Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính sách phát triển nguồn nhân lực của thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 79 - 83)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Quan điểm phát triển

Nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền

vững. Cùng với các chính sách phát triển nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định sự thành bại hay thành công của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Để có được nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng được những đòi hỏi

ngày càng cao của giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc phát triển nguồn nhân lực của thủđô Viêng Chăn cần quán triệt các quan điểm sau:

72

Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực thủ đô Viêng Chăn phải phù hợp với

Chiến lược phát triển nhân lực của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Quy hoạch

phát triển nhân lực ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2011 – 2020,

tầm nhìn đến năm 2030.

Thứ hai, phát triển toàn diện nguồn nhân lực về các mặt trí lực, thể lực,

đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp là một trong các khâu đột phá để thực hiện

thắng lợi mục tiêu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 của thủđô Viêng Chăn.

Về chất lượng nguồn nhân lực: trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng

được nhu cầu của xã hội, người lao động cần phải có sức khỏe, trí tuệ, năng động, sáng tạo và khả năng thích nghi nhanh. Do đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thủđô Viêng Chăn cần phải nâng cao toàn diện chất lượng nguồn nhân lực cả về thể lực, trí lực và tâm lực.

- Về thể lực: Phải phát triển thể lực cho người lao động: tăng chiều cao, cân nặng, sức khỏe thể chất và tinh thần. Cải thiện chế độ ăn của người dân

theo hướng tăng tỷ lệ đạm, chất béo, giảm tinh bột… Phấn đấu đến năm 2020,

giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 15%.

- Về trí lực: Nâng cao trí lực là nhiệm vụ cơ bản và xuyên suốt quá trình phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô. Trí lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng lao

động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức.

Để nâng cao trí lực của người lao động trong thời gian tới, thủđô Viêng Chăn

cần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, phấn đấu đến năm 2020 nâng tỷ

lệ lao động đã qua đào tạo lên 50%. Bởi trong bối cảnh kinh tế thị trường,

cách mạng khoa học - công nghệ và đặc biệt là quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực được quan tâm đặc biệt và đặt lên hàng đầu.

73

Cùng với việc nâng cao trình độ cho người lao động, cần chú ý phát

triển đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây chính là lực lượng nòng cốt

của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thủ đô Viêng Chăn, do vậy, cần phải phát triển cả số lượng và chất lượng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để

đội ngũ này phát huy tối đa năng lực của mình.

- Về tâm lực (phẩm chất đạo đức, tâm lý, xã hội của người lao động):

Đây là yếu tốảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, vì vậy, nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ chú ý đến thể lực và trí lực mà còn phải coi trọng cả các phẩm chất đạo đức, tâm lý, xã hội của con người. Để

người lao động có đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh, có văn hóa lao

động tốt… đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

thì ngoài việc giáo dục những phẩm chất cần thiết cho người lao động trong

điều kiện ngày nay, một yếu tố rất quan trọng là phải biết phát huy tốt những giá trị truyền thống của nhân dân các bộ tộc Lào anh em và của người dân thủ

đô Viêng Chăn nói riêng.

Cùng với việc kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, cần phải khắc phục, hạn chế những yếu tố tiêu cực đang tồn tại do lịch sử để lại

như: ích kỷ, đố kỵ, cào bằng, ỷ lại, thiếu tinh thần hợp tác, tác phong tùy tiện

thiếu tính kỷ luật… đồng thời, biết tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại. Phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo mục tiêu trước mắt và lâu dài.

Đồng thời với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các cấp học, ngành học, tập trung đào tạo đội ngũ lao động để đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý cho yêu cầu phát triển của Thủ đô; gắn đào

tạo nghề với giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, yêu cầu

quan trọng nhất là nâng cao năng lực trí tuệ bởi trí tuệ là một trong những chỉ

74

mạng khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão và nền kinh tế tri thức

đang hình thành như một xu thế tất yếu. Bên cạnh đó, cần chú trọng công tác

giáo dục đạo đức, lối sống cho người lao động nhằm tạo ra những người lao

động có đủ tài lẫn đức, có sức khỏe dồi dào và đời sống tinh thần phong phú,

trong sáng, lành mạnh… Do đó, đối với thủ đô Viêng Chăn hiện nay phải ưu

tiên đầu tư cho giáo dục - đào tạo (từ giáo dục phổ thông đến giáo dục đại

học, sau đại học, đào tạo nghề…).

Phát triển nguồn nhân lực là sự nghiệp, là trách nhiệm của toàn xã hội,

của từng gia đình và mọi người dân. Vì vậy cần coi trọng và thu hút sự tham

gia của cả cộng đồng; phát động phong trào toàn dân học tập, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ đảng, quản lý của chính quyền các cấp và chú trọng vai trò của các nhà trường trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

Phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo nên những người lao động có

những năng lực và phẩm chất cần thiết đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao

của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi trong quá trình hoạch

định chính sách, thủđô Viêng Chăn cần có nhiều con đường, biện pháp mang tính tổng hợp và đồng bộ. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng khoa học - công nghệ đang diễn ra như vũ bão cần phải chú trọng nhiều hơn đến giáo dục - đào tạo, phải thực sự coi giáo dục - đào tạo là

quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân

tài. Đặc biệt chú trọng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là

nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học giỏi,

lao động có tay nghề cao.

Để phát triển nguồn nhân lực cũng cần có sự kết hợp giữa xã hội hóa công tác phát triển nguồn nhân lực thông qua hệ thống các chính sách vĩ mô,

75

giáo dục, xây dựng xã hội học tập (gia đình, nhà trường và xã hội), xã hội hóa

công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, xã hội hóa công tác đào tạo

nghề… với việc từng cá nhân chủ động tự rèn luyện, phát triển bản thân về

thể lực, trí lực và những phẩm chất đạo đức, tinh thần. Đồng thời, kết hợp hài hòa việc khai thác giữa giá trị truyền thống với những thành tựu văn minh

nhân loại, yếu tố dân tộc và quốc tế. Khai thác những giá trị truyền thống: hiếu học, cần cù, sáng tạo… vào phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, làm tốt

được công tác tuyên truyền về giáo dục - đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề sẽ

tạo ra dư luận xã hội tốt về việc học nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở các giá trị truyền thống thôi thì chưa đủ, công tác phát triển nguồn nhân lực còn đòi hỏi phải kết hợp các giá trị truyền

thống đó với các giá trị của xã hội hiện đại như: coi trọng tri thức khoa học -

công nghệ; tác phong công nghiệp; năng động, nhạy bén, thích nghi nhanh;

con người thực tế, con người hành động… Có thể nói, việc kết hợp chặt chẽ,

hài hòa các giá trị truyền thống với hiện đại sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính sách phát triển nguồn nhân lực của thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)