Thực trạng năng lực thực thi công vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc thị xã sơn tây, TP hà nội (Trang 62 - 73)

- Về trình độ kiến thức + Trình độ chuyên môn

Trong những năm qua, thị xã Sơn Tây đã chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, khuyến khích tạo điều kiện cho công chức đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Do đó, trình độ chuyên môn của công chức ngày càng được nâng cao, biểu hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Trình độ chuyên môn của công chức các cơ quan chuyên

môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây năm 2016

Đơn vị tính: Người

Trình độ chuyên môn

Thạc

sĩ Đại học đẳng Cao Trung cấp Sơ cấp Tcộng ổng

Số lƣợng 21 96 0 2 1 120

Tỷ lệ 17.5 80 0 1.67 0.83 100

“Nguồn: Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây – Báo cáo chất lượng cán

bộ, công chức năm 2016”

Qua số liệu ở bảng trên cho thấy, số lượng công chức có trình độ từ đại học trở lên chiếm số lượng lớn 117 người với tỷ lệ 97.5%, trong đó số công chức có trình độ thạc sỹ là 21 chiếm tỷ lệ 17.5%. Tuy nhiên, vẫn còn một số công chức có trình độ trung cấp và sơ cấp với 03 người chiếm tỉ lệ 2.5%. Con số trên cho thấy công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Sơn Tây có trình độ chuyên môn là tương đối tốt.

Thông qua kết quả khảo sát đối với công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Sơn Tây cho thấy 25% công chức thường xuyên được tham dự các lớp, chương trình đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu tập trung ở trưởng, phó phòng, 72.5% công chức nhận xét chỉ thỉnh thoảng mới được tham dự các lớp, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, trong khi 2.5% công chức nói rằng mình chưa bao giờ được tham gia các lớp, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, đây chủ yếu là những công chức mới được tuyển dụng. Đối với những công chức đã tham gia các lớp, chương trình đào tạo, bồi dưỡng ít nhất 01 lần trở lên theo kết quả khảo sát tại bảng 2.2, thì đa số cho rằng các nội dung liên

quan đến đào tạo, bồi dưỡng chỉ ở mức tương đối phù hợp, tỷ lệ cho rằng phù hợp chỉ chiếm khoảng trên dưới 30% còn số cho rằng không phù hợp chiếm tỷ lệ tương đối thấp. Trong đó kinh phí đào tạo ở mức tỷ lệ phù hợp là thấp nhất chỉ 21.37%, tiếp theo đó là nội dung chương trình và hình thức đào tạo, bồi dưỡng có tỷ lệ đánh giá ở mức phù hợp cũng còn thấp. Khi mà các nội dung liên quan đến các lớp, chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn bị đánh giá ở mức tương đối phù hợp còn cao nghĩa là công chức còn chưa thực sự hài lòng đối với các lớp, chương trình đó. Điều đó phần nào sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng. Từ đó có thể ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ và chất lượng của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Sơn Tâỵ

Bảng 2.2: Kết quả khảo sát công chức đối với các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn

Đơn vị tính: Số lượng: Người; Tỷ lệ: phần trăm

Diễn giải Phù hợp

Tƣơng đối phù

hợp Không phù hợp

Số

lƣợng Tỷ lệ lƣợngSố Tỷ lệ lƣợngSố Tỷ lệ

Đối tượng đào tạo,

bồi dưỡng 37 31.62 77 65.81 3 2.57 Nội dung chương

trình đào tạo, bồi

dưỡng 32 27.35 82 70.08 3 2.57

Hình thức đào tạo,

bồi dưỡng 32 27.35 78 66.67 7 5.98 Phương pháp, chất

lượng, trình độ giảng viên, giáo viên hướng dẫn

37 31.62 73 62.40 7 5.98

Thời gian, địa điểm 38 32.48 71 60.68 8 6.84

Kinh phí 25 21.37 84 71.79 8 6.84

Theo kết quả khảo sát đối với công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Sơn Tây (Phụ lục 1)được thể hiện ở biểu đồ 2.4 thì có tới 19,2% công chức không được bố trí công việc đúng trình độ chuyên môn được đào tạo, còn lại 80.8% cho rằng mình đã được bố trí công việc phù hợp với chuyên môn được đàotạọ

Biểu đồ 2.4: Kết quả khảo sát về việc công chức được bố trí công việc

phù hợp với trình độ chuyên môn. (Đơn vị tính: phần trăm)

+ Trình độ quản lý nhà nước

Bảng 2.3: Trình độ quản lý nhà nước của công chức các cơ quan

chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây tính đến năm 2016

Đơn vị tính: Số lượng: Người; Tỷ lệ: phần trăm

Trình độ quản lý nhà nước CVCC và tương đương CVC và tương đương CV và tương đương Cán sự và tương đương Chưa qua đào tạo Tổng cộng Số lượng 0 19 73 0 28 120 Tỷ lệ 0 15.833 60.833 0 23.333 100

“Nguồn: Uỷ ban nhân dân thị xã Sơn Tây – Báo cáo chất lượng cán

bộ, công chức năm 2016”

Trình độ quản lý nhà nước chia thành: chuyên viên cao cấp và tương đương, chuyên viên chính và tương đương, chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, chưa qua đào tạọ Số liệu bảng 2.3 cho thấy chất lượng

công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Sơn Tây phân theo trình độ quản lý nhà nước tính đến năm 2016 nhìn chung còn thấp, số lượng công chức chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ còn cao là 23.333% và vẫn chưa có công chức nào đạt được trình độ chuyên viên cao cấp và tương đương mà số lượng lớn công chức có trình độ quản lý cấp chuyên viên chiếm 60.833% và chuyên viên chính chiếm 15.833%.

+ Trình độ lý luận chính trị

Qua số liệu từ Bảng 2.4 cho thấy, số lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Sơn Tây có trình độ cao cấp và cử nhân chiếm tỷ lệ còn thấp chỉ chiếm 14.17% tổng số công chức, công chức có trình độ trung cấp lý luận chính trịchỉ chiếm 22.5%, trình độ sơ cấp chiếm tỷ lệ cao nhất là 38.33%. Bên cạnh đó số lượng công chức chưa qua các lớp đào tạo về lý luận chính trị cũng chiếm tỷ lệ lớn lên đến 25%. Điều đó cho thấy, lãnh đạo UBND thị xã Sơn Tây cần phải chăm lo hơn đến công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã.

Bảng 2.4: Trình độ lý luận chính trị của công chức các cơ quan chuyên

môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây tính đến năm 2016

Đơn vị tính: Số lượng: Người; Tỷ lệ: phần trăm

Trình độ lý luận chính trị

Cao

cấp Trung cấp cấpSơ nhân Cử Chưa qua

đào tạo Tcộổng ng

Số lƣợng 14 27 46 03 30 120

Tỷ lệ 11.67 22.5 38.33 2.5 25 100

“Nguồn: Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây – Báo cáo chất lượng cán

bộ, công chức năm 2016”

+ Trình độ tin học, ngoại ngữ

Số liệu ở bảng 2.5 cho thấy đa phần công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Sơn Tây đều có chứng chỉ về tin học và ngoại ngữ,

số lượng có bằng đại học trở lên là rất ít chỉ có vài người, bên cạnh đó vẫn còn một số lượng nhỏ công chức vẫn chưa có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ.

Bảng 2.5: Trình độ tin học, ngoại ngữ của công chức các cơ quan

chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thị xã Sơn Tây tính đến năm 2016

Đơn vị tính: Số lượng: Người; Tỷ lệ: phần trăm

Trình độ Tin học Ngoại ngữ

Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ

Đại học trở lên 02 1.67 01 0.83

Chứng chỉ 115 95.83 116 96.67

Chưa có chứng chỉ 03 2.5 03 2.5

“Nguồn: Uỷ ban nhân dân thị xã Sơn Tây – Báo cáo chất lượng cán

bộ, công chức năm 2016”

- Kỹ năng

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, chuyên ngành phục vụ cho công việc thì đòi hỏi công chức nhất thiết phải có những kỹ năng cơ bản trong quá trình thực thi công vụ. Để đánh giá chất lượng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Sơn Tây theo các kỹ năng, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến tự đánh giá của công chức qua 120 phiếu hỏi (Phụ lục 1) về các kỹ năng mà công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện cần có và mức độ thành thạo các kỹ năng này của các công chức ra saọ Kết quả thu được tại bảng 2.6 và 2.7như sau:

Theo bảng 2.6, tác giả có đưa ra 10 kỹ năng để công chức lựa chọn xem có cần thiết đối với việc thực thi nhiệm vụ hay không thì đa số các công chức đều cho rằng các kỹ năng này là cần thiết với tỷ lệ ít nhất cũng là 68.3% một tỷ lệ rất cao và kỹ năng mà công chức thấy cần thiết nhất là kỹ năng giao tiếp và truyền đạt thông tin với tỷ lệ 99.2%. Qua đó có thể thấy các kỹ năng này

đều rất hữu ích với công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Sơn Tâỵ Mức độ cần thiết của các kỹ năng đã được thể hiện trong bảng 2.6, còn mức độ thành thạo các kỹ năng này, chúng ta sẽ được thấy qua bảng 2.7. Qua kết quả tại bảng 2.7 cho thấy: Đa số công chức tự đánh giá các kỹ năng của mình chỉ ở mức khá, số lượng đánh giá các kỹ năng của mình ở mức trung bình vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao, số công chức tự đánh giá các kỹ năng ở mức tốt chỉ sau mức khá trong đó các công chức đánh giá các kỹ năng tốt nhất là kỹ năng thu thập và xử lý thông tin (51.7%), kỹ năng viết báo cáo, tổng hợp báo cáo (50%), kỹ năng soạn thảo văn bản (44.2%), vẫn có một số công chức nhận thấy các kỹ năng của mình vẫn còn ở mức kém, trong đó kém nhất là các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo…Như vậy, theo kết quả trên thì công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Sơn Tây được đánh giá vẫn còn những hạn chế nhất định về kỹ năng thực thi công vụ. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm việc, nhất là trong giai đoạn cải cách hành chính, mở của hội nhập của nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện naỵ

Bảng 2.6: Bảng đánh giá các kỹ năng cần thiết đối với công chức các

cơ quan chuyên môn cấp huyện

Đơn vị tính: Số lượng: phiếu; Tỷ lệ: phần trăm

Diễn giải Cần thiết Không cần thiết

Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ

Kỹ năng ra quyết định 96 80 24 20

Kỹ năng giao tiếp, truyền đạt

thông tin 119 99.2 01 0.8

Kỹ năng tổ chức cuộc họp 93 77.5 27 22.5

Diễn giải Cần thiết Không cần thiết Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ

Kỹ năng soạn thảo văn bản 112 93.3 08 6.7 Kỹ năng viết báo cáo, tổng hợp

báo cáo 110 91.7 10 8.3

Kỹ năng thu thập và xử lý thông

tin 114 95 06 5.0

Kỹ năng triển khai thực hiện các

chính sách, quyết định 104 86.7 16 13.3 Kỹ năng tập hợp, vậnđộng quần

chúng nhân dân 98 81.7 22 18.3

Kỹ năng làm việc nhóm 106 88.3 14 11.7

“Nguồn: Số liệu tổng hợp qua điều tra năm 2016”

Bảng 2.7: Bảng đánh giá mức độ thành thạo các kỹ năng cần thiết đối

với công chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện

Đơn vị tính: Số lượng: phiếu; Tỷ lệ: phần trăm

Diễn giải Mức độ Tốt Khá Trung bình Kém Số lƣợng Tỷ lệ lƣợng Số Tỷ lệ lƣợng Số Tỷ lệ lƣợng Số Tỷ lệ Kỹ năng ra quyết định 42 35 57 47.5 17 14.2 4 3.3 Kỹ năng giao tiếp,

truyền đạt thông tin 44 36.7 64 53.3 12 10 0 0 Kỹ năng tổ chức cuộc họp 21 17.5 74 61.7 23 19.2 2 1.7 Kỹ năng lãnh đạo 22 18.3 61 50.8 30 25 7 5.8

Diễn giải

Mức độ

Tốt Khá Trung bình Kém

Số

lƣợng Tỷ lệ lƣợngSố Tỷ lệ lƣợngSố Tỷ lệ lƣợngSố Tỷ lệ

Kỹ năng soạn thảo văn

bản 53 44.2 50 41.6 17 14.2 0 0

Kỹ năng viết báo cáo,

tổng hợp báo cáo 60 50 57 47.5 3 2.5 0 0 Kỹ năng thu thập và xử

lý thông tin 62 51.7 55 45.8 3 2.5 0 0

Kỹ năng triển khai thực

hiện các chính sách 37 30.8 68 56.7 15 12.5 0 0 Kỹ năng tập hợp, vận động quần chúng nhân dân 40 33.3 68 56.7 11 9.2 1 0.8 Kỹ năng làm việc nhóm 22 18.3 62 51.7 33 27.5 3 2.5

“Nguồn: Số liệu tổng hợp qua điều tra năm 2016”

- Thái độ, hành vi

Ngoài các kỹ năng thực hiện nhiệm vụ, công chức cần có thái độ, hành vi, ý thức tích cực, đúng mực, có như vậy mới triển khai tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân. Để đánh giá về thái độ, hành vi, ý thức của công chức trong thực thi công vụ thì ý kiến của công dân địa phương, những người trực tiếp làm việc với công chức là chính xác nhất. Vì vậy, tác giả tiến hành điều tra 200 công dân trên địa bàn thị xã (Phụ lục 2) theo 4 mức độ đánh giá: rất tốt, tốt, trung bình, không tốt và thu được kết quả sau:

+ Về thái độ đón tiếp công dân của một bộ phận công chức được đánh giá tương đối cao với tỷ lệ 65% số phiếu được hỏi đánh giá ở mức tốt và rất tốt;có 34.5% được cho là có thái độ tiếp công dân ở mức trung bình và chỉ có 0.5% đánh giá là không tốt. Một số bị đánh giá ở mức trung bình và không tốt do còn thiếu lịch sự, cởi mở, chưa nhiệt tình hướng dẫn, giải đáp cho nhân

dân. Điều này cho thấy nhiều người dân vẫn chưa cảm thấy thật hài lòng với thái độ đón tiếp công dân của công chức, hiện nay, nước ta đang trong thời gian thực hiện cải cách hành chính, cải cách hành chính có nhiều khâu, nhiều nội dung mà văn hóa công sở, thái độ giao tiếp của công chức chỉ là một khâu, một nội dung nhỏ song nếu thực hiện không tốt thì không thể cải cách hành chính một cách hiệu quả. Dẫu biết rằng thái độ ứng xử của con người là thói quen không dễ bỏ, để thay đổi không thể ngày một ngày hai, nhưng nếu mỗi công chức nỗ lực rèn luyện thì nó sẽ từng bước được cải thiện theo hướng tốt dần lên.

+ Về tác phong làm việc của công chức được công dân đánh giá khá caọ Tỷ lệ người đánh giá mức rất tốt và tốt chiếm 61%, mức trung bình và không tốt là 37% và 2%. Kết quả này cho thấy ngoài đa số công chức có tác phong làm việc chuyên nghiệp, nhanh nhẹn, đi làm, đi về đúng giờ, nghiêm túc trong quá trình thực thi công vụ được nhân dân đánh giá cao thì vẫn còn một bộ phận công chức có tác phong làm việc còn thiếu chuyên nghiệp, đi muộn về sớm, tác phong chậm chạp, còn làm việc riêng trong giờ làm việc.

+ Về cách giao tiếp, ứng xử của công chức đối với nhân dân được nhân dân đánh giá ở mức tốt và trung bình là chủ yếu với tỷ lệ 59% và 36,5%. Số đánh giá rất tốt và không tốt chiếm tỷ lệ nhỏ. Điều đó cho thấy cách giao tiếp ứng xử của công chức với người dân đã được cải thiện rất nhiều, việc một số người dân còn chưa đánh giá tốt giao tiếp ứng xử của công chức do một bộ phận công chức còn có cách thức giao tiếp ứng xử đôi lúc chưa phù hợp, thiếu tế nhị.

+ Cuối cùng là ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công việc thì tỷ lệ tốt vẫn ở mức cao nhất là 54%, tiếp theo là mức trung bình 40.5%, mức rất tốt 4% và không tốt là 1.5%. Tỷ lệ mức trung bình cao và vẫn còn có một số không tốt cho thấy ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công việc của một bộ phận công chức còn chưa đáp ứng được sự hài lòng của người dân, đùn đẩy

trách nhiệm cho nhau, tinh thần phối hợp với nhau trong thực hiện nhiệm vụ chung chưa tốt. Nhìn chung, thái độ, hành vi, ý thức của công chức trong thực thi công vụ được người dân địa phương đánh giá cao dù vẫn còn một số hạn chế. Kết quả trên cho thấy công chức cần phải cải thiện hơn nữa thái độ, hành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc thị xã sơn tây, TP hà nội (Trang 62 - 73)