Các nội dung cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của văn phòng UBND huyện krông pắc, tỉnh đăk lăk (Trang 35)

động của cơ quan nhà nƣớc

- Các nội dung cơ bản về ứng dụng CNTT bao gồm các nhiệm vụ cụ thể là:

25

Thứ nhất, cần phải xây dựng và sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin phục

vụ cho hoạt động của cơ quan nhà nước và hoạt động trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm đầu tư xây dựng, khai thác, duy trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin của cơ quan mình theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định.

Thứ hai, xây dựng, thu thập và duy trì cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt

động của cơ quan nhà nước và phục vụ lợi ích công cộng.

Thứ ba, xây dựng các biểu mẫu phục vụ cho việc trao đổi, cung cấp

thông tin và lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.

Thứ tư, thiết lập trang thông tin điện tử đáp ứng được các yêu cầu:

+ Bảo đảm cho tổ chức, cá nhân truy cập thuận tiện;

+ Hỗ trợ tổ chức, cá nhân truy cập và sử dụng các biểu mẫu trên trang thông tin điện tử;

+ Bảo đảm tính chính xác và sự thống nhất về nội dung của trang thông tin điện tử;

+ Cập nhật thường xuyên và kịp thời thông tin trên trang thông tin điện tử;

+ Trang thông tin điện tử phải thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Thứ năm, cung cấp và chia sẻ thông tin với cơ quan khác của Nhà nước.

Thứ sáu, thực hiện việc cung cấp dịch vụ công trên môi trường mạng. Thứ bảy, xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao nhận thức

và trình độ ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức.

Từ những nhiệm vụ nêu trên, ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước được phân ra thành các lĩnh vực cụ thể, như sau:

26

1.3.1. át tr ển tần n n t n t n và ảm ảo n toàn n n n

thông tin

- Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo đảm ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước, bao gồm: máy tính, mạng máy tính, các giải pháp an toàn, an ninh thông tin,... nhằm xây dựng môi trường làm việc điện tử, các hoạt động cung cấp thông tin, giao tiếp và giao dịch đều thực hiện trên mạng máy tính.

- Hoàn thiện mạng Metronet kết nối các cơ quan nhà nước từ Trung ương tới địa phương; đảm bảo kết nối hiệu quả và bảo mật vào mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng và Nhà nước; sử dụng có hiệu quả mạng truyền dẫn đa phương tiện với dung lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao.

- Xây dựng hoàn chỉnh kiến trúc CNTT, truyền thông trên cả nước, làm cơ sở cho việc triển khai các phần mềm ứng dụng và liên thông kết nối.

- Xây dựng mô hình ứng dụng CNTT - truyền thông tại phường, xã, thị trấn nhằm hoàn chỉnh nền tảng Chính phủ điện tử, đảm bảo phục vụ hiệu quả nhanh chóng cho người dân và doanh nghiệp.

- Xây dựng bản đồ chia sẻ thông tin giữa các các cấp chính quyền trên toàn quốc.

- Thực hiện chuẩn hóa, trang bị hạ tầng CNTT tại mỗi cơ quan, đơn vị theo hướng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động, phục vụ đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, tăng cường đảm bảo an toàn thông tin cho toàn hệ thống CNTT của cơ quan nhà nước.

1.3.2. n n n n t n t n tron o t n n ữ á ơ qu n n à nướ

27

- Triển khai hệ thống quản lý công văn liên thông kết nối tất cả các cơ quan nhà nước; thực hiện chữ ký số chuyên dùng và vân tay tại các cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo tính pháp lý của văn bản và sự an toàn, bảo mật thông tin khi lưu thông tin trên môi trường mạng để thực hiện trao đổi thông tin, giao dịch hành chính điện tử một cách có hiệu quả trong nội bộ từng cơ quan và giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Bảo đảm hệ thống thông tin chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời từ trung ương đến địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Triển khai thư điện tử đến tất cả cán bộ công chức và hệ thống hội nghị trực tuyến kết nối từ Chính phủ đến UBND cấp tỉnh; từ UBND cấp tỉnh đến UBND cấp huyện.

- Triển khai hoàn chỉnh hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý điều hành tại các cơ quan nhà nước; đẩy mạnh triển khai các phần mềm chuyên ngành, trong các lĩnh vực quản lý như:đầu tư, thương mại – dịch vụ, hoạt động doanh nghiệp, đấu thầu, cán bộ công chức, nhân khẩu – hộ khẩu, đất đai – xây dựng, giao thông, tài nguyên – môi trường, y tế, các hoạt động tư pháp, khiếu nại – tố cáo, khoa học –công nghệ, lao động, đối tượng chính sách…nhằm từng bước hoàn thiện mô hình cổng dịch vụ công của các cơ quan nhà nước. Đặc biệt là việc triển khai các phần mềm tác nghiệp chuyên ngành nhằm nâng cao hiệu qủa giải quyết thủ tục hành chính đối với những lĩnh vực bức thiết, liên quan đến người dân và doanh nghiệp như đất đai, xây dựng, bảo hiểm, hộ tịch, thuế, hải quan…

1.3.3. n n n n t n t n p v n ườ n và o n n p

- Nâng cấp và mở rộng hệ thống trang thông tin điện tử của các tỉnh, thành theo kiến trúc và công nghệ thống nhất nhằm đảm bảo việc tích hợp các ứng dụng CNTT của đơn vị và các yêu cầu kỹ thuật, nội dung trang thông tin

28

điện tử trong cơ quan nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như các yêu cầu về đảm bảo an toàn an ninh thông tin.

- Hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau.

- Trang bị hạ tầng bảo đảm truy cập thuận tiện tới các dịch vụ công qua nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử; trung tâm chăm sóc khách hàng; điện thoại cố định; điện thoại di động; bộ phận một cửa và các hình thức khác.

- Đẩy mạnh và xã hội hóa việc bồi dưỡng, hướng dẫn kỹ năng sử dụng máy tính, khai thác Internet cho người dân nhằm từng bước đưa CNTT vào trong các hoạt động của người dân.

1.3.4. T êu í án á mứ ứn n n n t n t n tron o t n á ơ qu n n à nướ

- Mục đích đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT hàng năm của cơ quan nhà nƣớc

+ Đánh giá thực trạng mức độ ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước để phục vụ công tác hoạch định, xây dựng chính sách, chiến lược, chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước trong các giai đoạn tiếp theo.

+ Giúp các cơ quan nhà nước biết được thực trạng mức độ ứng dụng của cơ quan mình so với các cơ quan khác, đặc biệt là giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT của cơ quan hoặc tại địa phương mình.

29

+ Việc đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch, phản ảnh đúng thực trạng ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước tại thời điểm đánh giá.

+ Cho ph p cơ quan nhà nước tự đánh giá, đối chiếu với kết quả đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông thông qua việc công khai phương pháp đánh giá, cách tính điểm đối với các nội dung đánh giá.

- Nội dung đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT

Nội dung đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước bao gồm:

+ Hạ tầng kỹ thuật CNTT.

+ Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan.

+ Trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử: bao gồm các nội dung:

 Cung cấp thông tin trên trang/cổng thông tin điện tử.  Cập nhật đầy đủ và kịp thời các mục thông tin.

 Các chức năng hỗ trợ trên trang/cổng thông tin điện tử.  Bảo đảm an toàn thông tin cho trang/cổng thông tin điện tử.  Cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

+ Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

+ Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng CNTT. + Nhân lực cho ứng dụng CNTT.

- Phƣơng pháp đánh giá và cho điểm

Việc đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước được thực hiện bằng hình thức cho điểm; không đánh giá dịch vụ công trực tuyến đối với các cơ quan thuộc chính phủ và không thực hiện đánh giá, xếp hạng đối với các nội dung có liên quan đến bí mật an ninh, quốc phòng.

30

Đánh giá việc cung cấp thông tin trên trang/cổng thông tin điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước được theo dõi trong cả năm và tập trung từ ngày 01 tháng 02 đến ngày 31 tháng 3 hàng năm, được thực hiện trực tiếp trên trang/cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

Cách tính điểm đối với các nội dung nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 1.1: Thang điểm đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT của

cơ quan nhà nước

TT Nội dung đánh giá

Điểm tối đa cho Bộ, cơ quan ngang

Bộ

Điểm tối đa cho UBND tỉnh, thành

phố

1 Hạ tầng kỹ thuật

CNTT Không xếp hạng 100

2 Ứng dụng CNTT trong

hoạt động của cơ quan 350 250

3 Trang/Cổng thông tin

điện tử 400 400

Cung cấp thông tin trên trang/cổng thông tin điện tử

160 135

Cập nhật thông tin trên trang/cổng thông tin điện tử

31

TT Nội dung đánh giá

Điểm tối đa cho Bộ, cơ quan ngang

Bộ

Điểm tối đa cho UBND tỉnh, thành

phố

Các chức năng hỗ trợ trên trang/cổng thông tin điện tử

40 35

Bảo đảm an toàn thông tin cho trang/cổng thông tin điện tử

40 35

Cung cấp dịch vụ công

trực tuyến 120 160

4 Công tác đảm bảo an

toàn, an ninh thông tin 100 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng CNTT 100 100 6 Nhân lực cho ứng dụng CNTT 50 50 Tổng điểm 1400 1400

(Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông)

- Các trường hợp bị trừ điểm bao gồm:

+ Kết quả kiểm tra thực tế không đúng với số liệu báo cáo của cơ quan. + Trong năm để xảy ra sự cố mất an toàn, an ninh thông tin được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng.

32 - Xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT

Việc xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước được thực hiện căn cứ vào số điểm của từng cơ quan để xếp hạng theo thứ tự từ cao đến thấp. Thực hiện xếp hạng tổng thể mức độ ứng dụng CNTT đối với 3 nhóm cơ quan bao gồm:

+ Xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT các bộ, cơ quan ngang bộ. + Xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT các cơ quan thuộc Chính phủ. + Xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

1.4. Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của một số bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng

Từ việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW và kinh nghiệm thực tiễn ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan nhà nước trong thời gian qua cho thấy: để nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan nhà nước cần có quyết tâm chính trị cao của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các Bộ ngành và cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, đặc biệt là của người đứng đầu các cơ quan và sự tham gia tích cực, chủ động của các doanh nghiệp CNTT cùng mọi người dân. Bài học kinh nghiệm chung để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT cho cả hệ thống cơ quan nhà nước là:

- Thứ nhất, về kinh phí thực hiện: thực tiễn trong nhiều năm cho thấy, hầu hết các chương trình, đềán, dự án về CNTT không đạt được hiệu quả cao là do vấn đề kinh phí triển khai. Nhiều hạng mục trong các chương trình, đề án, dự án không được bố trí vốn hoặc bố trí không đủ dẫn đến việc thực hiện các hạng mục với quy mô và kết quả không như mong muốn.

33

- Thứ hai, về nhân lực triển khai việc ứng dụng CNTT: đặc biệt là vai trò lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý của chính quyền các cấp đối với công tác ứng dụng, phát triển CNTT cũng là một yếu tố quyết định để triển khai thành công các chương trình, đề án, dự án về CNTT. Vì vậy, người đứng đầu các cấp, các ngành phải chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo ứng dụng, phát triển CNTT nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả hoạt động của ngành, lĩnh vực, địa phương, cơ quan, đơn vị được giao phụ trách.

- Thứ ba, về đổi mới tư duy, nhận thức về vai trò của CNTT: các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể nhân dân, doanh nghiệp và toàn xã hội phải thường xuyên quán triệt sâu, rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước về CNTT; về vị trí, vai trò của CNTT; về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển CNTT trong quá trình phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế.

- Thứ tư, công tác điều phối và phối hợp để triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án về CNTT: là rất quan trọng, đặc biệt là cơ chế

phối hợp giữa các cơ quan Đảng, giữa các bộ ngành, giữa các cấp chính quyền trung ương và địa phương và cơ chế phối hợp giữa các cấp có thẩm quyền quản lý tài chính, đầu tư với cơ quan chủ trì triển khai các chương trình, kế hoạch, dự án. Do đó, Chính phủ phải đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành của Ủy ban quốc gia về ứng dụng CNTT, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về an toàn, an ninh thông tin cũng như hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật về CNTT.

- Thứ năm là tăng cường thực hiện cơ chế kiểm tra, đánh giá: cùng với việc tạo điều kiện về nguồn lực tài chính và con người thì việc có một cơ chế kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, đề án, dự án về CNTT với các tiêu chí cụ thể là hết sức cần thiết.

34

1.4.1. n n mứn n n n t n t n vào o t n m t số n àn

- Bộ Tài chính

Năm 2015 là năm thứ 3 liên tiếp Bộ Tài chính giành được thứ hạng cao nhất trong bảng xếp hạng Vietnam ICT Index trong khối các bộ, ngành trung ương. Đây là minh chứng rõ n t nhất cho sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Tài chính đối với công tác đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong toàn ngành tài chính.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực tài chính được triển khai mạnh mẽ và toàn diện trên nhiều phương diện; chỉ số ứng dụng CNTT, chỉ số cải cách thủ tục hành chính của Bộ Tài chính luôn ở nhóm dẫn đầu các bộ, ngành. Qua đó từng bước hình thành nền tài chính điện tử, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý tài chính, ngân sách, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính; giảm thiểu chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp; công khai minh bạch và hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.

Bộ Tài chính đã triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính với các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của văn phòng UBND huyện krông pắc, tỉnh đăk lăk (Trang 35)