phố Hà Nội
3.2.2.1. Tham mưu và đề xuất để bổ sung hoàn thiện cơ sở pháp lý về quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát giao thông với các lực lượng khác
Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành pháp luật về TTATGTĐB là một công tác vô cùng khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều lực lƣợng và của toàn xã hội thì mới đạt hiệu quả. Trong đó với điều kiện và tính chất công tác của mình lực lƣợng CSGT giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chủ động với các ban ngành, đoàn thể xã hội để tuyên truyền vận động nhân dân tham gia quản lý TTATGTĐB. Bởi vì, hơn bất cứ 1 chủ thể nào hết CSGT là lực lƣợng trực tiếp phát hiện vi phạm họ có điều kiện để xác định xác địa bàn, đối tƣợng gây mất TTATGTĐB trọng điểm, nội dung và phƣơng pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tƣợng, từng địa bàn. Vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến của lực lƣợng CSGT thƣờng có hiệu quả trực tiếp, tác động nhanh chóng đến đối tƣợng cần tuyên truyền.
Tuy nhiên trên thực tế các văn bản pháp luật cũng nhƣ các công văn hƣớng dẫn của ngành công an chƣa thể hiện đầy đủ sâu sắc đƣợc điều đó. Lực lƣợng CSGT chỉ đƣợc xác định là 1 trong những chủ thể có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB và vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành; chứ không phải là chủ thể chính thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến. Việc xác định vai trò của các chủ thể trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB nhƣ vậy là chƣa hợp lý. Bởi trên thực tế, tại các thời điểm phức tạp nhƣ lễ, tết, sự kiện chính trị - xã hội... khi CSGT đƣợc sự chỉ đạo của lãnh đạo đã phối hợp với các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội để tuyên truyền, vận động hƣớng dẫn nhân dân cùng tham gia quản lý TTATGTĐB 1 cách hiệu quả. Do vậy, việc xác định một cách đúng đắn vai trò của CSGT trong việc phối hợp với các cơ quan hữu quan để thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB là vô cùng cần thiết.
Chính vì vậy, lực lƣợng CSGT thành phố cần tham mƣu và đề xuất cho Bộ Công an bổ sung thẩm quyền của CSGT trong vấn đề nói trên, giúp lực lƣợng CSGT có đầy đủ cơ sở pháp lý, định hƣơng rõ trong việc tổ chức mối quan hệ phối hợp để tuyên truyền, phổ biến pháp luật vềTTATGTĐB.
3.2.2.2. Nâng cao năng lực, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ Cảnh sát giao thông thành phố làm công tác tuyên truyền, phổ biến
Hiện nay, công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB, do nhận thức vị trí tầm quan trọng của công tác này còn hạn chế nên việc phân công cán bộ và đầu tƣ các trang thiết bị phục vụ công tác còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Hoạt động tổ chức mối quan hệ phối hợp của lực lƣợng CSGT thành phố vẫn gặp rất nhiều khó khăn về số lƣợng, chất lƣợng cán bộ, kinh phí và các điều kiện vật chất phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ. Về mặt cá bộ, kinh phí và các điều kiện vật chất phục vụ cho việc
thực hiện nhiệm vụ. Về mặt cán bộ đƣuọc giao nhiệm vụ làm công tác tuyên truyền cần có biện pháp để nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính tích cực chủ động,s áng tạo khi tiến hành công việc. Do số lƣợng cán bộ làm công tác tổ chức mối quan hệ phối hợp hiện nay chƣa đƣợc quan tâm đúng mức và còn quá thiếu, vì vậy cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ CSGT biết làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật vềTTATGT đảm bảo về quân sốvà năng lực để có thể triển khai các mặt công tác trên một cách hợp lý và khoa học. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng kế hoạch lâu dài đểđào tạo cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông
Thƣờng xuyên cập nhật các văn bản pháp luật về giao thông và tổ chức đào tạo bồi dƣỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn sâu hơn trong tuyên truyền bởi vì trên thực tế các cán bộ tuyên truyền viên trong lực lƣợng CSGT còn kiêm nhiệm nhiều chức năng nhiệm vụkhác nên chuyên môn còn chƣa sâu.
Bên cạnh các khóa đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ, chú trọng đẩy mạnh các buổi tập huấn về kiến thức pháp luật TTATGTĐB thƣờng xuyên định kỳ cho đội ngũ lực lƣợng CSGT thành phố để cập nhật pháp luật nhanh chóng nhất phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến hiệu quả.
Cần xây dựng tiêu chuẩn đạo đức đối với lực lƣợng CSGT thành phố Hà Nội, thực hiện hiệu quả công tác xây dựng lực lƣợng CSGT thành phố trong sạch vững mạnh, nhất là thực hiện Quyết định số607/QĐ-BCA của Bộ Công An quy định về tiêu chuẩn đạo đức của Cảnh sát giao thông, những việc cần phải “xây” và “chống”. Nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trong công việc, nói không với hành vi phiền hà gây sách nhiễu cho dân cũng nhƣ chú trọng vào các khoản kinh phí vi phạm mà quên mất nhiệm vụ là tuyên truyền cho ngƣời tham gia giao thông tránh vi phạm các lỗi vi phạm hành chính trong giao thông đƣờng bộ.
Thành lập đội cảnh sát mô tô lƣu động, mục đích của việc này là xử lý các trƣờng hợp cố tình vƣợt đèn đỏ, xe đè lên vạch sơn, chở hàng cồng kềnh nhất là các xe đã quá cũ nát nhƣ xe babetta, xe lam... Chính phủ nên dành một phần tiền phạt thu đƣợc làm chế độ đãi ngộ thoả đáng cho các cán bộ chiến sỹ, một phần dành để thuê kho bãi có mái che để giữ các phƣơng tiện giao thông vi phạm tránh tình trạng phạt nhƣng không biết giữ phƣơng tiện ở đâu, phần còn lại nộp vào Kho bạc Nhà nƣớc.
3.2.2.3. Xã hội hóa tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Theo một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, phần lớn những ngƣời sử dụng xe mô tô tại Việt Nam không có kỹnăng điều khiển xe nhƣ quan sát khi chuyển hƣớng, xi nhan, chuyển số, hãm phanh, bấm còi...một phần do Nhà nƣớc quản lý việc cấp bằng không đƣợc tốt, một phần do giáo trình dạy về môn học này không còn phù hợp với thực tiễn. Do đó, theo tôi Sở Giao thông công chính nên phối hợp với các xe máy Honda, Yamaha, Suziki, SYM soạn ra một giáo trình mới sát với thực tế hơn. Song song với đó là đƣa là đƣa giáo trình ATGT vào các trƣờng THCS, THPT xem đây nhƣ là một giáo trình bắt buộc giống nhƣ môn giáo dục quốc phòng.
Xã hội hóa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lƣợng CSGT tức là bên cạnh lấy lực lƣợng CSGT thành phố là nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến thêm vào đó tích cực huy động mọi nguồn lực, mọi cá nhân tham gia vào công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm đạt đƣợc kết quả cao nhất.
Các cơ quan, đơn vị chuyên môn về lĩnh vực công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chủđộng cung cấp thông tin và công khai các chủ trƣơng, chính sách, các văn bản liên quan đến pháp luật vềTTATGTĐB cho các cơ quan thông
tin đại chúng. Để mọi ngƣời dân đều biết đến góp phần nâng cao ý thức pháp luật của mọi cá nhân trong xã hội.
Tăng cƣờng vận dụng sức mạnh của hệ thống các kênh truyền thông (Báo, Đài truyền hình, phát thanh) khai thác và truyên truyền các nội dung đƣợc cung cấp cho bạn đọc, xã hội; cải tiến và không ngừng đổi mới các hoạt động truyền thông từ việc biên soạn nội dung tới việc biểu đạt hình thức.Thực hiện các phóng sự, chƣơng trình truyền hình bổ ích về pháp luật giao thông trên truyền hinh, đăng tải và cập nhật thƣờng xuyên các thông tin vềan toàn giao thông trên các báo điện tử, khuyến khích, nhắc nhở ngƣời dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong lĩnh vực an toàn giao thông đƣờng bộ
Tăng cƣờng phối hợp với cấp uỷ, các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ các phƣờng trong quận…) tuyên truyền pháp luật về TTATGTĐB trong các buổi giao ban, hội họp, thảo luận lấy ý kiến, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu nhằm phát huy tối đa hiểu biết kiên thức pháp luật của các cá nhân.
Vận động sự hợp tác, đóng góp kinh phí của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp đóng tại địa bàn thành phố.
3.2.2.4. Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Trong một lá thƣ về“chống nạn thất học” của chủ tịch Hồ Chí Minh, Ngƣời đã nói: “ Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí”. Chính vì vậy, muốn pháp luật nói chung và pháp luật về an toàn giao thông nói riêng đi vào đời sống thì trƣớc tiên cần thiết phải nâng cao ý thức pháp luật cho ngƣời dân.
Xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch thực hiện công tác tuyên truyền theo hƣớng lồng ghép vào các chƣơng trình phổ biến pháp luật có liên quan thuộc
phạm vi thành phố. Việc xây dựng kế hoạch công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về TTATGTĐBcũng cần đƣợc lồng ghép với các kế hoạch và hoạt động của thành phố gắn với quyền lợi của cộng đồng dân cƣ và nhu cầu, đặc điểm của từng đối tƣợng đƣợc tuyên truyền. Phần lớn chính ngƣời dân cũng thấy rằng, nguyên nhân của việc thiếu hiểu biết về pháp luật trong lĩnh vực giao là do ý thức của ngƣời dân, chƣa thực sự quan tâm và chấp hành. Đồng thới cũng do các phƣơng pháp tuyên truyền còn nặng về hình thức,chƣa thực sự phù hợp với mọi đối tƣợng và chƣa thu hút sự quan tâm của ngƣời dân nên công tác tuyên truyền chƣa có hiệu quả. Chính vì vậy, khi tiến hành công tác tuyên truyền, phổ biến với ngƣời dân cần chú trọng một sốđiểm sau:
- Chủ yếu là nâng cao ý thức ngƣời tham gia giao thông, vì có tổ chức công tác tuyên truyền tốt đến đâu nhƣng ngƣời tham gia giao thông không muốn tham gia thì cũng không có hiệu quả gì.
- Lựa chọn hình thức phƣơng thức tuyên truyền phù hợp với đa số đối tƣợng tuyên truyền (phƣơng tiện thông tin đại chúng: truyền hình, internet); tùy từng đối tƣợng để có hình thức, nội dung, biện pháp tuyên truyền phù hợp; chú ý đến các đối tƣợng tuyên truyền theo độ tuổi khác nhau.
- Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng theo hƣớng sinh động, hấp dẫn, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện với nhiều thông tin phục vụ cho công tác tuyên truyền. Xây dựng các phóng sự truyền hình, video clip về tai nạn giao thông, vi phạm pháp luật về an toàn giao thông; truyền hình trực tuyến nhằm giải đáp và cung cấp thông tin về an toàn giao thông.
- Lựa chọn các nội dung về tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm phù hợp với từng nhóm đối tƣợng trong từng lĩnh vực cụ thể, giai đoạn cụ thể, điều kiện hoàn cảnh cụ thể, in tài liệu cho từng hộ gia đình cho phù hợp để ngƣời dân dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ nhớ thì mới dễ đi vào thực hiện và thực
hiện đúng theo quy định.Công tác tuyên truyền ngoài những nội dung phải duy trì thƣờng xuyên cần tập trung vào mục tiêu trọng điểm để tạo sự thống nhất.
- Chú trọng đến văn hóa giao thông để tác động sâu đến nhận thức của ngƣời tham gia giao thông.
Trong xã hội hiện nay, tỷ lệ ngƣời truy cập internet và sử dụng mạng xã hội đặc biệt là kênh facebook chiếm phần lớn. Cần làm các clip ý nghĩa về an toàn giao thông để từ đó tác động vào ngƣời dân. Bởi đó là kênh ít chi phí nhƣng lại đem lại hiệu quả cao.
- Cấp miễn phí văn bản Luật giao thông và văn bản vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ cho ngƣời dân , bởi một sốlí do nhƣ công việc, gia đình… họ có thể không có thời gian để ý tới các công tác tuyên truyền, nên nếu có các văn bản luật trong tay thì họ có thể tự nghiên cứu trong lúc rảnh rỗi.
- Phát triển và mở rộng việc công tác tuyên truyền mang tính chất giải trí cho thanh niên, học sinh và sinh viên.
Thanh niên, học sinh, sinh viên là những đối tƣợng dễ bị tác động, tuyên truyền. Nên cần tập trung, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho thanh niên, học sinh, sinh viên các trƣờng thông qua các chƣơng trình giải trí, giao lƣu, học hỏi; sử dụng các đối tƣợng tình nguyện, đã đƣợc huấn luyện là hạt nhân, nòng cốt trong các phong trào, chiến dịch mở rộng tại thành phố.
- Đẩy mạnh công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá
Cần phải thiết lập một hệ thống báo cáo về các hoạt động tuyên truyền của quận để tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch/chƣơng trình tuyên truyền phổ biến pháp luật hàng năm. Việc theo dõi, kiểm tra và đánh giá sự thay đổi này có thể đƣợc thực hiện dƣới dạng một bảng hỏi thông thƣờng hoặc phiếu khảo sát, trong đó có các tiêu chí cụ thể để đánh giá kết quả, hiệu quả của
công tác này. Để có đƣợc những thông tin tin cậy về hoạt động tuyên truyền thì các tuyên truyền viên phải đƣợc tập huấn về việc thu thập và phân tích thông tin dựa vào những hƣớng dẫn rõ ràng và đầy đủ.
Việc đánh giá tác động của các hoạt động tuyên truyền để đạt đƣợc sự thay đổi hành vi tuân thủ pháp luật về ATGT, có thể thực hiện qua các nghiên cứu về sự thay đổi trong kiến thức, thái độ, sựthay đổi thực tếở giai đoạn bắt đầu và kết thúc hoạt động, chƣơng trình hoặc kế hoạch tuyên truyền.
Thƣờng xuyên tổ chức thực hiện công tác theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền nói chung và từng hoạt động tuyên truyền cụ thể.
3.2.2.5. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông trong các cấp trường học
Bên cạnh việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến phải cần đƣợc thực hiện song hành cùng giáo dục pháp luật về TTATGT trong trƣờng học. Trong đó chú trọng nâng cao chất lƣợng giáo dục kiến thức về ATGT trong trƣờng học kết hợp tổ chức các cuộc thi tìm hiều về ATGT.
Triển khai chƣơng trình về giảng dạy ATGT vào các trƣờng sƣ phạm để đào tạo đội ngũ giáo viên có kiến thức và phƣơng pháp giáo dục hiệu quả pháp luật về TTATGTĐB; có phƣơng án đƣa giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông vào chƣơng trình chính khóa trong các cấp học; tăng cƣờng giáo dục pháp luật nhất là luật an toàn giao thông, đổi mới phƣơng pháp, cách thức giảng dạy, giảm số giờ giảng lý thuyết, tăng số giờ thảo luật tự học của sinh viên, học sinh. Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến và hƣớng dẫn thực hiện các tiêu chí văn hóa giao thông trong từng cấp học.
Cần tập trung, đẩy mạnh việc tuyên truyền về TTATGTĐB cho thanh niên, học sinh, sinh viên các trƣờng, sử dụng các đối tƣợng tình nguyện, đội
thanh niên xung kích, các tuyên truyền viên đã đƣợc huấn luyện là hạt nhân, nòng cốt trong các phong trào, chiến dịch mở rộng tại cơ sở, cộng đồng.
Nhà trƣờng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh thƣờng xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe môtô, xe gắn máy, không điều khiển xe môtô, xe gắn máy khi chƣa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe; hiệu trƣởng các trƣờng phải kiên quyết xử lý kỷ luật đối với học sinh, sinh viên chƣa đủ tuổi,