố in tờ rơi tuyên truyền Luật giao thông đƣờng bộ cung cấp cho nhân dân các huyện ngoại thành và 6 điểm tuyên truyền trực quan của ngoại ô ra vào thành phố.

Năm 2013, tuyên truyền về trật tự đô thị: đã tổ chức cho 29.288 lƣợt hộ, cá nhân kinh doanh, cơ quan đơn vị, tổ chức xã hội ở mặt phố ký cam kết không lấn chiếm vỉa hè, lòng đƣờng để kinh doanh.

Năm 2014, Phòng CSGT Công an Hà Nội phối hợp với Tổng Công ty vận tải Hà Nội tổ chức tuyên truyền các quy định của pháp luật về TTATGT, dán đề can tuyên truyền quy định của Luật giao thông trên 07 tuyến xe buýt với 155 xe buýt phục vụ công tác tuyên truyền; phối hợp với Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị thuộc Sở Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức dán đề can “tuyên truyền pháp luật về TTATGT” tại 150 nhà chờ đón, trả khách, các điểm chung chuyển xe buýt và đầu bến xe.

Đến năm 2015, phối hợp với Trung tâm điều hành giao thông Sở Giao thông vận tải tổ chức dán đề can tuyên truyền tại 120 nhà chờ xe buýt và 150 xe buýt.

Một trong những hình thức mới đƣợc lực lƣợng CSGT thành phố thực hiện phối hợp với Sở Giáo dục đào tạo, Phòng Giáo dục đào tạo Quận Tây Hồ, UBND huyện Đan Phƣợng tổ chức trao tặng 5.400 cuốn vở có in hình ảnh tuyên truyền pháp luật về TTATGT cho học sinh trƣờng Tiểu học Nhật Tân – Tây Hồvà trƣờng Tiểu học Đan Phƣợng.

Thứ sáu, tuyên truyền, phổ biến pháp luật TTATGTĐB đến mọi tầng lớp nhân dân thông qua hoạt động của các mô hình tự quản

Chủ động đề xuất và tham mƣu cho cấp ủy, chính quyền địa phƣơng các cấp các ngành, các tổ chức xã hội xây dựng mô hình tự quản trong quần chúng nhân dân về ATGT đạt hiệu quả cao. Nội dung , hình thức các mô hình tự quản về ATGT đa dạng và phong phú, góp phần phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, mọi tầng lớp nhân dân tham gia giữgìn TTATGTĐB.

Thành phố Hà Nội đã xây dựng đƣợc hàng trăm mô hình tự quản an toàn giao thông; tổ liên gia tự quản, khu dân cƣ tự quản, tại 1 số trƣờng học có đội thanh niên tự quản nhắc nhở và phân làn đƣờng cho xe đi lại chấp hành các quy định về ATGT khi tan trƣờng, xây dựng tuyến tự quản, tuyến phố văn minh đô thị, kiểu mẫu, xây dựng mô hình nhà ga an toàn, cung đƣờng tự quản...

Hình thức này đƣợc chính đội thanh niên tự quản của Học viện Ngân hàng thực hiện rất hiệu quả. Giờ tan trƣờng, nhiều phƣơng tiện đi lại trên tuyến đƣờng Chùa Bộc, đội thanh niên của văn phòng Đoàn Học viện Ngân hàng đã phân công đứng phân làn đƣờng, điều khiển phƣơng tiện đi lại tránh lấn đƣờng và ùn tắc giao thông; giúp giao thông đi lại thuận lợi trong giờ cao điểm tại trục đƣờng này. Ngoài ra, còn có trƣờng Đại học Thƣơng Mại, trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân... cũng thành lập các đội thanh niên tự quản an toàn giao thông.

Bên cạnh đó, tại các khu dân cƣ cũng thành lập nhiều đội tự quản và đem lại nhiều hiệu quả tích cực; cùng phối hợp với lực lƣợng CSGT địa phƣơng phân luồng và chỉ huy giao thông trên các tuyến đƣờng có mật độ giao thông tham gia đông đúc.

Thứ bảy, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật về TTATGTĐB tại các trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của lực lượng cảnh sát giao thông thành phố hà nội (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)