7. Kết cấu của đề tài
1.2.2. Nội dung chính sách phát triển nguồn nhân lực
- Nhóm chính sách bảo vệ và tăng cường thể lực nguồn nhân lực: là
những chính sách chăm sóc, bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho mọi người dân
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện con người và thực hiện công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, cùng với các chính sách tác động vào
những con người hiện tại, phải tập trung nhiều hơn nữa vào việc hoạch định
và thực hiện những chính sách nhằm cải thiện thể chất và thể lực các thế hệ tương lai.
- Nhóm chính sách phát triển trí lực và kỹnăng của nguồn nhân lực bao gồm:chính sách phát triển giáo dụcvà chính sách đào tạo nhân lực (phát triển
kỹnăng).
+ Chính sách phát triển giáo dục:
Trong việc đánh giá phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia, trước
hết cần dựa vào trình độ phát triển giáo dục phổ thông (tỷ lệ biết chữ, trình độ
phổ cập giáo dục - sốnăm giáo dục bắt buộc, tỷ lệ đi học của trẻ em trong các nhóm tuổi của mỗi cấp học...), coi đó là nhân tố thuận lợi hay trở ngại cho
việc đầu tư và hoạt động kinh doanh.
Trong số các chính sách phát triển giáo dục thì chính sách phổ cập giáo dục là trọng tâm và trở thành một trong những chính sách phát triển nguồn
18
nhân lực của nhiều quốc gia trên thế giới. Tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện cụ thể, mỗi quốc gia đặt mục tiêu phổ cập giáo dục cho một thời kỳ nhất định, thông thường trước hết là phổ cập tiểu học,
sau đó là các cấp học tiếp theo (căn cứ vào sự phân cấp hệ thống giáo dục phổ
thông theo 2 hoặc 3 cấp) hoặc phổ cập về sốnăm đi học bắt buộc.
+ Chính sách đào tạo nhân lực (phát triển kỹnăng):
Chính sách vềquy mô đào tạo: mục tiêu nhằm điều tiết quy mô đào tạo chung và của từng cấp độ đào tạo khác nhau, theo đó có thể khuyến khích mở
rộng hoặc thu hẹp quy mô đào tạo ở một cấp nhất định nào đó;
Chính sách về cơ cấu đào tạo: mục tiêu nhằm điều tiết hai loại hình cơ
cấu đào tạo là cơ cấu về trình độđào tạo và cơ cấu ngành nghề đào tạo.
- Nhóm chính sách thu hút và sử dụng lao động: đây là nhóm chính
sách tác động trực tiếp nhất đến quá trình quản lý nguồn nhân lực. Căn cứ vào
tính chất và đối tượng tác động của những chính sách về thu hút và sử dụng
lao động được phân bổ theo các nhóm sau:
+ Chính sách về việc làm:
Chính sách đa dạng hóa việc làm và theo đó là đa dạng hóa các nguồn
vốn và chủ thể tạo việc làm: nhà nước không phải là nguồn và chủ thể duy nhất tạo việc làm, mà thực hiện chính sách khuyến khích và hỗ trợ (bằng khuôn khổ pháp lý, tài chính, kinh nghiệm...) tất cả các thành phần kinh tế và
mọi người dân cùng tạo việc làm cho người lao động.
Chính sách khuyến khích, hỗ trợ tạo việc làm: nhà nước chủ động và tích cực trực tiếp tạo việc làm trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân, trong
đó ưu tiên các ngành có tác dụng kích thích và lan tỏa tác động đến các thành
phần kinh tế khác tạo việc làm và chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế,
19
sách không chỉ nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi mà còn hỗ trợ về tài chính (tín dụng ưu đãi, tạo điều kiện vật chất như xây dựng cơ sở hạ tầng, đào
tạo, cung cấp thông tin...).
Chính sách về cơ cấu việc làm: thông qua chính sách đầu tư, theo đó
nhà nước trực tiếp đầu tư và có những giải pháp khuyến khích hoặc hạn chế
đầu tư vào những ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ... để tạo việc làm sẽ có ý
nghĩa quyết định và tác động liên ngành, liên vùng nhằm tạo ra sự chuyển
dịch tiến bộ về cơ cấu việc làm với ba hình thức cơ cấu chính là cơ cấu việc làm theo ngành (chuyển từ lao động nông nghiệp sang khu vực phi nông
nghiệp), cơ cấu việc làm theo trình độ trang bị kỹ thuật (chuyển dịch từ lao
động thủcông là chính sang lao động cơ giới hóa và tiến tới tự động hóa) và
cơ cấu việc làm theo khu vực lãnh thổ (chủ yếu chuyển từ lao động nông thôn
sang lao động thành thị với lối sống thành thị và với kỹ năng, hiệu quả và
năng suất cao hơn).
+ Chính sách điều tiết quan hệ và điều kiện lao động: là những chính
sách của nhà nước nhằm điều tiết quan hệvà điều kiện lao động (hình thức và
phương pháp giao kết hợp đồng lao động, trả công lao động, quy định thời
gian lao động, ban hành những chuẩn mực về vệ sinh - an toàn lao động và
chính sách bảo hiểm xã hội...). Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường,
trong đó có thị trường sức lao động, Nhà nước tập trung nhiều hơn vào việc
tạo hành lang pháp lý và những giải pháp kinh tế tác động đến mức trả công
lao động để điều tiết quan hệ cung cầu và giá cả sức lao động trên thị
trường....
+ Chính sách về thị trường lao động: Đây là nhóm chính sách đặc biệt
nhằm kích thích, điều tiết phát triển thịtrường lao động phục vụ lợi ích chung
và lợi ích của người lao động. Sự hình thành và phát triển ngày càng rộng rãi
20
động nhiều mặt và mạnh mẽhơn đến quá trình phát triển nguồn nhân lực.
+ Một sốchính sách đặc thù:
Cùng với những chính sách chung toàn bộ nguồn nhân lực, trong từng giai
đoạn nhất định, căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể mà nhà nước có những
chính sách riêng đối với từng nhóm người lao động. Đó là những nhóm đối
tượng có vai trò đặc biệt quan trọng và quyết định đến sự phát triển, hưng thịnh
của quốc gia hoặc là những nhóm nhạy cảm, dễ bị tổn thương trước sự tác động tiêu cực của thịtrường:
Chính sách phát triển nguồn nhân lực khu vực quản lý hành chính nhà
nước, đặc biệt là đối với đội ngũ những người ra quyết định và tham gia
hoạch định chính sách;
Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ, trong đó
tập trung vào những ngành khoa học - công nghệ mũi nhọn như công nghệ tin học, công nghệ sinh học, tự động hóa và công nghệ vật liệu mới;
Chính sách phát triển đội ngũ doanh nhân, trong đó ưu tiên đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Chính sách phát triển công nhân kỹ thuật trình độ cao;
Chính sách đối với một số nhóm lao động thuộc các ngành nghề, lĩnh
vực và vùng lãnh thổđặc biệt.
Mục tiêu chính của các chính sách đặc thù nói trên là cùng với việc sử
dụng những công cụđòn bẩy của thịtrường, nhà nước phải là người chủđộng
đề xướng, tổ chức, làm nòng cốt, thực hiện sự hỗ trợ cần thiết về tài chính và
tạo môi trường thuận lợi cho việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào
tạo nguồn nhân lực và điều kiện để mọi công dân phát huy được tài năng,
21