7. Kết cấu của đề tài
2.3.2. Kết quả thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực của thủ đô
quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng và điều kiện được hỗ trợ. Cụ thể:
Các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp
thuận đầu tư trong đó có nội dung được ưu đãi hỗ trợđào tạo nghề.
Các doanh nghiệp đã tổ chức khóa đào tạo nghề và ký hợp đồng lao
động với người lao động từ 12 tháng trở lên.
Nguồn kinh phí hỗ trợ chính là ngân sách của Thủ đô bố trí theo kế
hoạch dạy nghề hàng năm.
2.3.2. Kết quả thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực của thủđô Viêng Chăn thủđô Viêng Chăn
2.3.2.1. Đối với chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ
Đối tượng thu hút: các giáo sư, phó giáo sư, những người tốt nghiệp
đại học, sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ), bác sỹ, dược sỹ...
Lĩnh vực thu hút: công nghệ thông tin; công nghệ sinh học; giáo dục; y
tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng; hành chính; luật; một số chức danh quản
lý lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp...
Chế độ đãi ngộ: các chính sách đều quy định về chế độ đãi ngộ ban
đầu; chế độ khuyến khích đối với cán bộ, công chức, người lao động đang
công tác được cửđi học, được hưởng chế độ trợ cấp đi học và được bố trí làm
việc đúng chuyên ngành được đào tạo... quy định cụ thểnhư sau:
- Cán bộ, công chức và người lao động được cử đi đào tạo cử nhân chính trị các chuyên ngành, cao cấp lý luận chính trịvà hành chính nhà nước (hệ tập trung, hệ chính quy):
+ Hỗ trợ tiền tài liệu: 167.400 kíp/người/1 năm.
+ Hỗ trợ tiền sinh hoạt phí hàng tháng: 209.250 kíp/1người/1tháng. Học viên là nữ cộng thêm 20%. (Đối với hệ không tập trung, chính quy không
57
tập trung, mức hỗ trợ sinh hoạt phí hàng tháng bằng 50% định mức này).
- Người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng sau đại học hệ tập trung chính
quy (một năm học tính bằng 10 tháng):
+ Hỗ trợ tiền tài liệu: Nghiên cứu sinh (tiến sĩ), Bác sĩ chuyên khoa II,
Dược sĩ chuyên khoa II: 418.500 kíp/người/năm. Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa
I, Dược sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ nội trú: 209.250 kíp/người/1 năm.
+ Hỗ trợ sinh hoạt phí hàng tháng: 167.400 kíp /người/tháng. Học viên nữ cộng thêm 20%.
+ Hỗ trợ kinh phí sau khi nhận bằng tốt nghiệp: Tiến sỹ: mức hỗ trợ
12,5 triệu kíp. Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, dược sỹchuyên khoa II, Bác sĩ
nội trú: mức hỗ trợ 4,185 triệu kíp. Bác sĩ chuyên khoa I, Dược sĩ chuyên
khoa I: mức hỗ trợ 2,092 triệu kíp.
- Chếđộ ưu đãi và khuyến khích nguồn nhân lực có trình độ:
+ Sinh viên tốt nghiệp các trường đại học công lập hệ chính quy đạt loại giỏi, loại xuất sắc có chuyên ngành phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của Thủđô,
có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về cán bộ công
chức được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức (không phải qua thi
tuyển) và được hưởng 100% lương của ngạch được bổ nhiệm.
+ Những người có học vị: Tiến sĩ, Thạc sĩ; Bác sĩ chuyên khoa cấp I,
cấp II, Dược sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II; Bác sĩ nội trú có đủcác điều kiện và
tiêu chuẩn được tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch công chức (không phải qua thi tuyển) trong các cơ quan, đơn vị ở Thủ đô; được bố trí sử dụng đúng
chuyên môn, đúng khả năng và được hỗ trợ một lần như sau: Tiến sĩ: 12,5
triệu kíp; Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Dược sĩ chuyên khoa II, Bác sĩ nội trú: 4,185 triệu kíp; Bác sĩ chuyên khoa cấp I, Dược sĩ chuyên khoa cấp I: 2,092 triệu kíp.
58
+ Những người có học hàm: Giáo sư, Phó giáo sư đủ điều kiện, tiêu chuẩn trên và có nguyện vọng công tác tại thủ đô Viêng Chăn, được hỗ trợ
một lần như sau: Giáo sư: 14,6 triệu kíp; Phó giáo sư: 12,5 triệu kíp.
Các chính sách nêu trên đã khuyến khích về vật chất và tinh thần đối với các cán bộ, công chức, người lao động được cử đi đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ đã tạo ra những chuyển biến lớn về chất trong đội ngũ cán
bộ, công chức,người lao động, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
công chức, người lao động nhất là đội ngũ cán bộ cấp bản trên địa bàn thủđô
Viêng Chăn.
Sau giai đoạn 2010-2014, lực lượng lao động qua đào tạo từsơ cấp, học
nghề hay công nhân kỹ thuật có bằng trở lên đều tăng cả về số lượng và tỷ
trọng trong tổng lực lượng lao động tại thủ đô Viêng Chăn. Tỷ lệ lao động từ
công nhân kỹ thuật có bằng trởlên tăng từ18% năm 2010 lên 30% năm 2014.
Tính chung ở Thủ đô, tỷ lệ lao động qua đào tạo của lực lượng lao động đã
tăng từ 30,3% năm 2010 lên 35% năm 2014. Bình quân hàng năm tỷ lệ lao
động qua đào tạo tăng khoảng 1%/năm.
Tuy nhiên, qua các chính sách thu hút cũng có thể nhận thấy chế độđãi
ngộ và khuyến khích chưa cao, chưa thật sự hấp dẫn đối với nguồn nhân lực,
đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Do đó, việc thu hút nhân lực chất lượng
cao đến làm việc và những người sau khi được đào tạo làm việc tại Thủ đô
còn gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, chính sách thu hút nhân lực mới chủ yếu tập trung vào nhân lực chất lượng cao, chưa có những chính sách ưu đãi với học viên các cơ
sở dạy nghề. Thực tế hiện nay là doanh nghiệp cần lao động có chất lượng
trong khi cơ sở dạy nghề gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh.
Hiện nay các khu công nghiệp tại thủ đô Viêng Chăn có gần 120 dự án
59
khu vực này tăng lên khoảng 5.000 lao động/năm. Các khu công nghiệp mới
thu hút được 17.500 lao động, một mặt do các dự án còn đang trong thời gian
đầu tư, hoàn thiện, mặt khác do nguồn nhân lực còn hạn chế về sốlượng cũng
như chất lượng.
Để giải quyết vấn đề này cần sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp
và cơ sởđào tạo, đào tạo theo địa chỉ, tuyên truyền rộng rãi đểngười dân hiểu
tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Vì vậy, chính quyền địa phương cần quan tâm tạo thêm nhiều chính
sách ưu đãi đối với học viên tại các cơ sở dạy nghề cả trong quá trình học và
sau khi ra trường.
2.3.2.2. Đối với chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp tham gia sử dụng nhân lực trên địa bàn thủđô Viêng Chăn
Đối tượng thu hút: các doanh nghiệp có dự án đầu tư trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn.
Lĩnh vực thu hút: tất cảcác lĩnh vực.
Chếđộđãi ngộ:
- Đối với các dự án đầu tư vào khu công nghiệp có sử dụng từ 50 lao
động trên địa bàn Thủđô trởlên được ủy ban nhân dân thủđô Viêng Chăn hỗ
trợ kinh phí đào tạo nghề: 125.550 kíp/người, từ nguồn ngân sách của Thủđô
đối với công nhân chưa có tay nghề; được ưu tiên tiếp nhận số lao động đã
qua đào tạo tại các trường chuyên nghiệp, dạy nghề.
- Đối với các dự án đầu tư khác có sử dụng từ 50 lao động tại Thủ đô
trở lên và ưu tiên tuyển chọn lao động tại cơ sở nơi giao đất cho doanh
nghiệp, được thủ đô Viêng Chăn hỗ trợ kinh phí cho nhà đầu tư chi phí đào
tạo dạy nghề (có chứng chỉ nghề) 125.550 kíp /người.
60
thay đổi vượt bậc về chất trong việc thu hút đầu tư. Việc thu hút doanh nghiệp
đầu tư trên địa bàn tham gia đào tạo và sử dụng nhân lực đã khiến cho tỷ lệ
thất nghiệp khu vực thành thị có giảm qua các năm (từ5,5% năm 2009 xuống
còn 5,2% năm 2012) và là một trong số ít các địa phương ở Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn so với tỷ lệ chung của cả nước
(4,6%) cũng như toàn bộ vùng Trung Lào (4,3%); tỷ lệ thời gian lao động
được sử dụng khu vực nông thôn nâng cao rõ rệt ở hầu hết các huyện của Thủ
đô và đang ở mức cao so với nhiều tỉnh khác trong nước Lào (từ 81% năm
2009 lên 85% năm 2012).
Tuy nhiên, khó khăn đối với các doanh nghiệp là phần lớn lao động
chưa đáp ứng được về ngành nghề đào tạo và chất lượng lao động; một số
doanh nghiệp tuyển lao động chưa qua đào tạo để đào tạo từ đầu, các doanh nghiệp tuyển lao động đã qua đào tạo cũng phải đào tạo lại lao động. Để đáp ứng yêu cầu lao động có chất lượng trong các khu công nghiệp, các cơ sởđào
tạo cần thực hiện tốt hơn nữa việc đào tạo theo địa chỉ, nâng cao chất lượng
đào tạo, người lao động phải đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, tránh
tình trạng doanh nghiệp phải đào tạo lại. Bên cạnh đó, người lao động phải nhận thức, hiểu biết và làm việc theo đúng tác phong công nghiệp...
2.3.2.3. Đối với chính sách phát triển trí lực và kỹ năng
Thông qua các chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của thủ đô
Viêng Chăn, hệ thống cơ sở giáo dục và đào tạo ngày càng phát triển, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các nhà trường được cải thiện, công
tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, thực hiện chương trình phổ cập giáo dục...
được chú trọng góp phần làm nâng cao trình độvăn hóa cho người lao động.
Mạng lưới các cơ sở đào tạo ngày càng phát triển. Hiện nay trên địa
61
nghề, cao đẳng và trình độ cử nhân. Ngoài ra, thủ đô Viêng Chăn còn có
trường Chính trị Thủ đô, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và một sốtrung tâm khác cũng tổ chức thực hiện các lớp bồi dưỡng, liên kết đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học.
Ngành nghề đào tạo cũng được mở rộng, đa dạng, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài thủ đô Viêng Chăn. Trước năm 2009, các cơ sở dạy nghề chủ yếu đào
tạo 8-10 nghề như: sửa chữa xe cơ giới; cơ điện; tin học; điều dưỡng, y tá; cơ
khí ô tô; cơ khí nông nghiệp; mộc, xây; gò hàn; may… Đến nay các cơ sở dạy
nghề đã đào tạo thêm các nghề mới như: Điện lạnh, điện dân dụng, sửa chữa
xe và máy, thêu ren, mây giang đan, chăn nuôi - thú y, trồng trọt…, vừa đáp
ứng nhu cầu của thị trường lao động vừa khôi phục và phát huy ngành nghề
truyền thống của địa phương.
Tuy nhiên, hệ thống cơ sở đào tạo và dạy nghề của thủđô Viêng Chăn
còn thiếu về sốlượng và chưa đảm bảo về chất lượng, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về lao động qua đào tạo nghề. Trong các năm qua đã từng
bước thực hiện xã hội hoá trong công tác đào tạo và dạy nghề, tuy nhiên kết quả còn hạn chế. Các loại hình đào tạo, ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội. Liên kết trong đào tạo giữa các cơ sở trong và ngoài Thủđô vẫn còn nhiều hạn chế.