0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Quan điểm của các cấp về ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG UBND HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐĂK LĂK (Trang 85 -85 )

động của cơ quan nhà nƣớc, xu hƣớng phát triển của ứng dụng công nghệ thông tin trong thời gian tới

3.1.1. Qu n ểm á ấp v ứn n n n t n t n tron o t n ơ qu n n à nướ

Hiện nay, CNTT đang được ứng dụng ở tất cả các lĩnh vực, chính trị, kinh tế, quản lý, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng. Thông tin trở thành nguồn lực phát triển cho mỗi quốc gia và toàn thế giới, mọi lĩnh vực hoạt động có ứng dụng CNTT đều đạt năng suất, chất lượng hiệu quả cao hơn. CNTT vừa là một ngành kinh tế - kỹ thuật có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, vừa là hạ tầng quan trọng để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực và của cả nền kinh tế trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT, ngày 17/10/2000 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã nêu rõ “CNTT là

một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế xã hội của thế giới hiện đại. Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá

75

trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt, đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [3, tr1].

Những kết quả đạt được sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị số 58- CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị (khóa VIII) cho thấy Việt Nam thực sự có tiềm năng và lợi thế để đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT.

Ngày 01/7/2014, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW (một nghị quyết chuyên đề để chỉ đạo, định hướng công tác ứng dụng, phát triển CNTT phù hợp với thực tiễn yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới) nhằm tạo ra một xung lực mới để góp phần cụ thể hóa, hiện thực hóa các mục tiêu, các khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, đồng thời, là cơ sở để ngành CNTT của Việt Nam phát triển nhanh theo xu hướng chung của thế giới [4].

Nghị quyết số 36-NQ/TW được xây dựng trên cơ sở kế thừa một số quan điểm lớn của Chỉ thị 58-CT/TW như: “CNTT là một trong các động lực

quan trọng nhất của sự phát triển; ứng dụng và phát triển CNTT nhằm góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh”

[3, tr1]; đồng thời đã bổ sung, làm rõ thêm một số quan điểm mới về ứng dụng và phát triển CNTT trong giai đoạn mới, cụ thể là:

Thứ nhất, CNTT là một công cụ hữu hiệu tạo lập phương thức phát triển mới và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; là một trong những động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững [4].

76

Thứ hai, ứng dụng, phát triển CNTT là một yếu tố quan trọng bảo đảm thực hiện thành công ba đột phá chiến lược: thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Ứng dụng, phát triển CNTT là nội dung bắt buộc, cần được chú trọng, ưu tiên trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội [4].

Thứ ba, ứng dụng, phát triển CNTT trong tất cả các lĩnh vực, song có trọng tâm, trọng điểm. Ưu tiên ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết là trong các lĩnh vực liên quan tới doanh nghiệp, người dân như giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp; ưu tiên phát triển công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn với thu hút các tập đoàn công nghiệp CNTT đa quốc gia, hình thành các trung tâm nghiên cứu - phát triển [4].

Thứ tư, đầu tư cho CNTT là đầu tư cho phát triển và bảo vệ đất nước, cần được đi trước một bước trên cơ sở quản lý tốt; tăng cường khả năng làm chủ, sáng tạo công nghệ, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, giữ vững chủ quyền quốc gia trên không gian mạng [4].

Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT, đưa chủ trương này vào các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị; xác định CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, góp phần làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, vǎn hoá, xã hội của đất nước, là nền tảng của phương thức phát triển mới, góp phần quan trọng đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Nhìn chung, những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về ứng dụng và phát triển CNTT đã tạo ra những định hướng rõ ràng, có tác động tích cực và hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

77

Nghị quyết về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 – 2020 của Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững”. Hướng trọng tâm hoạt động khoa học, công nghệ vào phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển theo chiều sâu, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ: nâng cao năng lực, đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hội nhập quốc tế.

Thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, trong giai đoạn 2011 – 2015, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều quy chế, quy định, văn bản chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Đặc biệt, Quyết định số 2129/QĐ-UBND ngày 20/6/2013 ban hành quy hoạch phát triển CNTT và truyền thông tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là định hướng quan trọng cho phát triển, ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh nói chung và trong cơ quan nhà nước của tỉnh nói riêng trong những năm tiếp theo.

3.1.2. Xu ướn p át tr ển ứn n n n t n t n tron t ờ n tớ

Thứ nhất, ứng dụng các công nghệ truyền thông đa phương tiện để thực

hiện các cuộc họp, hội thảo qua mạng. Ứng dụng CNTT sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước tiết kiệm được thời gian, chi phí để triển khai các cuộc họp, hội thảo dưới hình thức trực tuyến.

Thứ hai, “Web hóa các ứng dụng”: sự phát triển về CNTT cho ph p tất

cả mọi thứ đều có thể đưa lên web. Ưu điểm của công nghệ này là tính mở rất cao, có thể dễ dàng đưa các ứng dụng, các hệ thống thông tin lên internet, tận

78

dụng hạ tầng sẵn có của internet để giao tiếp và trao đổi thông tin với các hệ thống khác. Bên cạnh đó, công nghệ web có tính mở cao, ít phụ thuộc vào các công nghệ độc quyền (như hệ điều hành). Do đó, khi phát triển các phần mềm phục vụ cho điều hành, tác nghiệp, các hệ thống cung cấp dịch vụ công của cơ quan nhà nước cần chú ý đến xu hướng này để có thể tiết kiệm được chi phí về bản quyền, chi phí đầu tư hạ tầng thông tin; đồng thời bảo đảm được sự tương thích cao của hệ thống. Điểm hạn chế của công nghệ này là tính bảo mật thấp nên cần có chính sách an toàn thông tin đi kèm khi triển khai để hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro.

Thứ ba, xu hướng tích hợp về tính năng và công nghệ của phần mềm:

các phần mềm không thể hoạt động độc lập trong cùng một hệ thống như trước kia, do đó một kiến trúc phần mềm tổng thể là giải pháp chiến lược cho các hệ thống thông tin ngày nay. Do đó, đầu tư ứng dụng CNTT trước hết phải hiệu quả, tránh lãng phí, đảm bảo sự thông suốt của quá trình trao đổi thông tin với các hệ thống thông tin trong và ngoài, hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn bên trong hệ thống. Xu hướng này đòi hỏi phải có sự chuẩn hóa các kỹ thuật từ phần cứng cho đến phần mềm, các chuẩn an ninh mạng, an ninh dữ liệu và sự hỗ trợ của môi trường pháp lý đi kèm.

Thứ tư, xu hướng phát triển và sử dụng các phần mềm nguồn mở: xu

hướng này đang diễn ra khá mạnh. Việc phát triển phần mềm nguồn mở giúp giảm sự lệ thuộc vào các hãng phần mềm lớn, tạo thêm sự lựa chọn cho người sử dụng thoát khỏi khỏi sức p bảo hộ quyền sở hữu trí truệ, tạo cơ hội kinh doanh mới và nâng cao khả năng phát triển cho các doanh nghiệp phần mềm trong nước.

Thứ năm, xu hướng phát triển công nghệ lưu trữ: theo sự phát triển

79

đóng vai trò quyết định trong việc thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin một cách hiệu quả.

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện Krông Pắc hoạt động của Văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện Krông Pắc

3.2.1. M t êu un á ả p áp

Ứng dụng CNTT vào hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện Krông Pắc được các cấp lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt được kết quả tương đối tốt so với chỉ tiêu đặt ra. CNTT ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào hoạt động của cơ quan nhà nước với mục tiêu đẩy mạnh phát triển chính quyền điện tử huyện Krông Pắc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện ứng dụng CNTT vào hoạt động của các cơ quan nhà nước vẫn còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc nên không thể đạt được hết tất cả các mục tiêu đã đặt ra. CNTT là lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh, mạnh mẽ nên việc ứng dụng CNTT dễ trở nên lạc hậu về công nghệ. Các kế hoạch ứng dụng CNTT đã ban hành không lường trước được những yếu tố tác động, cản trở quá trình ứng dụng CNTT nên trong quá trình thực hiện luôn nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả ứng dụng CNTT và hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước. Do đó, chúng ta cần làm rõ những luận điểm về lý luận và thực tiễn về ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan nhà nước; đồng thời, tìm ra những yếu tố tác động tiêu cực đến kết quả ứng dụng CNTT, từ đó đề ra những giải pháp giải quyết triệt để các yếu tố này nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

80

3.2.2. G ả p áp v m trườn ín sá

Thời gian qua, UBND huyện Krông Pắc luôn quan tâm, đôn đốc cán bộ, công chức của Văn phòng thực hiện các văn bản đã được trung ương, tỉnh ban hành. Nhiều văn bản chỉ đạo, định hướng, tạo khung pháp lý để thực hiện việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện đã tạo được những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, lĩnh vực CNTT có tốc độ phát triển nhanh, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao nên nhiều văn bản có nội dung không còn phù hợp, nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình ứng dụng CNTT vẫn chưa được giải quyết. Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành rà soát lại hệ thống văn bản liên quan đến ứng dụng CNTT đã ban hành, sửa đổi, bổ sung những nội dung không còn phù hợp, ban hành thêm các văn bản mới nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà quá trình ứng dụng CNTT của huyện trong thời gian qua đang gặp phải, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT trong thời gian tới.

Các giải pháp cần thực hiện:

- UBND tỉnh cần xây dựng các chính sách, quy định về tiêu chuẩn, trình độ CNTT đối với CB,CC,VC của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính gắn với ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước, đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, đặc biệt là ở những đơn vị có đủ nguồn lực. Xây dựng biên chế cán bộ chuyên trách về CNTT ở các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện; ban hành chính sách ưu đãi về thu nhập cho cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước, có quy định chế độ hỗ trợ cho cán bộ chuyên trách CNTT để có thể thu hút được cán bộ có năng lực vào làm việc tại các cơ quan nhà nước.

- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến ứng dụng và phát triển CNTT phù hợp với xu thế phát triển của tỉnh nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch, công

81

khai; đảm bảo an toàn, an ninh các hệ thống thông tin trọng yếu của quốc gia và của tỉnh.

- Hoàn thiện và bổ sung hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ và hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; huyện, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp.

- Ưu tiên bố trí vốn cho các chương trình, kế hoạch, dự án ứng dụng và phát triển CNTT, đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Huy động mạnh mẽ nguồn vốn doanh nghiệp, xã hội và các nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho CNTT. Khuyến khích việc áp dụng các hình thức thuê, mua dịch vụ CNTT; hình thức hợp tác công – tư (PPP), xây dựng và vận hành (BO), xây dựng, vận hành và chuyển giao (BOT).

- Ưu tiên sử dụng các sản phẩm CNTT sản xuất trong nước, có thương hiệu Việt Nam trong các công trình, hệ thống thông tin của Đảng, nhà nước. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước, trong tỉnh, trong huyện làm chủ thầu các dự án đầu tư hoặc dự án cung cấp dịch vụ CNTT cho cơ quan nhà nước. Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để ứng dụng, phát triển các công nghệ mới.

- Xây dựng và ban hành chính sách thu hút, chế độ tiền lương, thưởng và phụ cấp phù hợp đối với cán bộ, công chức, viên chức làm công tác CNTT của huyện, người có đóng góp, sáng chế, phát minh, cải tiến có giá trị.

- Ban hành các quy định vận hành, sử dụng và khai thác bắt buộc các

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG UBND HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐĂK LĂK (Trang 85 -85 )

×