- Chính phủ cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ địa phương trong việc thực hiện chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020.
- Trung ương cần sớm triển khai thực hiện các nội dung quy định tại Luật CNTT nhưng chưa được cụ thể hóa bằng các nghị định, thông tư nên
94
việc triển khai thực hiện gặp khó khăn như: tại khoản 1 Điều 42 “ Nhà nước có chính sách phát triển quy mô và tăng cường chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT”; khoản 4 Điều 42 “Cơ sở đào tạo được hưởng ưu đãi trong hoạt động đào tạo về CNTT tương đương với doanh nghiệp sản xuất phần mềm”; khoản 2 Điều 44 “Tiêu chuẩn ngành nghề, chức danh về CNTT do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành”.
- Kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hoàn thiện môi trường pháp lý đối với những nội dung còn nhiều vướng mắc, bất cập trong thực hiện như: thuê dịch vụ CNTT; quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; an ninh mạng; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên môi trường mạng; tiêu chí xác định các cơ sở dữ liệu quốc gia; tiêu chuẩn, chức danh, chế độ đãi ngộ cho CB,CC,VC làm công tác CNTT trong cơ quan nhà nước; quy định về trao đổi, lưu trữ, xử lý văn bản, tài liệu, hồ sơ điện tử, văn bản điện tử ký số; quy định, chế tài cụ thể để gắn việc triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước.
- Cần sớm quy định cụ thể về tiêu chuẩn, chức danh, chế độ đãi ngộ cho CB,CC,VC làm công tác CNTT để hoàn thiện bộ máy chuyên trách về CNTT từ Trung ương đến địa phương, nhất là ở cấp huyện, cấp xã.
- Chỉ đạo thống nhất trong việc xác định lãnh đạo các cấp, các ngành chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc chỉ đạo nhiệm vụ ứng dụng, phát triển CNTT tại cơ quan, đơn vị.
- Khi xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT của Trung ương cần xác định rõ nhiệm vụ của Trung ương, nhiệm vụ của địa phương để việc triển khai thực hiện có hiệu quả, tránh chồng ch o, trùng lắp. Thông tin thường xuyên, kịp thời về tiến độ thực hiện các nhiệm vụ
95
thực hiện ứng dụng CNTT của Bộ ngành Trung ương để các địa phương nắm biết, chủ động thực hiện, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ có liên quan.
Tiểu kết chƣơng 3
Các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện Krông Pắc nói chung và Văn phòng UBND huyện Krông Pắc nói riêng cung cấp hệ thống những giải pháp cơ bản, khả thi thuộc các nhóm: xây dựng và hoàn thiện chính sách, nguồn tài chính để triển khai ứng dụng CNTT, các giải pháp cụ thể tổ chức thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động. Tất cả các giải pháp này đều hướng tới mục tiêu Văn phòng UBND huyện Krông Pắc sẽ ứng dụng CNTT vào hoạt động một cách thiết thực, hiệu quả nhất nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình giải quyết công việc của cán bộ, công chức, viên chức, công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo, kịp thời cung cấp thông tin tình hình hoạt động, tăng tính công khai, minh bạch, tăng hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước.
96
KẾT LUẬN
Để nhà nước quản lý xã hội, phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân… đòi hỏi phải có một bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả để thực hiện chức năng quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Hiện nay, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT là một yêu cầu tất yếu để tăng cường hiệu quả quản lý điều hành, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước. Tăng cường ứng dụng CNTT nhằm nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước, nâng cao chất lượng điều hành quản lý, giúp lãnh đạo trong việc ra quyết định nhanh và đúng đắn bằng các thông tin số liệu chính xác, kịp thời, đầy đủ.
Với vị trí, chức năng là cơ quan chuyên môn, bộ máy giúp việc của UBND huyện Krông Pắc, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND huyện; Văn phòng UBND huyện Krông Pắc có vai trò quan trọng trong việc giúp UBND huyện điều hoà, phối hợp các hoạt động chung của phòng, ban, UBND cấp xã; tham mưu, giúp UBND, Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo, điều hành các hoạt động ở địa phương. Do đó, hiệu quả hoạt động của Văn phòng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của UBND huyện và các xã trong huyện.
Các khái quát cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của Văn phòng UBND huyện nói riêng và các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh nói chung theo hướng nâng cao hiệu quả, đáp ứng yêu cầu tham mưu, để từ đó có các phân tích thực trạng về ứng dụng CNTT trong hoạt động của Văn phòng UBND huyện; Đó cũng là căn cứ khoa học xác đáng để đề xuất một hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT cho văn phòng UBND huyện Krông Pắc, đáp ứng hoạt động
97
phục vụ công tác tham mưu, điều hành của UBND huyện, phối hợp và điều hành công tác quản lý nhà nước ở địa phương.
Từ việc phân tích thực trạng, kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra khi thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động của Văn phòng UBND huyện, luận văn cũng nêu lên những thuận lợi, khó khăn, những yếu tố tác động đến kết quả đạt được để Văn phòng UBND huyện xem x t, điều chỉnh, bổ sung những nội dung còn thiếu, chưa phù hợp, ngày càng nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình.
Luận văn cũng nêu lên một số giải pháp tổ chức thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động của Văn phòng UBND huyện, làm cơ sở cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện, tỉnh tham khảo, đối chiếu để vận dụng vào quá trình ứng dụng CNTT tại mỗi cơ quan nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện, tỉnh nói chung, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Luận văn được nghiên cứu trong bối cảnh còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, thời gian hạn chế, chưa có tiền lệ, còn nhiều vấn đề phải vừa làm, vừa tìm tòi rút kinh nghiệm nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, cần phải tiếp tục xem x t để làm sáng tỏ thêm về lý luận cũng như thực tiễn. Tuy nhiên, với tinh thần làm việc nghiêm túc, tiếp cận vấn đề ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước như một hệ thống công cụ hữu hiệu trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, tiến tới xây dựng chính phủ điện tử, hy vọng luận văn sẽ đóng góp vào công cuộc đẩy mạnh phát triển chính quyền điện tử huyện Krông Pắc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp./.
98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT (2014), Bộ Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì (2014), Sách trắng CNTT và truyền thông Việt Nam 2014, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông.
2. Bế Trung Anh (2011), Bài viết Công nghệ thông tin đã mong muốn được đóng góp là công cụ và nội dung của cải cách hành chính 10 năm qua tham gia Hội thảo Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà khoa học, Học viện Hành chính, Hà Nội.
3. Bộ Chính trị (2000), Chỉ thị số 58-CT/TW, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội. 4. Bộ Chính trị (2014), Nghị quyết số 36/NQ/TW, đẩy mạnh ứng dụng
và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà
Nội.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông (2008), Hệ thống cổng thông tin điện
tử, các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật.
6. Bộ Thông tin và Truyền Thông (2009), Sách trắng 2009.
7. Bộ Thông tin và Truyền Thông (2010), Báo cáo đánh giá trang, cổng thông tin điện tử và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các bô, cơ quan ngang bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2009.
8. Bộ Thông tin và Truyền Thông (2010), Sách trắng 2010.
9. Bộ Thông tin và Truyền Thông (2011), Báo cáo đánh giá trang, cổng thông tin điện tử và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các bô, cơ quan ngang bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2010.
99
11. Bộ Thông tin và Truyền Thông (2012), Báo cáo đánh giá trang, cổng thông tin điện tử và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các bô, cơ quan ngang bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2011.
12. Bộ Thông tin và Truyền Thông (2012), Công văn số 269/BTTTT- U7DCNTT V/v giải thích việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật chính sử dụng cho hệ thống cổng thông tin điện tử và hệ thống thư điện tử.
13. Bộ Thông tin và Truyền Thông (2013), Báo cáo đánh giá trang, cổng thông tin điện tử và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các bô, cơ quan ngang bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2012.
14. Chính phủ (2011), Nghị định số 64/2007/NĐ-CP, ứng dụng CNTT
trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Hà Nội.
15. Chính phủ (2009), Nghị định số 102/2009/NĐ-CP, quản lý đầu tư
ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Hà Nội.
16. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Nghị
định số 43/2011/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
17. Ngân hàng Thế giới (1010), ICT Development Project in Vietnam
18. Ngân hàng Thế giới (2005), Vietnam - ICT Development
19. Nguyễn Hữu Quốc, Nghiên cứu ứng dụng công nghệthông tin phục vụ xây dựng chính quyền điện tử cấp quận, huyện.
20. Nhà xuất bản Bưu điện (2006), Chính phủ điện tử.
21. Nhóm công tác e-ASEAN (2003), Tài liệu nghiên cứu về Chính phủ điện tử.
22. Nguyễn Ngọc Hiến (2001), Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
100
23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giao dịch điện tử, Hà Nội.
24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Công nghệ thông tin, Hà Nội.
25. Thủ tướng Chính phủ (2005), Chỉ thị số 15/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
26. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 1605/QĐ-TTg, phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015, Hà Nội.
27. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 1819/QĐ-TTg, phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020, Hà Nội.
28. Trung tâm Tin học Hành chính và Công nghệ thông tin (2011), Đề tài “Phát triển Chính phủ điện tử nhằm nâng cao tính minh bạch của các dịch
vụ công”, Học viện Hành chính, 2012
29. UBND tỉnh Đắk Lắk (2010), Quyết định số 57/2010/QĐ-UBND, ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 – 2015.
30. UBND tỉnh Đắk Lắk (2011), Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND, ban hành quy định về thực hiện quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
31. UBND tỉnh Đắk Lắk (2011), Quyết định số 43/2011/QĐ-UBND, ban hành chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT tỉnh Đắk Lắk đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
32. UBND tỉnh Đắk Lắk (2013), Quyết định số 36/2013/QĐ-UBND, ban hành quy định về trao đổi, lưu trữ, xử lý văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
101
33. UBND tỉnh Đắk Lắk (2014), Công văn số 2098/UBND-VX, thực hiện trao đổi liên thông qua mạng.
34. Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk (2014), Công văn số 2210/VPUBND-TTTH, đánh giá hiệu quả triển khai các ứng dụng CNTT trọng điểm trong cơ quan nhà nước của tỉnh.
35. Website: http://caicachhanhchinh.gov.vn 36. Website: http://daklak.gov.vn
37. Website: http://mic.gov.vn