của Văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện Krông Pắc
2.3.1. ết quả t ượ
- Về xây dựng, thực thi cơ chế chính sách ứng dụng CNTT
Trong giai đoạn từ 2010 đến 2015, UBND tỉnh đã ban hành nhiều quy chế, quy định, văn bản chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của các lĩnh vực nói chung và trong hoạt động cái cách hành chính nói riêng. UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2129/QĐ- UBND ngày 20/6/2013 về quy hoạch phát triển CNTT và truyền thông tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là định hướng quan trọng trong những năm tiếp theo đối với việc phát triển, ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh. Theo đó, huyện Krông Pắc đã tuân thủ tất cả các chỉ thị, chủ trương của tỉnh để ứng dụng CNTT trong các hoạt động của mình, đặc biệt trong hoạt động công sở để phục vụ công dân tốt hơn. Để thực hiện các kế hoạch ứng dụng CNTT vào hoạt động, văn phòng UBND cũng đã xây dựng các quy chế nội bộ, văn bản chỉ đạo đơn vị, CB,CC,VC trực thuộc thực hiện việc ứng dụng CNTT và bám sát các mục tiêu theo kế hoạch ứng dụng CNTT của tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Các kế hoạch, cũng như quy trình ứng dụng CNTT cũng đã được Văn phòng UBND huyện triển khai đến các xã trực thuộc.
- Về xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT
Văn phòng UBND huyện Krông Pắc đã tiếp nhận đầu tư của tỉnh về hạ tầng kỹ thuật CNTT cơ bản đáp ứng nhu cầu triển khai ứng dụng CNTT trong giai đoạn hiện tại, cụ thể: xây dựng mạng nội bộ kết nối các phòng ban, đơn vị trực thuộc; khai thác sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ cho
63
việc triển khai các ứng dụng CNTT dùng chung của huyện (hội nghị trực tuyến, quản lý văn bản và điều hành) và một số ứng dụng CNTT tại cơ quan; 80% máy tính được kết nối internet phục vụ công việc (trừ các máy tính chuyên dùng để soạn thảo các văn bản, tài liệu mật).
- Về triển khai ứng dụng CNTT
Một vài ứng dụng CNTT dùng chung của huyện được đầu tư hoàn chỉnh, từng bước phát huy hiệu quả, hỗ trợ tốt cho công tác chuyên môn và công tác chỉ đạo điều hành của văn phòng qua môi trường mạng, cụ thể là thông qua hệ thống này, lãnh đạo văn phòng có thể theo dõi, nắm bắt tình hình giải quyết hồ sơ của từng phòng, ban và CB,CC,VC trực thuộc để kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh.
Đến cuối năm 2015, đã có 70% UBND cấp xã triển khai phần mềm quản lý văn bản và điều hành, kết nối liên thông trong toàn huyện phục vụ cho việc gửi, nhận, xử lý, lưu trữ văn bản điện tử trên môi trường mạng. Tỷ lệ văn bản điện tử được phát hành, trao đổi qua mạng liên thông giữa các cơ quan với nhau đạt trên 30% (năm 2015, tỷ lệ này đạt khoảng 10%); CB,CC,VC thường xuyên xử lý văn bản trên phần mềm đạt tỷ lệ 35%. Việc khai thác sử dụng tốt phần mềm quản lý văn bản và điều hành giúp xử lý công việc nhanh chóng, hạn chế việc sao gửi văn bản giấy, tiết kiệm được thời gian, chi phí.
Việc triển khai sử dụng thư điện tử của huyện (***@krongpac.gov.vn)
đến nay hầu như chưa có cán bộ nào sử dụng tên miền hộp thư này (chủ yếu vẫn dùng hộp thư yahoo hoặc gmail). Cuối năm 2015, 80% CB,CC,VC trực thuộc Văn phòng có sử dụng máy tính trong xử lý công việc, thực hiện nhiệm vụ được giao đã được cấp hộp thưđiện tử cá nhân phục vụ công việc; tỷ lệ sử dụng thường xuyên đạt khoảng 30%; góp phần tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin trong quá trình trao đổi phục vụ cho công tác.
64
Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được tỉnh đầu tư, hoạt động ổn định, hỗ trợ đắc lực cho công tác chỉ đạo điều hành từ tỉnh đến huyện, tiết kiệm được đáng kể thời gian, chi phí cho việc tổ chức các cuộc họp, hội nghị; một vài phần mềm chuyên ngành cũng được quan tâm đầu tư xây dựng phục vụ cho tác nghiệp, quản lý cơ sở dữ liệu tập trung như: phần mềm quản lý CB,CC,VC phục vụ cho công tác quản lý CB,CC,VC; phần mềm quản lý hộ tịch phục vụ cho công tác quản lý, tác nghiệp lĩnh vực hộ tịch; phần mềm quản lý khiếu nại, tố cáo phục vụ cho công tác quản lý tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư, khiếu nại tố cáo trên địa bàn; phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện phục vụ cho công tác quản lý, khám chữa bệnh cho người dân và quản lý dữ liệu ngành Y tế.
Xây dựng cơ sở dữ liệu trọng điểm: cơ sở dữ liệu về giải quyết hồ sơ hành chính, CB,CC,VC, nhân hộ khẩu, hộ tịch, giáo dục, doanh nghiệp, tài nguyên môi trường, thông tin và truyền thông đã được hình thành và đang từng bước hoàn chỉnh. Cơ sở dữ liệu về y tế, thương mại, nông nghiệp, khiếu nại tố cáo đang tiếp tục được các cơ quan tập trung triển khai thực hiện.
Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của tỉnh được đầu tư, nâng cấp và đưa vào vận hành chính thức từ cuối năm 2014. Toàn tỉnh hiện có 03 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 thuộc các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, báo chí, xuất bản, giáo dục, (chưa có dịch vụ công trực tuyến mức độ 4). Năm 2015, UBND tỉnh ban hành lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 2015 - 2020 nhằm đẩy mạnh hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao trong giai đoạn tiếp theo, góp phần tăng cường tính công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ tốt hơn cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình giao dịch giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, cũng như các huyện khác, huyện Krông Pắc cũng theo đó mà có các kết quả khả quan về ứng dụng
65
CNTT trong hoạt động điều hành của huyện. Cụ thể, Văn phòng UBND huyện đã vận động các nhân sự của huyện tích cực sử dụng máy tính như một công cụ đắc lực để thực hiện nhiệm vụ của huyện, và như thế, các chỉ tiêu về ứng dụng CNTT đã được nâng cao một bước đáng kể.
- Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT
Công tác đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng về CNTT được quan tâm thực hiện thông qua việc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về CNTT hàng năm, qua đó giúp trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về ứng dụng CNTT, đảm bảo an toàn thông tin số cho CB,CC,VC của Văn phòng (đặc biệt là cho đội ngũ cán bộ phục vụ dịch vụ công), để phục vụ cho công tác chuyên môn và công tác quản lý, vận hành các hệ thống ứng dụng CNTT của cơ quan, đơn vị mình.
- Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin số
Ở cấp tỉnh, các hệ thống thông tin trọng điểm của tỉnh (thư điện tử, một cửa điện tử, cổng thông tin điện tử của tỉnh và trang thông tin điện tử của các sở ngành, UBND cấp huyện) được đầu tư nâng cấp, quản lý chặt chẽ, hoạt động ổn định trên mạng truyền số liệu chuyên dùng. Hàng năm, công tác đánh giá an toàn thông tin số được quan tâm triển khai thực hiện nghiêm túc 100% hệ thống thông tin trọng điểm của tỉnh được thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá, kịp thời phát hiện và khắc phục các lỗi, lỗ hổng bảo mật, đồng thời chủ động phòng tránh các nguy cơ tấn công trên môi trường mạng.
Theo đó, ở huyện Krông Pắc, công tác chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên máy tính và môi trường mạng được Văn phòng UBND huyện chú trọng thực hiện và kịp thời tham mưu, đề xuất UBND huyện điều chỉnh những quy định về đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện theo hướng chặt chẽ hơn, phù hợp với thực tiễn và quy định của
66
tỉnh. Trong quá trình hoạt động, Văn phòng UBND huyện luôn quan tâm nhắc nhở đến cấp xã việc bảo mật, an toàn dữ liệu, thực hiện quy chế quản lý, vận hành hệ thống, quy định về đảm bảo an toàn thông tin trong nội bộ cơ quan và đã xây dựng được mô hình chuẩn kết nối mạng nội bộ, hạn chế nguy cơ mất an toàn thông tin.
Bên cạnh đó, Văn phòng UBND huyện đã triển khai cài đặt bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office có bản quyền (do Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp) và triển khai mua bản quyền hệ điều hành Microsoft Windows cho tất cả máy tính của văn phòng, góp phần tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin trong sử dụng máy tính, tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Kinh phí đầu tƣ cho ứng dụng và phát triển CNTT
Trong giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh đã quan tâm bố trí ngân sách đầu tư trang thiết bị, triển khai ứng dụng CNTT cho các cơ quan, địa phương thông qua các chương trình, kế hoạch và đặc biệt là các dự án đầu tư ứng dụng CNTT. Trung bình hàng năm, kinh phí đầu tư cho ứng dụng, phát triển CNTT trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh khoảng 20 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là đầu tư mua sắm, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật CNTT, xây dựng các phần mềm ứng dụng CNTT và công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy định lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh được quan tâm xây dựng, từng bước hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác ứng dụng CNTT trong họat động của văn phòng. Công tác thi đua, kiểm tra, khảo sát thực tế tình hình ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước được quan tâm thực hiện, góp phần tác động đến nhận thức của các cấp lãnh đạo và CB,CC,VC trong toàn tỉnh nói chung và Văn phòng UBND huyện Krông Pắc nói riêng. Nhìn chung qua 7 năm (2008 - 2015) triển khai thực hiện ứng dụng CNTT theo định hướng của
67
Chính phủ, về cơ bản Văn phòng UBND huyện Krông Pắc đã đạt một số kết quả nhất định so với mục tiêu đề ra, phục vụ tốt yêu cầu về cải cách hành chính, tăng cường tính công khai minh bạch trong phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Các phần mềm đã được cài đặt tại tỉnh thông suốt đến các huyện là: + Năm 2012, phần mềm OMS của VNPT (hệ thống quản lí văn bản và điều hành tác nghiệp) đã được triển khai rộng rãi, phần nào đáp ứng được công tác văn phòng cấp tỉnh, cấp huyện. Tuy nhiên, tác dụng của phần mềm này chưa phát huy được hết tác dụng của nó.
+ Năm 2015, phần mềm IDESK (cũng một phần mềm quản lí văn bản và tác nghiệp của công ty INET) cũng được triển khai, và hiện đang được sử dụng có những dấu hiệu tốt trong hoạt động ứng dụng có hiệu quả CNTT trong công tác Văn phòng huyện Krông Pắc không nằm ngoài hoạt động này.
Những kết quả đạt đƣợc nêu trên do nhiều yếu tố tác động
Thứ nhất, công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức của CB,CC,VC về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của đơn vị đã đạt được những kết quả khả quan thông qua các cuộc giao ban hàng tháng, thông qua những buổi sinh hoạt chính trị của cơ quan... Văn phòng UBND huyện đã triển khai, vận hành phần mềm quản lý văn bản và điều hành trong hoạt động, các CB,CC,VC thường xuyên sử dụng hộp thư điện tử để trao đổi công việc chuyên môn, triển khai các thông tin nội bộ.
Văn phòng UBND huyện đã tổ chức thực hiện và tham mưu cho UBND huyện về công tác tuyên truyền, giáo dục về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của văn phòng nói riêng và hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện; đảm bảo 100% các văn bản quy phạm pháp luật được phổ biến đến toàn hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội dưới hình thức phát
68
hành công báo giấy, công báo điện tử. Các thông tin chỉ đạo, văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND huyện thường xuyên được cập nhật một cách đầy đủ trên cổng thông tin điện tử của huyện, đảm bảo cho người dân, doanh nghiệp truy cập và sử dụng; từng bước tiến đến ứng dụng chữ ký số.
Thứ hai, do một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức được tiếp cận
với lý thuyết quản lý công mới, hình thành được tư duy phục vụ cho tổ chức, công dân và những cán bộ, công chức, viên chức trẻ, năng động, dễ dàng tiếp cận và khai thác các tiện ích của CNTT.
2.3.2. T uận lợ tron v ứn n n n t n t n vào o t n n p n n n n u n
Ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đã được triển khai quán triệt, cán bộ công chức có bước nhận thức cơ bản về sự cần thiết của việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác quản lý hành chính nhà nước.
Để nâng cao ứng dụng CNTT vào phục vụ quản lý, điều hành trong các cơ quan hành chính nhà nước, xây dựng môi trường làm việc điện tử liên cơ quan, lãnh đạo huyện luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất về thời gian, cũng như cơ hội được đào taọ, học hỏi để nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm ứng dụng, sử dụng các kỹ thuật tiên tiến của công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn cũng như phục vụ nhân dân trên địa bàn huyện.
Mặc dù mới vận hành, công tác triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của Văn phòng UBND huyện đạt được kết quả khả quan; các cơ chế, chính sách cho vận dụng, phát triển và ứng dụng CNTT được quan tâm, xây dựng tương đối đầy đủ.
Các hệ thống thông tin trọng điểm của Văn phòng đã được đầu tư, xây dựng theo hướng liên thông, đồng bộ, thống nhất, phục vụ tốt nhu cầu xử lý nghiệp vụ chuyên ngành, tổng hợp và khai thác dữ liệu tự động, cung cấp
69
thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý nhà nước, phục vụ tốt cho hoạt động chỉ đạo, điều hành của UBND huyện (hệ thống một cửa điện tử, thư điện tử, quản lý văn bản và điều hành, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, hội nghị truyền hình trực tuyến…)
Là cơ quan tham mưu cho UBND huyện trong công tác điều hành nên lãnh đạo, CB,CC,VC Văn phòng UBND huyện đã nâng cao được nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của đơn vị, thực hiện cải cách hành chính, đổi mới phương thức quản lý và điều hành; tích cực và chủ động sử dụng CNTT trong công việc, nâng cao hiệu quả công tác tham mưu, giúp UBND huyện điều hành, thực hiện quản lý nhà nước một cách nhanh chóng, đúng quy định của pháp luật.
Lãnh đạo Văn phòng UBND huyện Krông Pắc quyết tâm xây dựng, từng bước vận hành tốt hệ thống thông tin với cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT (đã được đầu tư) tương đối tốt để đáp ứng được nhu cầu ứng dụng CNTT trong quản lý và điều hành công việc tại đơn vị và kết nối liên thông với tất cả các phòng, ban, và UBND cấp xã trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
CB,CC,VC thuộc Văn phòng UBND huyện Krông Pắc nhận thức rõ về tầm quan trọng của CNTT, tích cực tham gia học tập và ứng dụng CNTT, sử dụng tốt các trang thiết bị tin học, các phần mềm chuyên dụng, phần mềm văn phòng,...trong giải quyết, trao đổi công việc hằng ngày. Từ đó, tất cả đều quyết tâm thực hiện ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành và xử lý công việc chuyên môn.
2.3.3. ó n n ế tron ứn n n n t n t n vào o t