Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 79 - 116)

Hạn chế:

Công tác dự báo và xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế, chủ yếu thực hiện các chủ trương vế sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Trung ương. Thiếu các giải pháp mang tính tổng thểđể phát triển doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước còn chưa thấy sự hiệu quả, còn trình trạng thất thoát, lãng phí. Chưa tạo động lực đủ mạnh cho doanh nghiệp và người lao động. Quyền tử chủ của doanh nghiệp nhà nước tuy được mở rộng nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế.

Thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp nhà nước chưa chặt chẽ, thiếu các chế tài đủ mạnh để xử lý nhất là đối với các cơ quan không phải là thanh tra các cấp chưa có hướng dẫn cụ thể thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào.

Bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước chưa chuyên sâu lĩnh vực kinh tế, phong cách làm việc còn cứng nhắc, mệnh lệnh hành chính.

Việc công khai và trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước còn nhiều vấn đề, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, chưa thể hiện được như: thông tin về tình trạng nhân thân của người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước (trách nhiệm của cơ quan công an); Doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thêm các ngành nghề kinh doanh có điều kiện chưa đủ điều kiện kinh doanh và các

ngành nghề khác; chưa quan định trách nhiệm cụ thể các sở, ngành về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước sau đăng ký thành lập gồm những nội dung gì, biện pháp quản lý như thế nào, thiếu sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan có liên quản, chưa có hướng dẫn cụ thể nên quá trình thực hiện của các sở, ngành còn lúng túng, đổ lỗi cho nhau khi có doanh nghiệp vi phạm.

Nguyên nhân:

Tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước nói riêng.

Các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh còn mang nặng tư tưởng bao cấp của nhà nước thời trước, chưa kịp thời chủđộng để hội nhập và phát triển nên cần có thời gian để các cơ quan quản lý nhà nước cũng như lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước thích nghi và nâng cao năng lực trong điều kiện mới.

Công tác thanh tra, kiểm tra còn chưa triệt để khách quan, vẫn có những ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước.

Công tác kiểm tra làm minh bạch tình hình tài chính, thông tin doanh nghiệp nhà nước còn chưa thực hiện tốt.

Cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước của các sở, ngành còn chưa được bố trí chuyên trách, kinh phí thực hiện nhiệm vụkhông được bố trí cụ thể.

Chưa có sự tích cực tham gia góp ý kiến xây dựng chính sách (thông qua các trang điện tử của Chính phủ, của các Bộ, ngành của Trung ương và địa phương tại các hội thảo, hội nghị, tọa đàm). Vai trò đóng góp phản biện chính sách của các Hiệp hội, Hội doanh nghiệp, Hội bảo vệ người tiều dùng tại địa phương chưa cao.

Các Sở, ngành đã cử cán bộ, công chức của mình tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, bồi dưỡng về công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp do Bộ, ngành Trung ương tổ chức. tuy nhiên các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thương có nội dung “na ná” như nhau, dễ gây nhàm chán cho người học, hiệu quản không cao. Đối tượng học thường là cấp phòng, cấp huyện vì vậy kiết quả triển khai những nội dung tiếp thu không cao (do không đủ thẩm quyền). Mặt khác các sở, ngành chưa cử cán bộ chuyên trách theo dõi, quản lý doanh nghiệp nhà nước, các cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ này lại hay thay đổi vị trí công tác nên việc tiếp cận kiến thức, tài liệu cũng như xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp nhà nước nói riêng và doanh nghiệp nói chung thuộc lĩnh vực, địa bàn được phân công quản lý gặp rất nhiều khó khăn.

Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nhà nước của Trung ương ban hành còn chưa cụ thể, các văn bản hướng dẫn thực hiện còn thiếu như: Quy chế phối hợp mẫu giữa các cơ quan chức năng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước nói riêng và doanh nghiệp nói chung; Nghị định chính phủ về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước nhất là các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong những năm qua, số lượng doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An ngày một giảm nhưng đã hoạt động tương đối hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An, đóng góp cho ngân sách nhà nước. Tỉnh Nghệ An rất quan tâm chú trọng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn, tập trung là: đổi mới, sắp xếp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, thực thi các quy định pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước; khuyến khích, hỗ trợ tạo môi trường hoạt động cho doanh nghiệp nhà nước; kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước. Có thể thấy, tỉnh Nghệ An đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong việc thực hiện chủ trưởng của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn và nhiều hạn chế trong việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước.

Chương 3:

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2025

3.1. QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp nhà nước phát triển đúng định hướng, bền vững và hiệu quả cao, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An cần quan triệt các quan điểm sau:

3.1.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhà nước tỉnh Nghệ An

Đại hội X của Đảng khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN:

Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và thúc đẩy các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nề kinh tế quốc dân” [23].

Cùng với việc khẳng định vai trò to lớn của kinh tế nhà nước, Đảng ta chỉ rõ: “Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triền lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”[23]. Như vậy từ Đại hội X của Đảng đã khẳng định các chính sách kinh tế không phân biệt đối xử với các hình thức sở hữu. Đây là một bước tiến mới về quan điểm kinh tế nhiều thành phần của Đảng ta. Đồng thời Đảng cũng chủ trương đưa hệ thống doanh nghiệp nhà nước ra hoạt động trong môi trường công khai, minh

bạch và cạnh tranh thực sự, xóa bỏ độc quyền và đặc quyền sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, buộc các doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động hiệu quả mới tồn tại được.

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII nêu rõ “Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng: doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Đẩy mạnh cổ phần hóa, bán vốn tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ cổ phần chi phối, kế cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả” [24].

Đảng ta đặt kinh tế nhà nước nói chung, doanh nghiệp nhà nước nói riêng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Có nghĩa là kinh tế nhà nước nói chung, doanh nghiệp nhà nước nói riêng phải thích nghi và buộc phải hoạt động trong môi trường KTTT, chấp nhận luật chơi của các tổ chức kinh tế quốc tế, chấp nhận cạnh tranh trong điều kiện bảo hộ của Nhà nước giảm tới mức tối thiểu: “Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành của các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh. Phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ. Thu hẹp lĩnh vực nhà nước độc quyền kinh doanh, xóa bỏđộc quyền doanh nghiệp… Phát triển vững chắc thị trường tài chính gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ theo hướng đồng bộ, có cơ cấu hoàn chỉnh… Phát triển kinh tế thị trường bất động sản, bao gồm thị trường quyền sử dụng đất và bất động sản gắn liền với đất … Phát triển thị trường lao động trong mọi khu vực kinh tế… Phát triển thị trường khoa học công nghệ trên cơ sở đổi mới cơ chế, chính sách để phần lớn sản phẩm khoa học công nghệ trở thành hàng hóa” và “Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sau hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực song phương, lấy phục vụ đất nước làm mục tiêu cao nhất”[24]. Quan

điểm chi đạo của Đảng đặt ra cho quản lý nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước những yêu cầu mới:

Một là, Nhà nước phải chủ động thay đổi những phương thức hành động không phù hợp với KTTT và cam kết quốc tế bằng các phương thức phù hợp và có hiệu quả hơn. Để làm được như vậy, Nhà nước phải có tiềm lực tài chính lớn, có nghĩa là vai trò của kinh tế nhà nước không giảm đi mà ngược lại có thểtăng lên.

Hai là, doanh nghiệp nhà nước phải được cải tổ nhanh và chuyển sang các hình thức hoạt động hiệu quả hơn để có thể tồn tại và đem lại cho Nhà nước một công cụ định hướng, điều tiết tốt. Để làm được như vậy, Đảng ta chỉ rõ: “Đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa. Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, tập trung vào một số lĩnh việc kết cấu hạ tầng, sản xuất tư liệu sản xuất và dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, vào một số lĩnh vực công ích… Thúc đẩy hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh tầm cơ khu vực”

Ba là, Bộmáy nhà nước phải thích ứng với vai trò mới theo hướng: Nhà nước tập trung là tốt chức năng vĩ mô như định hướng bằng các chiến lực, kế hoạch, cơ chế, chính sách có chất lượng trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường; tạo môi trường cho các chủ thể kinh tế phát huy tối đa nguồn lực; hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đảm bảo tính bền vững và tích cực của cán cân đối vĩ mô;

Nhà nước tác động đến thịtrường chủ yếu thông qua cơ chế, chính sách và các công cụ kinh tế;

Thực hiện quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động của thịtrường và doanh nghiệp;

Tách chức năng quản lý hành chính của Nhà nước ra khỏi chức năng quản lý kinh doanh của đoanh nghiệp, xóa bỏ“chếđộ chủ quản”;

Tách hệ thống hành chính ra khỏi hệ thống cơ quan sự nghiệp;

Tóm lại, quan điểm của Đảng ta về kinh tế nhà nước đã giải thích rõ các nội dung liên quan đến kinh tế nhà nước như mối quan hệ của nó với các thành phần kinh tế khác, cấu thành của kinh tế nhà nước, vai trò và nội dung chủ đạo của kinh tế nhà nước, phương thức hoạt động của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường hội nhập và quan hệ giữa nhà nước kinh tế và nhà nước chính trị. Những điểm này đã tạo cơ sở lý luận và nhận thức đúng đắn cho các Đảng viên, nhất là các Đảng viên giữ vai trò lãnh đạo trong thành phần kinh tế nhà nước. Song, thực tiễn vận hành kinh tế nhà nước sẽ còn đặt ra nhiều yêu cầu đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện lý luận.

Về định hướng phát triển doanh nghiệp nhà nước, tỉnh Nghệ An làm theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sẽ tiến hành thoái vốn ở các công ty cổ phần do tỉnh quản lý và tiến hành cổ phần hóa các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định tại Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18 tháng 6 năm 2014 về Ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, tỉnh Nghệ An sẽ phải tiến hành cổ phần hóa và thoái vốn ở nhiều doanh nghiệp thuộc tỉnh quản lý.

Như vậy, dự kiến doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An sẽ giảm mạnh: Các công ty hoạt động trong lĩnh vực Khai thác công ty thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng sẽ vẫn giữ 100% vốn nhà nước; các công ty khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch đô thị sẽ thực hiện cổ phần hóa nhà nước nắm giữ 50%-65% vốn điều lệ.

Tăng cường việc hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa các doanh nghiệp có qui mô khác nhau, phát triển có hiệu quả các chương trình nghiên cứu có khả năng ứng dụng thương mại.

Cải thiện việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhà nước.

Cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo đuợc môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước.

Khuyến khích phát triển các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp. Tăng cường công tác điều phối thực hiện các hoạt động trợ giúp phát triển doanh nghiệp, phân định trách nhiệm giữa các sở ban ngành và sự phối hợp giữa các cơ quan. Triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh giỏi, phát huy ý chí kinh doanh và làm giàu chính đáng.

3.1.2. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước theo Luật doanh nghiệp, tạo môi trường bình đẳng cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo nguyên tắc thịtrường.

Văn kiện Đại hội Đảng XII nêu rõ “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiền bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủđạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu đề giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện

tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển” [24, tr 102-103].

Do vậy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo doanh nghiệp doanh nghiệp nhà nước hoạt động bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Quản lý nhà nước phải tôn trọng và tạo điều kiện để vận hành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 79 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)