đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước
Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Trung ương (Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành, ...) đã quy định rõ ràng, chi tiết về công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Do vậy, tỉnh Nghệ An không ban hành riêng quy định về doanh nghiệp nhà nước, mà triển khai áp dụng Luật
Doanh nghiệp 2014, các văn bản hướng dẫn và các văn bản quy định khác để thực hiện trong điều kiện thực tế ở tỉnh.
Quy định về đầu tư vốn, quản lý tài sản và sử dụng vốn tại doanh nghiệp nhà nước: Chỉnh phủ đã ban hành Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2009 về việc Ban hành Quy chế quản lý tài chính của Công ty nhà nước và Quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác, Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2013 về Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Đến năm 2010, Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 hết hiệu lực thi hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 về Chuyển đổi Công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước là chủ sở hữu, Nghị định số91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 về Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp thay thế Nghị đinh số 09/2009/NĐ-CP và Nghị định số 71/2013/NĐ-CP. Trong Nghị định số 91/2015/NĐ-CP đã quy định rõ việc Đầu tư vốn vào doanh nghiệp nhà nước, Quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, Quản lý vốn đối với doanh nghiệp nhà nước.
Quy định về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính: Căn cứ vào Nghị quyết số 42/2009/QH12 ngày 27 tháng 11 năm 2009 về việc Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật, quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty nhà nước và việc Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 hết hiệu lực thi hành năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 về việc Ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do
nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Ngày 06 tháng 10 năm 2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; Giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước thay thế Nghịđịnh số61/2013/NĐ-CP
Đồng thời BộTài chính cũng ban hành Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2015 hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước, tức là hướng dẫn một số điều trong Nghị định số 87/2015/NĐ-CP và Nghịđịnh số91/2015/NĐ-CP.
Quy định về người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2011 Quy định việc áp dụng Luật cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước. Nghị định này quy định cụ thể việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, cửngười đại diện, từ chức, miễn nhiệm, thôi làm đại diện, đánh giá, bồi dưỡng kiến thức, khen thưởng, kỷ luật thôi việc, nghỉ hưu và quản lý hồ sơ đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước. Tiếp theo đó, ngày 26 tháng 6 năm 2012 Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 03/2012/TT-BNV về việc Hưỡng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2011/NĐ-CP; Năm 2014 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 21/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2014 Ban hành quy chế hoạt động của người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư
vào doanh nghiệp. Đến năm 2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ và Nghị định số 106/2015/NĐ-CP về Quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn Điều lệ thay thế Nghị định số 66/2011/NĐ-CP. Như vậy đến năm 2015 Nhà nước đã có sự phân biệt cụ thể giữa người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước năm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Phân biệt Chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp và
Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 21/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 2 năm 2014 Ban hành quy chế hoạt động của người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Theo đó, Chủ sở hữu phần vốn đầu tư tại doanh nghiệp (Chủ sở hữu phần vốn nhà nước) là Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân công, phân cấp thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp (Người đại diện) là cá nhân được chủ sở hữu phần vốn nhà nước ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của Chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Vậy Chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp là tổ
chức (Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An), Người đại diện là cá nhân được Chủ sở hữu phần vốn ủy quyền.
Công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước: Để đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch về hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động quản lý và giám sát của cơ quan nhà nước và của xã hội đối với doanh nghiệp nhà nước Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 36/2014/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2014 Ban hành quy chế công bố thông tin và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Đến ngày 18 tháng 9 năm 2015, Chính phủđã ban hành Nghịđịnh số81/2015/NĐ-CP về việc công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước thay thế cho Quyết định 36/2014QĐ-TTg. Theo đó, đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm:
Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước;
Doanh nghiệp nhà nước (Theo Nghị định này “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ”);
Cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan đến việc công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước;
Các doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp nhà nước kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh thực hiện công bố thông tin theo quy định của Chính phủ về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh;
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán thực hiện công bố thôn tin theo quy định của pháp luật chuyên ngành và quy định tại Nghịđịnh này.
Cụ thể, các doanh nghiệp phải định kỳ công bố các thông tin sau đây: Chiến lược phát triển của doanh nghiệp; Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 05 năm của doanh nghiệp; Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu
tư phát triển hàng năm của doanh nghiệp; Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và 03 năm gần nhất tính đến năm báo cáo; Báo cáo kết quản thực hiện các nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội khác (nếu có); Báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp hàng năm; Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp; Báo cáo tài chính 06 tháng và báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp; Báo cáo chếđộ tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp.
Tuy nhiên các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nhất là các doanh nghiệp thuộc tỉnh quản lý thực hiện chưa nghiêm túc việc này. Việc công bố thông tin về doanh nghiệp nhà nước không chỉ mới được quy định từ năm 2014 mà năm 2013 Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 61/2013/NĐ-CP về việc ban hành Quy chếgiám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với DN do Nhà nước làm chủ sở hữu và Doanh nghiệp có vốn nhà nước, nhưng đến nay các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiên công bố thông tin theo quy định. Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh cũng có những doanh nghiệp có quy mô sử dụng lao động lớn như: Công ty TNHH một thành viên Cà phê - Cao su năm 2015 có 2100 lao động, Công ty TNHH MTV Lâm nông nghiệp Sông hiếu năm 2015 sử dụng 643 lao động, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc năm 2015 sử dụng 502 lao động, ngoài ra có nhiều doanh nghiệp chỉ sử dụng vài chục lao động nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa xây dựng trang tin điện tử và việc công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước cũng chưa được thực hiện nghiêm túc.
Theo Nghị định số81/2015/NĐ-CP, Doanh nghiệp vi phạm về công bố thông tin sẽ bị xử lý với nhiều hình thức từ phạt hành chính cho đến khiển trách, kỷ luật đến buộc thôi việc đối với người quản lý Doanh nghiệp. Mặc dù đã có những quy định, chế tài rất rõ ràng, nhưng trên thực tế, các DNNN trên
địa bàn tỉnh vẫn thiếu minh bạch. Tình trạng này đang cản trở những nỗ lực của Chính phủ tạo dựng một sân chơi bình đẳng cho tất cả các loại hình DN. Đặc biệt, cũng vì thiếu minh bạch thông tin mà dễ dẫn đến chậm tiến hành cổ phần hóa bởi không tìm nhà đầu tư.
Để thực hiện nghiêm túc hoạt động công bố thông tin cần mạnh tay xử phạt DNNN chậm công bốthông tin như trường hợp áp dụng với các công ty đại chúng, công ty niêm yết chậm công bố.
2.3.3. Công tác khuyến khích, hỗ trợ tạo môi trường hoạt động cho doanh nghiệp nhà nước