1 .Tính cấp thiết của đề tài luận văn
7. Kết cấu của luận văn
3.2. Một số giải pháp chủ yếu hồn thiện chính sách phát triển dịch vụ thơng
3.2.1. Phát triển hạ tầng thông tin ở qui mô quốc gia, tăng cường tiềm lực
tiềm lực thông tin khoa học và công nghệ ở bộ/ngành, địa phương
3.2.1.1. Phát triển hạ tầng thông tin ở quy mô quốc gia
Các nước đều muốn tạo lập một hạ tầng kỹ thuật thông tin quốc gia giá rẻ và hiệu quả để mọi cá nhân và các tổ chức dễ dàng liên lạc với nhau. Nhờ hạ tầng thông tin này, người ta dễ dàng thiết lập và mở rộng phạm vi ứng dụng của các dịch vụ căn bản như: trao đổi thư điện tử, truyền tệp, tìm kiếm thơng tin, trao đổi thơng tin,… Hạ tầng thông tin quốc gia hiện tại bao gồm:
71
- Hạ tầng mạng thông tin KH&CN của trung ương, bộ ngành là phần xương sống cho mọi hoạt động thơng tin KH&CN trong phạm vi tồn quốc;
- Đảm bảo kiến trúc hạ tầng: tuân thủ tiêu chuẩn chung về tổ chức tài ngun thơng tin; có những phần mềm tích hợp các tiêu chuẩn chung, và có phần nguồn tài ngun thơng tin chung, chia sẻ được;
- Đảm bảo các chuẩn liên kết, trao đổi thông tin tiên tiến: từ các chuẩn nghiệp vụ trong hoạt động thơng tin-thư viện như các chuẩn mơ tả, trình bày, trao đổi dữ liệu;
- Sự hỗ trợ và chế độ ưu đãi của Nhà nước, của các mạng viễn thông quốc gia đối với hoạt động thông tin KH&CN (chế độ thuê bao, hỗ trợ kỹ thuật,…).
Tóm lại, Nhà nước đảm bảo cho việc xây dựng và phát triển mạng thông tin KH&CN ở phạm vi bộ/ngành, địa phương với mức độ đáp ứng được yêu cầu của thực tế.
Việc xây dựng chương trình đầu tư được thể hiện cụ thể ở phạm vi quốc gia, bộ ngành (trong đó có các dự tốn chi tiết các hạng mục, lộ trình đối với từng phạm vi, từng cấp, từng nhóm tổ chức thơng tin). Ở mỗi phạm vi đó giao cho một cơ quan chủ trì xây dựng trình duyệt. Cụ thể là: ở phạm vi quốc gia là Cục Thông tin KH&CN quốc gia; ở phạm vi Bộ, ngành là các tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN; ở địa phương là các Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN.
3.2.1.2. Tạo lập tiềm lực thông tin khoa học và công nghệ ở bộ/ngành, địa phương
Do hạn chế về nguồn lực, để thoả mãn nhu cầu thông tin của xã hội, các quốc gia, nhất là những nước đang phát triển, đều phải giải quyết cùng một số vấn đề, như: phần tự làm (đối với nguồn tin trong nước) và phần nhập mua (nguồn tin, CSDL nước ngoài). Đặc biệt là phải xác lập được những lĩnh vực,
72
những nguồn tin ưu tiên (nhất thiết phải có) cũng như cơ chế hỗ trợ tài chính cho các tổ chức để tạo ra các dịch vụ thông tin một cách phù hợp, hiệu quả.
Đối với nhiều nước trong khu vực, phát triển thông tin trong những năm đầu của giai đoạn chuyển sang xã hội thông tin đều dựa vào việc nhập khẩu có chọn lọc các sản phẩm thông tin mà đầu tiên là các CSDL từ các cường quốc thông tin như Hoa kỳ, Anh, Pháp, Nga,… để phổ biến và khai thác trong các cơ quan. Ví dụ như khai thác Mạng STN (Liên kết giữa Hoa Kỳ, CHLB Đức và Nhật Bản), mua các CSDL toàn văn online: EBSCO, Host, Blackwell, và gần đây là Science@Direct, Proquest Central, Ebrary, Springer Online, Asme,….
Tuy nhiên, vế thứ hai, quan trọng hơn, và là chủ đạo trong việc phát triển tiềm lực thông tin cũng như hệ thống dịch vụ thơng tin, hình thành thị trường thơng tin KH&CN, đó là tạo lập và phát triển các dịch vụ, các CSDL nội sinh về các nguồn tin KH&CN trong nước. Ở đây, xây dựng tiềm lực thông tin quốc gia, bao gồm việc đảm bảo đầy đủ những nguồn tin có giá trị (tạp chí, sách báo, ấn phẩm thơng tin, CSDL,....) và phù hợp ở phạm vi quốc gia, ngành nhất là nguồn tin số hóa. Có cơ chế trao đổi, liên kết trong khai thác, sử dụng, đặc biệt là đối với các tài nguyên thông tin được tạo ra bằng ngân sách nhà nước.
Ở mỗi phạm vi quốc gia, bộ/ngành, địa phương, Nhà nước cần:
- Đảm bảo những nguồn tin hạt nhân (đối với cả nguồn tin trong nước và nước ngồi), cụ thể là cấp kinh phí để mua hoặc thuê bao online đối với các tạp chí, tài liệu chun dạng, CSDL có giá trị, phù hợp nhất. Các tổ chức thông tin KH&CN ở mỗi cấp cần xây dựng và thuyết minh cụ thể các Danh mục và các Danh mục đó phải được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sau đó triển khai;
73
- Tạo lập và phát triển những CSDL nòng cốt, đặc thù. Các tổ chức thông tin KH&CN xây dựng Danh mục cụ thể các CSDL. Danh mục đó phải được các cơ quan thẩm quyền phê duyệt sau đó triển khai.
Danh mục nguồn tin hạt nhân cũng như Danh mục CSDL cần được bổ sung, hiệu chỉnh định kỳ, tùy theo yêu cầu của thực tế và sự chỉ đạo của cơ quan quản lý.
- Quy định cơ chế chia sẻ, khai thác, sử dụng các nguồn tin được tạo lập, phát triển bằng kinh phí Nhà nước một cách cụ thể, đảm bảo cho người dùng tin tiếp cận, khai thác, sử dụng các nguồn tin đó dễ dàng.
Trên quy mơ quốc gia, việc thiết lập hệ thống các sản phẩm thông tin là việc làm cần thiết song cũng tốn kém. Để tránh sự lãng phí do trùng lặp, tổ chức thiếu khoa học cần xây dựng dự án hình thành các tổ hợp chia sẻ và trao đổi các sản phẩm thông tin. Để đảm bảo chia sẻ thành công, phải chuẩn bị các điều kiện và các yếu tố cần thiết. Nhà nước cần có sự quản lý, điều phối và có thể xây dựng Chương trình hợp tác, tổ chức các Liên hiệp với sự thống nhất về những nguyên tắc cơ bản như: mục tiêu, quyền lợi, nghĩa vụ, phương thức hợp tác; phạm vi và khả năng mở rộng hợp tác, có Ban/Hội đồng điều hành am hiểu về tổ chức hoạt động thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, đủ năng lực điều chỉnh kịp thời trước những biến động,….
Việc tổ chức triển khai ở phạm vi Bộ, ngành, địa phương là do tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành, địa phương đứng đầu chịu trách nhiệm thực hiện.
3.2.1.3. Đảm bảo ngưỡng thông tin
Nhà nước đảm bảo cho việc tạo lập, phát triển tiềm lực thông tin đạt "ngưỡng" tương ứng với mức độ, phạm vi của mỗi tổ chức. Cụ thể là:
- Những nội dung cần được Nhà nước đảm bảo:
+ Đảm bảo cho việc mua các nguồn tin cơ bản, ổn định (nguồn tin hạt nhân) như các tạp chí, tài liệu chun dạng, ấn phẩm thơng tin, sách chuyên
74
ngành,…. trong nước và nước ngoài (nhằm thực hiện nhiệm vụ duy trì, phát triển thư viện); Xây dựng các CSDL phản ánh đầy đủ các nguồn tin của thư viện; Tạo lập Thư viện điện tử;
+ Đảm bảo các điều kiện cho việc bảo quản, lưu giữ các nguồn tin được đưa về bằng kinh phí Nhà nước, nhất là nguồn tin quí hiếm;
+ Đảm bảo cho việc xây dựng và cập nhật những CSDL chủ chốt, đặc thù của tổ chức đó. Đây cũng chính là các CSDL nội sinh của tổ chức thơng tin KH&CN.
+ Đảm bảo hỗ trợ mua hoặc truy cập (thuê bao online) một số CSDL thiết thực nhất của nước ngoài cũng như trong nước phục vụ trực tiếp cho các bộ/ngành.
- Chia sẻ nguồn tin: Tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành, địa phương phải có trách nhiệm tham gia, chia sẻ những nguồn tin được tạo ra bằng ngân sách Nhà nước theo những quy định thống nhất đối với từng phạm vi, đối tượng cụ thể (thông qua các quy chế khai thác, sử dụng,...).
3.2.2. Đảm bảo tài chính cho dịch vụ thơng tin khoa học và công nghệ
Đảm bảo môi trường pháp lý cho phát triển, tiếp cận, sử dụng các dịch vụ thông tin KH&CN được tạo ra bằng cả 2 nguồn: ngân sách Nhà nước và ngoài ngân sách Nhà nước đều cần được xem xét.
3.2.2.1. Nguyên tắc điều chỉnh tổng thể
Hiện trạng các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành, địa phương cho thấy, để tiếp tục phát triển dịch vụ thơng tin cần có những điều chỉnh về mặt chính sách. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tinh thần đổi mới cơ chế và hoạt động thông tin KH&CN trong Luật KH&CN, trong Nghị định 11. Những nguyên tắc cần điều chỉnh ở phạm vi tổng thể đó là:
Thứ nhất, cần có định hướng ưu tiên cụ thể và có cơ chế hỗ trợ phù hợp, kịp thời đối với từng nhóm tổ chức thơng tin KH&CN bộ/ngành, địa
75
phương (về hình thức, lộ trình và mức độ đầu tư từ phía Nhà nước). Tức là chính sách đầu tư, hỗ trợ để nâng cao năng lực của các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành, địa phương một cách đồng bộ xét từ khía cạnh tồn hệ thống/mạng lưới.
Thứ hai, việc phát triển các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành, địa phương phải gắn kết hữu cơ với chính sách KH&CN của quốc gia nói chung và chính sách thơng tin KH&CN nói riêng. Tinh thần chung là: các dịch vụ thông tin phải định hướng vào góp phần làm tăng "năng suất, chất lượng, hiệu quả" của công việc của các bộ/ngành, địa phương và phải dần đưa chúng thành hàng hóa, đáp ứng được nhu cầu của xã hội nói chung, của phát triển KH&CN nói riêng.
Thứ ba, chính sách và nguồn lực tài chính phải được sử dụng thật sự hiệu quả để tạo ra tính đa dạng, chất lượng và có sự cạnh tranh trong các dịch vụ thông tin KH&CN.
Do vậy, phải xác định rõ cơ chế hỗ trợ phù hợp với mục tiêu, tính chất của các dịch vụ thông tin, của từng loại tổ chức thơng tin bộ/ngành. Trên bình diện tồn mạng lưới các tổ chức thực hiện chức năng thông tin KH&CN quốc gia, cần phải nhìn nhận theo 3 mức hỗ trợ như sau:
- Hỗ trợ toàn phần; - Hỗ trợ một phần ; - Tự trang trải.
3.2.2.2. Nguyên tắc đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước
Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, tuỳ theo lĩnh vực và trường hợp cụ thể, Nhà nước áp dụng cơ chế hỗ trợ cho phù hợp. Nguyên tắc chung của việc đầu tư và hỗ trợ của nhà nước cho thông tin là:
- Thứ nhất: Nhà nước có trách nhiệm đầu tư tạo lập và phát triển hạ tầng thông tin cũng như tài nguyên thông tin quốc gia; Đảm bảo cơ chế chia
76
sẻ, tiếp cận, khai thác sử dụng tài nguyên thông tin (ở phạm vi quốc gia, ngành, địa phương), nhất là đối với những phần thông tin được tạo ra bằng ngân sách nhà nước.
- Thứ hai: Nhà nước chỉ hỗ trợ cho dịch vụ thông tin phục vụ cho những lĩnh vực về chính trị, chiến lược, chính sách, quản lý nhà nước, nghiên cứu cơ bản và số ít các ngành cơng nghệ mũi nhọn, mang tính đột phá.
- Thứ ba: Dịch vụ thông tin phục vụ nhu cầu trực tiếp cho nghiên cứu, đổi mới công nghệ, sản phẩm, phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu tin cá nhân,…. đều phải chuyển sang cơ chế tự trang trải theo cơ chế thị trường với đúng nghĩa thông tin là một loại sản phẩm hàng hóa.
3.2.2.3. Đảm bảo kinh phí hoạt động
+) Nguyên tắc chung:
- Cấp và sử dụng đúng nguồn kinh phí. Cũng như các tổ chức KH&CN, các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành, địa phương được Nhà nước cấp qua hai nguồn:
+ Nguồn kinh phí đầu tư cơ bản;
+ Nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp.
Việc đảm bảo cấp và sử dụng kinh phí từ trước đến nay (kể cả theo cơ chế mới) luôn phải đúng nguồn. Các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành đều phải tuân thủ nguyên tắc sử dụng đúng nguồn, đúng mục đích.
- Phương thức: Nhà nước giao khốn nhiệm vụ, sản phẩm, dịch vụ cụ thể với kinh phí tương ứng thơng qua hình thức ký hợp đồng hàng năm (đối với nhiệm vụ thường xuyên) hoặc đặt hàng đột xuất (đối với nhiệm vụ đột xuất).
+) Đảm bảo kinh phí đầu tư cơ bản (nguồn 1)
Nhà nước đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện các nhiệm vụ theo những đề án đầu tư cơ bản đã được các cơ quan thẩm quyền phê duyệt theo
77
đúng quy định. Vấn đề là, để được đầu tư, các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành, địa phương phải biết tiếp cận và xây dựng đề án đúng mục đích, đúng mẫu và lộ trình. Trong những năm qua, nhìn chung, các tổ chức thơng tin KH&CN bộ/ngành, địa phương ít được đầu tư từ nguồn này, một phần cũng do các tổ chức thơng tin ít xây dựng đề án. Ngồi ra, tình trạng sử dụng kinh phí khơng đúng mục địch cũng vẫn thường xảy ra.
+) Đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên (Nguồn 2)
Những nội dung hoạt động được đảm bảo kinh phí thường xuyên phải bao gồm:
- Đảm bảo nguồn tư liệu (ở ngưỡng quốc gia, ngành), tức là kinh phí để mua những tài liệu hạt nhân/tài liệu cơ bản của một tổ chức thông tin bộ/ngành. Ở đây, ta tạm coi khái niệm "Ngưỡng tài liệu" là những nguồn tài liệu cần thiết nhất, cần được mua một cách ổn định. Nhờ vào "ngưỡng" đó, tổ chức thơng tin có khả năng đáp ứng nhu cầu tin (ít nhất ở mức độ trung bình) trong phạm vi, lĩnh vực được giao. Các nguồn đó được thể hiện bằng các danh mục và dự trù kinh phí tương ứng, được Nhà nước (Bộ, ngành, địa phương) phê duyệt. Trong đó gồm: tài liệu nội sinh và tài liệu nước ngoài.
Phương thức mua và tổ chức khai thác: có sự liên kết, chia sẻ ở phạm vi quốc gia, ngành và theo lĩnh vực dưới sự điều phối của cơ quan quản lý nhà nước.
- Duy trì và phát triển kho thư viện cũng như các CSDL về tư liệu của thư viện để làm cơng cụ tra tìm, khai thác. Những nội dung chủ yếu là:
+ Xử lý biên mục, xây dựng và duy trì, cập nhật các CSDL về tư liệu của thư viện, tạo lập các danh mục, công cụ tra cứu;
+ Tổ chức các kho tài liệu (tạo lập, duy trì, phát triển, kể cả kho mở hiện đại).
78
- Đảm bảo điều kiện cho thư viện hoạt động tốt, thường xuyên (các phòng đọc, kể cả phịng đa phương tiện), trong đó có:
+ Phục vụ thư viện tại chỗ, trong đó có sự ưu tiên phục vụ cho những độc giả đặc biệt - cán bộ lãnh đạo (Trung ương, Bộ, ngành, địa phương), các nhà khoa học, cán bộ quản lý chủ chốt,….
+ Phục vụ từ xa và liên thư viện (hỗ trợ kinh phí truy cập mạng, ưu tiên sử dụng các mạng dùng chung, các mạng được tạo lập bằng kinh phí Nhà
nước,….). - Phục vụ thông tin cho lãnh đạo, quản lý bằng các hình thức khác nhau
như ấn phẩm định kỳ (tổng quan, bản tin chọn lọc, bản tin điện tử, cập nhật báo cáo số liệu) hoặc theo chế độ phân phối tin chọn lọc.
- Hỗ trợ cập nhật, nâng cấp các CSDL nòng cốt (các CSDL đã có, được xây dựng theo các đề án từ trước, hoặc xây dựng theo nhiệm vụ đột xuất-không thuộc kinh phí hoạt động thường xun). Đó là các CSDL tầm quốc gia hay đặc thù của bộ,ngành, nhưng giao cho tổ chức thông tin cụ thể. Danh mục các CSDL này phải được Nhà nước phê duyệt, trên cơ sở đó đầu tư, phát triển.
- Đảm bảo hỗ trợ cập nhật thông tin, nâng cấp Trang chủ/Website/Cổng thông tin của tổ chức thơng tin. Đảm bảo kinh phí hỗ trợ th bao đường truyền. Việc xây dựng, tạo lập ban đầu theo đề án đầu tư hoặc nhiệm vụ đột xuất.
- Nhà nước đảm bảo hỗ trợ chủ yếu trong việc đào tạo cán bộ và hợp tác quốc tế. Kinh phí hợp tác quốc tế với những đối tác truyền thống được cụ thể hóa bằng kế hoạch hàng năm như trước (đồn ra, đồn vào, niên liễm, đối ứng). Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ (cử cán bộ đi học chuyên môn, nghiệp vụ) cũng được đưa vào kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm.
79
- Đảm bảo cấp kinh phí thực hiện những nhiệm vụ đột xuất (Nguồn 2). Nhà nước đảm bảo kinh phí thực hiện những nhiệm vụ đột xuất cần thiết (theo phương thức đặt hàng giao nhiệm vụ của Nhà nước, bộ, ngành) theo hai hình thức là giao từ trên xuống (đặt hàng) hoặc đề xuất từ dưới lên.
- Thực hiện nhiệm vụ đột xuất theo cơ chế hợp đồng giao nhiệm vụ, sản