Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 40 - 41)

Nghệ An là tỉnh có tổng sản phẩm GDPr khá lớn, xu hướng GDPr tăng lên hàng năm cho thấy tốc độ phát triển của Nghệ An là tương đối tốt. Năm 2015 đã đạt đến con số 81.577.115 triệu đồng cho thấy những thay đổi khá lớn về kinh tế Nghệ An.

Cơ cấu GDPr thay đổi theo hướng phù hợp với xu thế phát triển. Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng lên so với ngành nông nghiệp và công nghiệp, cho thấy kinh tế NghệAn đang có những bước chuyển dịch phù hợp.

Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Nghệ An là chưa cao, còn có những biến động trong các năm. Năm 2010 thu ngân sách là 21.920.539 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 29.346.576 triệu đồng, năm 2012 lại giảm xuống còn 27.980.000 triệu đồng, năm 2015 hoạt động thu ngân sách tăng cao lên đến 36.726.821 triệu đồng. Cơ cấu thu ngân sách còn thể hiện nhiều điểm chưa hợp lý, thu ngân sách trên địa bàn chiếm lỷ lệ nhỏ chủ yếu dựa vào nguồn thu từ ngân sách trung ương. Năm 2010 thu ngân sách từ trung ương là 12.865.498 triệu đồng chiếm tỷ lệ 58,69%, năm 2012 thu ngân sách từ trung

ương là 18.250.000 triệu đồng chiếm tỷ lệ 65%, năm 2015 thu ngân sách từ trung ương là 24.309.532 triệu đồng chiếm tỷ lệ 66,2%. Điều này cho thấy kinh tế Nghệ An còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách Trung ương mà chưa thể thực hiện xu thế giảm sự phụ thuộc vào ngân sách trung ương.

Chi ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng mạnh, năm 2013 là 27.152.391 triệu đồng năm 2015 là 35.529.732. Cơ cấu chi ngân sách cũng có nhiều điểm chưa hợp lý, trong đó chi nộp ngân sách trung ương là không có, chi khác chiếm một tỷ lệ rất cao trên ½ tổng chi, chi thường xuyên cũng chiếm tỷ lệ lớn. Chi cho đầu tư phát triển chiếm tỷ lệ nhỏ năm 2014 là 3.387.020 triệu đồng chiếm tỷ lệ 12,7%. Chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2015 ước thực hiện 7.247,96 tỷ đồng, bằng 48,7 dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 1.464,3 tỷ đồng, bằng 48,7% dự toán; chi thường xuyên 5.701,36 tỷ đồng, bằng 47,9 dự toán; chi dự phòng 82,3 tỷđồng, bằng 27,3% dự toán.

Điều này chó thấy kinh tế Nghệ An còn có nhiều vấn đề quan tâm, khả năng tự thu chi là chưa thể thực hiện phần lớn còn dựa vào ngân sách Trung ương. Vấn đềnày là điểm khó khăn đối với một tỉnh có dân sốđông, diện tích lớn có cơ sở hạ tầng khá tốt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 40 - 41)