trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ của lực lƣợng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội
3.2.1.1. Lực lượng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội phải chủ động tham mưu cho cấp ủy chính quyền các cấp về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, lãnh đạo triển khai các giải pháp bảo đảm TTATGTĐB. Thực tế cho thấy, ở nơi nào có đƣợc sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền thì nơi đó tình hình TTATGTĐB có chuyển biến rõ rệt, kiềm chế và giảm đƣợc TNGT. Do vậy, lực lƣợng CSGT thành phố phải tranh thủ tối đa sự chỉ đạo và làm tốt chức năng tham mƣu, đề xuất cho các cấp ủy, chính quyền địa phƣơng ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị và Quyết định quy định về công tác về bảm đảm TTATGTĐB, trong đó công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB phải đƣợc coi trọng hàng đầu. Do vậy, công tác tham mƣu của lực lƣợng CSGT đóng vai trò rất quan trọng.
Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm TTATGT ở từng địa phƣơng, lực lƣợng CSGT thành phố làm tốt công tác tham mƣu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng đề ra chủ trƣơng, kế hoạch, nội dung, biện pháp, lộ trình thực hiện nhiệm vụ đảm bảo TTATGT đƣờng bộ ở địa phƣơng. Ban hành qui chế phân công, phân cấp, quy định rõ trách nhiệm cửa từng ngành, từng cấp; cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất giữa các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức và công dân trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB cũng nhƣ chấp hành luật giao thông và tham gia quản ỉý TTATGT đƣờng bộở mỗi địa phƣơng.
Lực lƣợng CSGT thành phố phải chủ động tích cực tham mƣu cho cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với lĩnh vực TTATGT. Tham mƣu, đề xuất cấp ủy, chính quyền, các cơ quan Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, trƣờng học, bệnh viện, đơn vị lực lƣợng vũ
trang thành phố Hà Nội... quán triệt và triển khai Chỉ thị 18-CT/TW, ngày 4/9/2012 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng “Về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”, Chiến lƣợc quốc gia đảm bảo TTATGT đƣờng bộđến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (ban hành theo Quyết định số 1586/QĐ-TTg, ngày 14/10/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ) và củng cố Ban Chỉđạo ATGT thành phố.
3.2.1.2. Hoạt động tuyên truyền của lực lượng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội phải bám sát với tình hình thực tế
Công tác tuyên truyền, phổ biến phải bám sát thực tiễn, đặc biệt là tình hình phức tạp về TTATGTĐB nổi lên ở từng quận huyện nội ngoại thành, do vậy lực lƣợng CSGT phải nắm bắt kịp thời từ đó tham mƣu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, Ủy ban ATGT quốc gia, Ban ATGT thành phố, Bộ Công an, Giám đốc Công an thành phố có Chỉ thị, Quyết định và Kế hoạch với những biện pháp thiết thực phù hợp với thực tế nhằm kiềm chế gia tăng, tiến tới giảm dần TNGT và ùn tắc giao thông theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc. Đồng thời định hƣớng tuyên truyền cho các cơ quan thông tin đại chúng trong từng giai đoạn để tạo sự thống nhất và hiệu quả tuyên truyền:
- Chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB, nội dung cần ngắn gọn, dễ hiểu qua nhiều kênh để mọi ngƣời đều đƣợc nghe, nhận thức đƣợc hậu của của việc không chấp hành các quy định của pháp luật về TTATGTĐB. Qua đó nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đƣờng bộ, chủđộng phòng tránh TNGT.
- Trong công tác tuyên truyền, tập trung tuyên truyền về giao thông đƣờng bộ theo các chủ đề nhƣ: “Văn hóa giao thông”. Tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến và hƣớng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản nhất về văn hóa giao thông, hành vi ứng xửcó văn hóa khi tham gia giao thông.
- Tuyên truyền trên các phƣơng tiện truyền thông địa phƣơng bằng nhiều hình thức tuyên truyền nhƣ: tổ chức hội thảo, tọa đàm về xây dựng văn hóa giao thông, hội thi tìm hiểu Luật giao thông đƣờng bộ,... Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB tại các trƣờng học qua các buổi sinh hoạt thứ 2 đầu tuần; tuyên truyền về độmũ bảo hiểm cho trẻ em khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện, xe mô tô...
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hậu quả của việc vi phạm các quy định đó bằng các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tờrơi, áp phích.
- Các cơ quan, doanh nghiệp, trƣờng học và các tổ chức đoàn thể, quần chúng tổ chức ký cam kết không vi phạm pháp luật về TTATGTĐB đối với cán bộ, công chức, ngƣời lao động, học sinh và ngƣời dân đang học tập, làm việc và sinh sống tại thành phố.
- Đồng bộ trong công tác tuyên truyền, phổ biến từ cấp thành phố đến cấp xã, huyện và tập trung ở địa bàn nông thôn. Bởi xuất phát từ những hạn chế của lực lƣợng CSGT tại các địa phƣơng ngoại thành chƣa chú trọng và quan tâm đến công tác tuyên truyền cho ngƣời dân ở địa bàn nông thôn vì vậy Công an thành phố Hà Nội cần ban hành chỉ thị tới Công an các huyện, xã ngoại thành thuộc thành phố thực hiện nghiêm túc và quyết liệt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB; đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể cũng nhƣ biên soạn chƣơng trình tuyên truyền, phổ biến với nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, bám sát vào tình hình đặc thù của từng địa phƣơng.
3.2.1.3. Cần có quy chế phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tổ chức công tác hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Lực lƣợng CSGT thành phố tham mƣu cho Giám đốc Công an thành phố có quy chế phối hợp với các ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Quy chế phối
hợp cụ thể, quy định rõ ràng trách nhiệm của từng ngành, từng đơn vị; các hình thức và nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB trong từng thời gian cụ thể, phải phù hợp với tình hình thực tếở từng địa phƣơng:
+ Phối hợp trong việc xây dựng kế hoạch, tiến hành các biện pháp tuyên truyền, phổ biến tới các thành viên trong cơ quan, đơn vị, trƣờng học, tổ chức xã hội chấp hành luật giao thông. Trên cơ sở các thông tin về địa bàn đặc điểm đối tƣợng cần tuyên truyền tình hình chấp hành Luật giao thông của các thành viên trong cơ quan, đơn vị do lực lƣợng trực tiếp quản lý địa bàn cung cấp, lực lƣợng CSGT chủ động xây dựng mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phƣơng pháp tuyên truyền cụ thể, phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lý của từng loại đối tƣợng, từng cơ quan, đơn vị để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao nhất.
+ Phối hợp trong việc điều tra, nắm tình hình địa bàn, xác định các địa bàn trọng điểm, các yêu cầu nhiệm vụ cụ thể với từng địa bàn. Trong quan hệ phối hợp này, lực lƣợng CSGT chủ động phối hợp đặt vấn đề để nắm tình hình qua chính quyền các cấp lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, trƣờng học, tổ chức xã hội, lực lƣợng Công an quản lý địa bàn... hoặc thông qua các chế độ thông tin, báo cáo, qua các phƣơn tiện thông tin đại chúng, dƣ luận xã hội... để xác định những địa bàn giao thông phức tạp cần tập trung lực lƣợng, phƣơng tiện tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông cho ngƣời dân và vận động, hƣớng dẫn nhân dân tham gia quản lý TTATGT.
+ Phối hợp trong việc tuyển chọn cán bộ, xây dựng các tổ chức quần chúng nòng cốt trực tiếp thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động và tổ chức hƣớng dẫn nhân dân tham gia quản lý TTATGT.
+ Phối hợp việc triển khai thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến cụ thể nhƣ sau: sử dụng hệ thống thông tin đại chúng để tuyên truyền các
nội dung yêu cầu về đảm bảo TTATGT, tổ chức lực lƣợng quần chúng cổ động, kẻ vẽ pano, áp phích, kịch nói, vẽ tranh cổ động, triển lãm về an toàn giao thông... Trong quan hệ phối hợp này, lực lƣợng CSGT phải chủđộng về mặt nội dung, chịu trách nhiệm về kiến thức Luật giao thông và nghiệp vụ chuẩn bị tài liệu, số liệu, hình ảnh minh họa.... Các cơ quan, xí nghiệp, trƣờng học, tổ chức xã hội có trách nhiệm tập hợp lực lƣợng, chuẩn bị địa điểm, phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ cho việc tuyên truyền.
+ Phối hợp với các ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến vận động quần chúng chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tham gia giữ gìn TTATGT, phát động mạnh mẽ phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm TTATGT”, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ởkhu dân cƣ”, xây dựng “Văn hóa giao thông”;
+ Phối hợp với các tổ chức, cá nhân làm công tác nghệ thuật tổ chức sáng tác, dàn dựng, biểu diễn, sân khấu hóa nhiều tác phẩm về đề tài TTATGT....
3.2.1.4. Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, đẩy mạnh việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Phải thƣờng xuyên đổi mới về hình thức, nội dung công tác tuyên truyền. Coi trọng việc tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng và hệ thống cổ động thông tin cơ sở, đặc biệt là trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội. Tăng cƣờng phối hợp với Đài Phát thanh truyền hình Hà Nội cải tiến về nội dung , hình thức để nâng cao chất lƣợng chuyên mục “An toàn giao thông”; bản tin An toàn giao thông. Chú trọng tuyên truyền các gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến, cách làm hay, mô hình tốt bằng kinh nghiệm đảm bảo TTATGT để nhân rộng, các vụ việc vi phạm quy tắc giao thông, các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT và phòng tránh TNGT; xây
dựng chuyên trang ATGT trên báo địa phƣơng; bổ sung sốlƣợng, chất lƣợng các bản ảnh tuyên truyền lƣu động và thƣờng xuyên tổ chức các đợt triển lãm ở các địa bàn giao thông công cộng, trƣờng học, các cụm dân cƣ. Tăng cƣờng cung cấp thông tin, bài, gặp gỡ các phóng viên báo chí để định hƣớng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB tạo sự đồng thuận của các cơ quan báo chí, phát thanh – truyền hình trong công tác bảo đảm TTATGTĐB của thành phố.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB cần phải có sự cải tiến và tạo đƣợc bƣớc đột phá toàn diện để thay đổi ý thức của ngƣời tham gia giao thông và cải thiện tình hình TTATGTĐB. Có câu “nƣớc chảy đá mòn”, nên trƣớc hết hàng ngày trên các trang báo từ trung ƣơng đến địa phƣơng phải đăng tin về ATGT ở vị trí trang báo thuận tiện nhất cho bạn đọc.
- Nội dung ngắn gọn về các lỗi vi phạm giao thông, mức phạt tiền và hình ảnh trực quan về tai nạn giao thông. Đối với phát thanh và truyền hình, phải chọn giờ vàng để thông tin pháp luật về TTATGTĐB với nội dung và hình ảnh chân thật sống động nhất về ngƣời tham gia giao thông, về các lỗi vi phạm... để ngƣời xem rút kinh nghiệm. Việc tuyên truyền phải tiến hàng thƣờng xuyên, sâu rộng: hàng ngày vào những giờ nhất định, các cơ quan truyền thông đại chúng nên cập nhật hình ảnh, thông tin về tai nạn giao thông trong ngày để ngƣời xem suy ngẫm, để từ đó góp phần thay đổi ý thức ngƣời tham gia giao thông.
3.2.1.5. Đẩy mạnh tuyên truyền và tuần tra xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Cần gắn kết công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, điều tra xử lý TNGT với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB, thông qua các mặt công tác của lực lƣợng CSGT tuyên truyền đến ngƣời tham gia giao thông; tạo dƣ luận xã hội lên án các hành vi vi phạm TTATGTĐB dẫn
đến TNGT, hành vi lạng lách đánh võng, đua xe trái phép, kịp thời đƣa tin cảnh báo TNGT xảy ra để mọi ngƣời chú ý, phòng ngừa.
Đối với những hành vi cố ý vi phạm pháp luật về ATGT, cần sử dụng các biện pháp giáo dục có tính chất cƣỡng chế. Bổsung các quy định tăng mức xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng hình thức xử phạt bổsung đối với một số hành vi cố ý vi phạm.
“01 lần phạt bằng 10 lần nhắc nhở”, chế tài xử phạt hiện nay chƣa đủ sức răn đe đối với công dân, bởi vậy cần phải nghiêm minh, tăng cƣờng đẩy mạnh hơn nữa, đặc biệt đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về ATGT.
Sử dụng các biện pháp xử phạt, cƣỡng chế mạnh là một trong các biện pháp tuyên truyền, phổ biến hiệu quảđặc biệt với các đối tƣợng cố ý vi phạm, đồng thời có tác dụng tuyên truyền răn đe các đối tƣợng khác.
Xây dựng kế hoạch truyên truyền hoặc các chiến dịch về tuyên truyền cần phải gắn kết chặt chẽ với công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, điều tra xử lý TNGT với mục đích tuyên truyền hỗ trợ các hoạt động cƣỡng chế.
Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, các lực lƣợng CSGT cũng phải tuyên truyền , giải thích cho đối tƣợng vi phạm là ngƣời tham gia giao thông biết các quy định pháp luật để họ nắm rõ hơn về lỗi vi phạm và chế tài xử phạt tƣơng ứng để từ đó không tái phạm. Xử phạt nghiêm minh, đúng lỗi vi phạm, đúng pháp luật.
Phối hợp với lực lƣợng Thanh tra giao thông và Cảnh sát trật tự - 113, Cảnh sát bảo vệ duy trì thƣờng xuyên và không ngừng nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, hƣớng dẫn, nhắc nhở, xử lý vi phạm pháp luật về TTATGT theo quy định của pháp luật; tăng cƣờng công tác điều hành, chỉ huy giao thông, đảm bảo an toàn, thông suốt, nhất là vào các giờ cao điểm, tại
các điểm giao nút thƣờng xuyên xảy ra tai nạn, ùn tắc ở các tuyến đƣờng nội đô và cửa ngõ ra vào các thành phố.
3.2.1.6. Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác phối hợp tuyên truyền
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB cần phải đƣợc định kỳsơ, tổng kết, rút kinh nghiệm. Qua đó kịp thời biểu dƣơng, nhân rộng những mô hình tốt, cách làm hay, rút kinh nghiệm những thiếu sót trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB để đẩy mạnh công tác này theo cả chiều rộng và chiều sâu.
Định kỳsơ kết, tổng kết công tác phối hợp giữa Công an thành phố Hà Nội tuyên truyền với:
- SởTƣ pháp về quá trình biên soạn tài liệu, đềcƣơng tuyên truyền, phổ biến pháp luật vềTTATGTĐB;
- Sở Thông tin và truyền thông, các cơ quan báo chí, Đài phát thanh, Đài truyền hình thành phố về tình hình đăng tin, nội dung tuyên truyền; để từ đó rút kinh nghiệm để phát huy công tác tuyên truyền qua thông tin đại chúng; tiếp tục chỉ đạo các phòng, đơn vị liên quan tăng cƣờng công tác phối hợp đƣa hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên Báo, Đài đa dạng phong phú, từng bƣớc đi vào chiều sâu; chất lƣợng các chuyên trang, chuyên mục, chƣơng trình, phóng sự... ngày càng đƣợc nâng cao. Thông qua các chuyên trang, chuyên mục pháp luật trên Báo giấy, Báo mạng, Đài Phát thanh