Trong những năm qua, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lƣợng CSGT thành phố Hà Nội đã đƣợc đẩy mạnh rộng khắp các quận huyện nội và ngoại thành; đa dạng hoá về loại hình và hình thức tuyên tuyền. Có thể nói, chƣa bao giờ các phƣơng tiện truyền thông đại chúng lại dành nhiều thời lƣợng tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn giao thông, với tần suất dày đặc nhƣ thời gian qua. Nhiều cơ quan báo đài đã dành nhiều thời lƣợng, mở chuyên mục, chƣơng trình, kênh chuyên đề tuyên truyền về các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc, các biện pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ… về an toàn giao thông. Nhƣ, Báo Nhân dân với chuyên mục “giao thông”; Báo điện tử vietnamnet.vn với chuyên mục “an toàn giao thông”; vietnamplus.vn với chuyên mục “giao thông”; Đài Tiếng nói Việt Nam có cả 1 kênh phát thanh “vov giao thông”, báo điện tử vovgiaothong.vn; Đài Truyền hình Việt Nam với chuyên mục “an toàn giao thông”; Báo Lao động với “an toàn giao thông”… Các đài phát thanh – truyền hình, báo ở địa phƣơng đều mở các chuyên mục về an toàn giao thông.
Tuy nhiên, mặc dù công tác tuyên truyền, phổ biến đã đƣợc đẩy mạnh, kinh phí chi cho hoạt động tuyên truyền đã tăng lên đáng kể, song song với đó là số vụ TNGT tại thành phố Hà Nội thời gian qua đã giảm đáng kể, nhƣng chƣa bền vững. Nguyên nhân một phần do công tác tuyên truyền chƣa “thấm” vào từng đối tƣợng, từng ngƣời dân. Hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ
biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lƣợng CSGT thành phố Hà Nội còn nhiều hạn chế nhƣ sau:
Thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lƣợng CSGT còn bị động, khoán trắng cho một số đơn vị; chƣa duy trì thƣờng xuyên mà chủ yếu tập trung vào các đợt cao điểm.
Thứ hai, qua tìm hiểu, nhiều nơi chƣa thực sự quan tâm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB; ở một số vùng nông thôn ngoại ô, phần lớn ngƣời dân tiếp cận qua thông tin đại chúng, ít hoạt động tuyên truyền trực tiếpcủa lực lƣợng CSGT địa phƣơng bởi vậy hiệu quả tác động sâu, mạnh và lâu dài để thay đổi nhận thức của các đối tƣợng chƣa cao.
Thứ ba, nội dung tuyên truyền, phổ biến chƣa bám sát thực tế mỗi địa bàn, hình thức tuyên truyền không thống nhất, mạnh ai đấy làm…
Thứ tư, khi phối hợp với cơ quan báo đài đƣa tin đến ngƣời dân, chỉ tập trung đƣa tin về các vụ tai nạn giao thông mang tính giật gân câu khách mà chƣa có những bài phản ánh, phân tích chuyên sâu về nguyên nhân, phân tích đa chiều, hay ý thức ngƣời tham gia giao thông… để từ đó nêu lên cảnh tỉnh cho ngƣời tham gia giao thông.
Thứ năm, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đƣờng bộ mới đạt yêu cầu về diện, thiếu chiều sâu, còn mang tính hình thức, chƣa phù hợp với đặc điểm từng đối tƣợng nhất là ở khu vực nông thôn ngoại ô thành phố nên chất lƣợng, hiệu quả còn hạn chế.
Thứ sáu, hoạt động kết hợp cùng nhà trƣờng tổ chức các buổi giao lƣu với học sinh chỉ tập trung ở khu vực nội thành mà các địa phƣơng nông thôn, ngoại thành của lực lƣợng CSGT thành phố, lực lƣợng CSGT tại địa phƣơng cơ sở khu vực ngoại thành chƣa có sự tác động tích cực, quyết liệt trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về TTAGTĐB cho đối tƣợng này.
Thứ bảy, việctuyên truyền, phổ biến chủ yếu do lực lƣợng CSGT thành phố phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện; lực lƣợng CSGT cấp quận, huyện đặc biệt tại khu vực ngoại thành chƣa quan tâm đúng
mức nên chƣa phát huy đƣợc sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hộicấp cơ sở tham gia vào tuyên truyền.
Thứ tám, trong 3 năm từ 2013 đến 2015 Phòng CSGT Công an Hà Nội đã gửi tổng là 65.715 thông báo vi phạm theo Thông tƣ số 38/BCA (năm 2013 là 23.974 thông báo vi phạm; năm 2014 là 17.655 thông báo; năm 2015 là 24.086 thông báo). Tuy nhiên, theo con số thống kê từ Công an thành phố Hà Nội, gần 90% giấy thông báo vi phạm một đi không trở lại. Năm 2013 nhận phản hồi 571 trƣờng hợp tƣơng đƣơng với 2,3%, con số quá thấp, và năm 2014 – 2015 không có con số thống kê cụ thể về tình hình phản hồi lại giấy thông báo vi phạm. Điều này thể hiện việc thông báo vi phạm về cơ quan hoặc nơi cƣ trú của ngƣời vi phạm theo quy định tại Thông tƣ 38 chƣa đƣợc các cơ quan, đơn vị ở địa phƣơng quan tâm thực hiện kiểm điểm, giáo dục ngƣời vi phạm ởnơi cƣ trú và thông báo phản hồi lại cho đơn vị ra thông báo. Vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB không không đƣợc thực hiện triệt đểvà đôi khi chỉ mang tính hình thức.