Vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 38 - 40)

Vị trí địa lý: Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 18035’ đến 200 vĩ độ Bắc và từ 103050’ đến 105040’ kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 297 km về phía Bắc, cách cố đô Huế 360 km về phía Nam. Diện tích đất tự nhiên là 16.490,7 Km2, chiếm 5,1% diện tích tự nhiên cả nước và dân số 2.929 nghìn người, chiếm 3,4% dân số cả nước (năm 2010). Về mặt hành chính, tỉnh có 17 huyện, 01 thành phố và 02 thị xã, với 479 xã, phường và thị trấn.

Nghệ An giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ở phía Tây với 419 km đường biên giới và biển Đông ở phía Đông với chiều dài 82 km. Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế - xã hội Bắc – Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, mở rộng hợp tác quốc tế và trao đổi hàng hóa với các nước ASEAN thông qua các cửa khẩu. Với vị trí như vậy, Nghệ An có diện tích lớn nhất cả nước với đầy đủ các dạng địa hình: núi, trung du, đồng bằng, ven biển, biển thuận lợi phát triển một kinh tế khu vực nông thôn đa dạng.

Địa hình: Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối, hướng nghiêng từ Tây – Bắc xuống Đông – Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn. Thấp nhất là vùng đồng bằng huyện

Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, có nơi chỉ cao 0,2m so với mặt nước biển (xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu). Địa hình Nghệ An có 2 dạng chủ yếu: trung du miền núi và đồng bằng ven biển.

Diện tích tự nhiên của vùng trung du miền núi là 13.749,2 km2, chiếm 83,4% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Hệ thống núi cao ở phía Tây, và Tây Bắc thuộc hệ thống núi Trường Sơn, có độ cao trung bình 600 –700m, độ dốc trên 250. Vùng trung du có độ cao trung bình từ 100 – 200m, độ dốc từ 15 – 200. Vùng trung du miền núi chia làm 2 tiểu vùng: (biểu đồ)

Tiểu vùng Tây Nam nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, thuộc địa bàn 5 huyện: KỳSơn, Con Cuông, Tương Dương, Thanh Chương và Anh Sơn. Đây là vùng có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi trung bình và cao, tập trung dọc biên giới Việt – Lào, thuộc huyện Kỳ Sơn và Tương Dương, một số đỉnh cao trên 2000m.

Tiểu vùng Tây Bắc nằm ở phía Tây Bắc của Tỉnh, thuộc địa bàn 6 huyện: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và thị xã Thái Hòa. So với tiểu vùng Tây Nam, địa hình ít phức tạp hơn, phần lớn là đồi và núi thấp, với độ cao trung bình từ 500 – 1000m.

Vùng trung du miền núi thích hợp để phát triển ngành lâm nghiệp và hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè, hồtiêu… cũng như các loại cây công nghiệp ngắn ngày như đậu, lạc, thuốc lá, … Với địa hình rộng lớn có khả năng hình thành các trang trại, vùng chuyên canh quy mô lơn.

Vùng đồng bằng ven biển của Nghệ An có diện tích tự nhiên là 2.741,5 km2, chiếm 16,6% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, gồm 7 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố: Nam Đàn, Yên Thành, Đô Lương, Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Diễn Châu, thị xã Cửa Lò và thành phố Vinh. Địa hình của vùng khá đồng nhất, chủ yếu là đồng bằng, độ cao trung bình từ 5 – 20 km, xen kẽ

một số ngọn đồi thấp nằm rải rác ở các huyện Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên. Đất trong vùng chủ yếu là đất phù sa, đất pha cát, chạy dọc theo bờ biển có các vùng sình lầy, vùng đất cát, các bãi sú vẹt, bãi bồi. Địa hình vùng đồng bằng thuận lợi về phát triển các loại hình trang trại, vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày, vùng tập trung nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên, địa hình cũng là một trở ngại lớn cho việc phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đặc biệt là các tuyến giao thông vùng trung du và miền núi, gây khó khăn cho phát triên lâm nghiệp và bảo vệ đất đai khỏi bị xói mòn gây lũ lụt cho nhiều vùng trong tỉnh. Các dòng sông hẹp và dốc gây khó khăn cho phát triển vận tải đường sông và hạn chế khả năng điều hòa nguồn nước mặn trong các mùa phục vụ canh tác nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)