1 .Tính cấp thiết của đề tài luận văn
7. Kết cấu của luận văn
1.2. Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ
1.2.4. Mục tiêu chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ
công nghệ
Trước hết, chính sách phát triển dịch vụ thông tin KH&CN cần đáp ứng các mục tiêu chung của chính sách phát triển dịch vụ KH&CN, đó là:
- Phát triển các loại hình dịch vụ KH&CN để đáp ứng 100% nhu cầu của xã hội, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ KH&CN để có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực ASEAN và thế giới.
- Nâng cao tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng đóng góp của các loại hình dịch vụ KH&CN trong toàn khu vực dịch vụ và trong tổng thu nhập sản phẩm quốc gia GDP. Đến năm 2030, phát triển dịch vụ KH&CN thành một ngành dịch vụ quan trọng tại Việt Nam, đóng góp từ 5-10% GDP.
- Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động dịch vụ KH&CN
- Xây dựng và phát triển mạng lưới các tổ chức dịch vụ KH&CN trên cơ sở sử dụng hiệu quả tiềm lực KH&CN hiện có; đến năm 2030 phát triển ít nhất 10 tổ chức dịch vụ KH&CN đạt trình độ khu vực và thế giới.
26
- Đến năm 2020, tổng mức đầu tư trực tiếp của xã hội phấn đấu đạt 60- 80% tổng kinh phí đầu tư cho dịch vụ KH&CN
Để đạt được những mục tiêu này, riêng đối với dịch vụ thông tin KH&CN cần chú trọng những nhiệm vụ sau:
- Bảo đảm mức đầu tư trực tiếp cho thông tin, thống kê KH&CN tối thiểu phải đạt 3-5% tổng kinh phí đầu tư cho KH&CN.
- 100% các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN; 100% các bộ, ngành có tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN. Tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của các tổ chức thông tin và thống kê KH&CN ở Trung ương và địa phương, đảm bảo tính liên thông và nhất quán trong chia sẻ, khai thác và sử dụng thông tin KH&CN trên toàn quốc.
- Đầu tư xây dựng và hiện đại hóa cơ sở vật chất – kỹ thuật của các tổ chức thông tin, thống kê KH&CN ở Trung ương và địa phương.
1.2.5. Các chính sách liên quan đến phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ
Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ có liên quan và ảnh hưởng đến nhiều chính sách thuộc lĩnh vực thông tin KH&CN, bao gồm:
- Chính sách phát triển nguồn lực thông tin KH&CN: Là những quy định cụ thể về phát triển nguồn tài liệu phục vụ cung cấp dịch vụ thông tin KH&CN, là nội dung quan trọng, bao gồm phát triển các nguồn tin trong nước và quốc tế. Nguồn tin KH&CN là yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình nghiên cứu.
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động dịch vụ thông tin KH&CN: Là những quy định cụ thể về phát triển đội ngũ nhân lực KH&CN thực hiện cung cấp dịch vụ thông tin KH&CN
27
- Chính sách phát triển hạ tầng thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN: Là những quy định của Nhà nước về phát triển hệ thống mạng, cơ sở vật, chất, kỹ thuật, xây dựng, duy trì và phát triển CSDL quốc gia về KH&CN, nhằm góp phần phát triển dịch vụ thông tin KH&CN.
1.2.6. Thực thi chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ
1.2.6.1. Khái niệm
Thực thi chính sách công, có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo Mazmanian và Sebatier: “Thực thi là thực hiện một quyết định chính sách cơ sở, thường được thể hiện trong một đạo luật, nhưng cũng có thể được thể hiện dưới các hình thức các quyết định quan trọng của cơ quan hành pháp hoặc các quyết định của tòa án. Theo lý tưởng, quyết định đó xác định vấn đề cần được giải quyết, quy định các mục tiêu cần theo đuổi và rất nhiều cách thức, định hình quá trình thực thi. Thông thường, quá trình này trải qua nhiều giai đoạn, bắt đầu với việc thông qua đạo luật cơ bản, tiếp theo là các quyết định của các cơ quan thực thi chính sách, sự tuân thủ của các nhóm lợi ích với các quyết định đó, các tác động thực tế - cả chủ định và không chủ định – của các đầu ra đó, những tác động nhận thức được của các quyết định, và cuối cùng là những sửa đổi quan trọng trong đạo luật cơ bản” [23]
William Dunn cho rằng “các hành động chính sách công có hai mục
đích chính: điều chỉnh và phân bổ” [24]. Các hành động điều chỉnh là những
hành động được thiết kế để bảo đảm sự tuân thủ các tiêu chuẩn hoặc thủ tục nhất định. Các hành động phân bổ là những hành động đòi hỏi các đầu vào như tiền, thời gian, nhân sự và thiết bị.
Từ những quan điểm trên của các nhà nghiên cứu, có thể hiểu rằng,
thực thi chính sách công là quá trình đưa chính sách công vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực
28
thi chính sách công và tổ chức thực hiện nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách công.[5], [1]
PGS.TS Văn Tất Thu cho rằng: “Việc thực hiện chính sách công là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực, là bước đặc biệt quan trọng trong chu trình chính sách, hiện thực hóa chính sách, đưa chính sách vào cuộc sống…” [21]
Như vậy, quá trình thực thi chính sách công bao gồm các nội dung chính như sau:
- Ban hành các văn bản quy định chi tiết; Thiết lập các chương trình, dự án chính sách công
- Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đó.
Từ khái niệm thực thi chính sách công, đối với thực thi chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ, có thể hiểu đó là việc đưa chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ vào thực tiễn thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án và tổ chức thực hiện nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ.
1.2.6.2. Nội dung thực thi chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ
-Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển dịch vụ thông tin KH&CN.
Đây là nội dung được các cơ quan tổ chức thực thi chính sách (cấp Trung ương là Cục Thông tin KH&CN quốc gia, cấp địa phương là UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Sở KH&CN và các đơn vị liên quan) nghiên cứu, xây dựng và triển khai. Thông thường bao gồm các nội dung cụ thể như sau:
29
+ Kế hoạch tổ chức, điều hành: chương trình hoặc kế hoạch phát triển dịch vụ KH&CN của Bộ KH&CN quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức trong quá trình tổ chức và điều hành chính sách, bao gồm: trách nhiệm chủ trì của Cục Thông tin KH&CN quốc gia trong việc đảm bảo nguồn tin KH&CN, phát triển dịch vụ thông tin KH&CN; Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN chịu trách nhiệm phối hợp với Cục Thông tin KH&CN quốc gia trong việc dự thảo chính sách phát triển dịch vụ thông tin KH&CN trình Bộ trưởng Bộ KH&CN.
+ Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực, bao gồm: hạ tầng thông tin, CSDL quốc gia về KH&CN, nhân lực thông tin KH&CN, tài chính cho dịch vụ thông tin KH&CN
+ Kế hoạch thời gian triển khai: Mục tiêu đến 2030 + Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách + Dự kiến nội quy, quy chế
- Phổ biến, tuyên truyền chính sách: Đây là nhiệm vụ được giao cho Trung tâm truyền thông KH&CN, Bộ KH&CN (ở trung ương) và các Sở KH&CN, Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN (ở địa phương)
- Phân công, phối hợp thực hiện chính sách: Nội dung quan trọng nhất, đòi hỏi sự tham gia, phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan nhà nước. Đối với chính sách phát triển dịch vụ thông tin KH&CN, việc phân công phối hợp được thực hiện như sau:
+ Cục Thông tin KH&CN quốc gia chủ trì trong quá trình tổ chức thực thi chính sách, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc như Thư viện KH&CN quốc gia cung cấp các dịch vụ thông tin KH&CN; Trung tâm Phân tích Thông tin cung cấp thông tin phục vụ các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách.
+ Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN tư vấn, phối hợp xây dựng kế hoạch, chương trình triển khai chính sách
30
+ Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao, du lịch tư vấn về mặt chuyên môn trong việc cung cấp các dịch vụ thông tin – thư viện.
+ Sở KH&CN các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trực tiếp cung cấp các dịch vụ thông tin KH&CN, phục vụ các đối tượng dùng tin.
+ Các Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN thực hiện việc cung cấp các dịch vụ thông tin KH&CN.
- Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm: Đây là hoạt động của các cơ quan ban hành chính sách, cụ thể: Chính phủ, Bộ KH&CN
1.2.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ
1.2.7.1. Những yếu tố chủ quan - Tuyên truyền, phổ biến chính sách
Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách có vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực thi chính sách phát triển dịch vụ thông tin KH&CN. Đối với tổ chức đầu mối thông tin KH&CN quốc gia như Cục Thông tin KH&CN quốc gia, việc tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển dịch vụ thông tin KH&CN bao gồm nhiều hoạt động như gửi công văn, thông báo, phổ biến thông qua trang thông tin điện tử, đặc biệt có sự phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN (Trung tâm truyền thông KH&CN).
- Năng lực thực thi của cán bộ, công chức
Đối với đặc thù riêng của chính sách phát triển dịch vụ thông tin KH&CN, cán bộ thực thi đòi hỏi phải có chuyên môn về thông tin KH&CN và thư viện. Việc không được đào tạo chuyên sâu về ngành thông tin – thư viện có thể dẫn tới việc không đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin.
31
Văn hóa đọc là vấn đề cốt lõi đối với một quốc gia. Hiện nay, việc mạng xã hội đang trở nên phổ biến, người dùng tin dường như thờ ơ với văn hóa đọc truyền thống. Việc phát triển dịch vụ thông tin KH&CN theo hướng hiện đại kết hợp với các dịch vụ thư viện truyền thống sẽ giành được sự ủng hộ và quan tâm của người dân đối với dịch vụ thông tin.
1.2.7.2. Những yếu tố khách quan - Tính chất của vấn đề
Đối với vấn đề chính sách phát triển dịch vụ thông tin KH&CN, bản chất vấn đề không mang tính thời sự bằng các vấn đề về môi trường, kinh tế hay an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay, việc phát triển dịch vụ thông tin nhằm phục vụ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo là yêu cầu hết sức cấp thiết. Chính vì vậy, căn cứ vào tính chất của vấn đề, quá trình thực thi chính sách phát triển dịch vụ thông tin KH&CN cần phải căn cứ vào sự phát triển của KH&CN trên thế giới và của Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả thực thi.
- Mối quan hệ giữa các đối tượng thực thi
Các cơ quan quản lý nhà nước về thông tin KH&CN tại trung ương (Bộ KH&CN, Cục Thông tin KH&CN quốc gia) và các cơ quan quản lý nhà nước về thông tin KH&CN tại địa phương (Các Sở KH&CN) luôn có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thực thi chính sách về thông tin KH&CN và dịch vụ thông tin KH&CN, nhằm tạo ra các dịch vụ thông tin KH&CN tốt nhất, phục vụ các đối tượng dùng tin. Tuy nhiên, giữa người dùng tin là học sinh, sinh viên và các tổ chức cung cấp dịch vụ thông tin KH&CN dường như vẫn còn khoảng cách. Điều này có thể được lý giải bởi việc phát triển và cung cấp dịch vụ thông tin dành cho các đối tượng này chưa được đa dạng.
32
Môi trường thực thi chính sách phát triển dịch vụ thông tin KH&CN bao gồm môi trường chính trị, văn hóa và công nghệ
+ Môi trường chính trị: Chính sách công mang tính ổn định tương đối. Chính vì vậy, quá trình thực thi chính sách phát triển dịch vụ thông tin KH&CN chịu ảnh hưởng bởi môi trường chính trị. Chính phủ khóa mới sẽ có nhiều thay đổi về chính sách KH&CN nói chung, dẫn đến sự thay đổi của chính sách phát triển dịch vụ thông tin KH&CN.
+ Môi trường văn hóa: Đối với dịch vụ thông tin KH&CN, do đặc thù nét văn hóa ở các địa phương khác nhau nên khi thực thi chính sách sẽ có sự khác nhau giữa các địa phương, vùng miền. Vùng Đông Nam Bộ thường ban hành các chương trình, dự án cụ thể hóa chính sách, đồng thời ưu tiên những dịch vụ thông tin phục vụ doanh nghiệp KH&CN. Trong khi đó, các tỉnh miền núi phía Bắc thường triển khai các dự án, chương trình gắn với nông thôn và nông nghiệp.
+ Môi trường công nghệ: Việc triển khai dịch vụ thông tin KH&CN phụ thuộc rất nhiều vào môi trường công nghệ. Hạ tầng thông tin (bao gồm hệ thống mạng và CSDL quốc gia về KH&CN) là những yếu tố công nghệ phục vụ quá trình cung cấp dịch vụ thông tin KH&CN. Việc thực thi chính sách phát triển dịch vụ thông tin KH&CN phụ thuộc nhiều vào môi trường công nghệ.
- Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách
Đối với chính sách thông tin nói chung và chính sách phát triển dịch vụ thông tin KH&CN nói riêng, nhóm đối tượng có đặc điểm riêng đối với các đối tượng chính sách khác, đó chính là nhóm người dùng tin. Đây là nhóm đối tượng tương đối rộng, có trình độ từ phổ thông (học sinh, sinh viên) đến trình độ cao (các nhà khoa học).
33
1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ và bài học cho Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới
1.3.1.1. Đài Loan
Đài Loan là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển ở châu Á (được mệnh danh là con rồng kinh tế) trong những năm 80 trở lại đây. Đài Loan rất chú trọng đến công tác thông tin KH&CN và dịch vụ thông tin KH&CN. Trung tâm Thông tin KH&CN (Science and Technology Information Center) của Đài Loan có nhiệm vụ chính như sau:
- Thu thập thông tin: tổ chức và tiến hành thu thập các dạng nguồn tin chủ yếu như: tạp chí và ấn phẩm kế tiếp, sách, báo cáo nghiên cứu, tài liệu hội nghị, luận án khoa học, sáng chế, tiêu chuẩn và quy phạm.
- Xử lý và phân tích thông tin: tiến hành việc phân tích và xử lý theo các nội dung quan trọng như: chính sách và chiến lược, kết quả nghiên cứu, đổi mới KH&CN
- Trao đổi và hợp tác thông tin: thiết lập, duy trì và thực hiện các quan hệ về thông tin với các nước và tổ chức quốc tế nhằm nâng cao năng lực của cơ quan
- Dịch vụ thông tin: duy trì và thực hiện các loại dịch vụ thông tin đáp ứng các yêu cầu của người dùng tin trong và ngoài nước.
Đài Loan rất chú trọng đến việc phát triển các dịch vụ thông tin KH&CN thông qua hình thức trực tuyến (online), nổi bật là các dịch vụ sau:
- STICNET: hiện được vận hành với trên 30 CSDL trong và ngoài nước với trên 16 triệu biểu ghi
- CSDL trên CD –ROM: Bao gồm 20 CSDL, trong và ngoài nước trên đĩa CD –ROM
34
- Dịch vụ WWW và Gopher: các thông tin về hoạt động của trung tâm Thông tin KH&CN được cung cấp qua Internet
- Các dịch vụ tìm trực tuyến như: Qua DIALOG từ Knight-Ridder; Qua Data Star từ Knight-Ridder; Qua Questels từ Questel orbit…
1.4.1.2. Malaysia
Malaysia là một quốc gia có nền KH&CN phát triển trong khu vực ASEAN. Hệ thống chính sách về KH&CN của Malaysia thực sự bắt đầu từ