Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của lực lượng cảnh sát giao thông thành phố hà nội (Trang 73 - 76)

Bên cạnh những kết quả mà lực lƣợng CSGT thành phố Hà Nội đã đạt đƣợc, còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục để công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB đƣợc hiệu quả hơn. Và nguyên nhân của những hạn chế đó là:

Thứ nhất, lộ trình áp dụng luật và một số chính sách phát triển giao thông chƣa phù hợp, ví dụ chƣa có hệ thống giao thông công cộng thực sự thuận lợi đã tiến hành cấm đoán phƣơng tiện cá nhân; cơ sở hạ tầng chƣa quy củ rành mạch thì các quy định quản lý thay đổi luôn mà đã phạt các lỗi về phân làn...

Thứ hai, chế tài luật làm căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính chƣa khoa học và chƣa phù hợp với thực tế khách quan, ví dụ: quy định riêng về tuổi trẻ em ngồi thêm trên xe máy mà không theo khái niệm chung về trẻ em, việc đèo thêm ngƣời ngồi giữ khi cần chởngƣời ốm đau, già yếu, thƣơng tật...

Điều này dẫn đến bất mãn cho ngƣời dân nên dù có tuyên truyền họ cũng không phục và không theo.

Thứ ba, nhận thức chung của xã hội về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lƣợng CSGT chƣa tƣơng xứng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này.

Thứ tư, có một số hình thức chƣa phù hợp với đối tƣợng tuyên truyền, phổ biến và tình hình thực tiễn; phƣơng thức tuyên truyền chƣa bài bản và hiệu quả: để các vấn đề tuyên truyền, phổ biến tới ngƣời dân ghi nhớđƣợc để không vi phạm phải đơn giản, ngắn gọn.

Thứ năm, sựgiúp đỡ, phối hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể với lực lƣợng CSGT thành phốchƣa chặt chẽ, nhiều nơi, nhiều lúc chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ, tâm lý ỷ lại vẫn tồn tại.

Thứ sáu, đội ngũ lực lƣợng CSGT thành phố làm công tác tuyên truyền, phổ biến còn nhiều hạn chế và chƣa đồng đều mặc dù đã đƣợc tập huấn và đào tạo nâng cao nghiệp vụchuyên môn; đặc biệt là lực lƣợng CSGT ở cấp cơ sở. Thêm vào đó, cách hành xử phạt của một số cá nhân trong lực lƣợng CSGT chƣa đúng, chỉ mải tập trung vào việc nâng cao năng suất phạt để đạt chỉ tiêu phạt để lấy thành tích tiền thƣởng, nhận hối lộ, tiêu cực mà không chú trọng đến vai trò tuyên truyền và ngăn ngừa, răn đe. Điều đó đã làm suy giảm những ấn tƣợng tốt đẹp về ngƣời chiến sỹ cảnh sát giao thông “vì nƣớc quên thân, vì dân phục vụ” trong lòng nhân dân, ảnh hƣởng đến uy tín, và giảm tính hiệu quả khi lực lƣợng CSGT thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB tới ngƣời dân.

Thứ bảy, kinh phí, cơ sở vật chất, phƣơng tiện làm việc dành cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB nhìn chung còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của công tác này.

Tiểu kết Chƣơng 2

Trong Chƣơng 2, tôi đƣa ra hiện trạng hệ thống giao thông đƣờng bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội; đƣa ra các con số rõ ràng, cụ thể về tình hình vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng nhƣ phân tích các nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về TTATGTĐB, trong đó một trong những nguyên nhân lớn đến từ ý thức và nhận thức của ngƣời tham gia giao thông trong quá trình lƣu thông trên đƣờng. Luận văn của tôi đã tập trung phân tích thực trạng của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật vềTTATGTĐB của lực lƣợng CSGT thành phố Hà Nội dƣới các góc độ nhƣ: Tổ chức của lực lƣợng CSGT thành phố trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB; về công tác tham mƣu của lực lƣợng CSGT với cấp trên trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB; trong công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ và lực lƣợng CSGT trực tiếp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB cho ngƣời tham gia giao thông. Cuối cùng tôi đƣa ra các đánh giá chung về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lƣợng CSGT thành phố Hà Nội. Từ những đánh giá khách quan, trung thực thực trạng về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB, để từ đó đƣa ra những giải pháp mang tính thực tiễn tại phù hợp nhất trong Chƣơng 3.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG

ĐƢỜNG BỘ CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của lực lượng cảnh sát giao thông thành phố hà nội (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)