Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ, đẩy mạnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc thị xã sơn tây, TP hà nội (Trang 111)

đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, tự diễn biến, tự chuyển hóa của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây

Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận công chức đã trở thành một vấn đề nhức nhối trong đời sống xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, giảm hiệu lực của cơ quan Nhà nước các cấp trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội; là lực cản lớn của quá trình đổi mới xây dựng đất nước và Thị xã, miếng đất tốt gieo mầm cho các thế lực thù địch lợi dụng để phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nước nhà.

Trong thời gian tới, thị xã Sơn Tây cần tập trung triển khai thực hiện một số công việc sau:

- Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ,đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đồng thời phải thường xuyên coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với công chức; tổ chức học tập quán triệt xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; duy trì thành nề nếp việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để giáo dục cho công chức noi theo tấm gương cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Tăng cường giáo dục cho công chức về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm, tận lực với nhiệm vụ được giao, bảo đảm cho công chức thực hiện đúng các chế độ, nhiệm vụ và quyền hạn, nghĩa vụ của mình; về tinh thần tự

giác nghiêm chỉnh chấp hành đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định, quy chế của địa phương và đơn vị.

- Duy trì nền nếp, nâng cao chất lượng sinh hoạt tự phê và phê bình trong công chức. Thực hiện nghiêm chế độ nhận xét, đánh giá đối với công chức, đặc biệt là khâu thông báo công khai đối với công chức về những ưu, khuyết điểm của công chức để họ có kế hoạch phấn đấu, sửa chữạ

- Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy định về quản lý kinh tế - tài chính, quản lý công sản, xây dựng cơ bản,... không tạo kẽ hở cho phần tử xấu lợi dụng. Xoá bỏ các thủ tục hành chính phiền hà nhất là ở những lĩnh vực, những khâu dễ xảy ra tham nhũng. Duy trì thành nền nếp việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát bảo đảm tính minh bạch trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng tài sản công,...

- Thực hiện tốt chế độ kê khai tài sản theo quy định; chế độ công khai hoá hoạt động công vụ, nhất là trong các công việc quan hệ với công dân, trong các lĩnh vực liên quan đến những vấn đề nhạy cảm được xã hội quan tâm như: Chính sách cán bộ, công chức, quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản và tài chính, ngân sách,...

- Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của nhân dân trong tham gia xây dựng và giám sát mọi hoạt động, sinh hoạt của công chức nhà nước. Bảo vệ những người đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

- Kiên quyết sa thải những công chức thoái hoá, biến chất; những công chức trình độ, năng lực kém, không phấn đấu vươn lên bằng cách xếp công việc khác; nếu không xếp được thì đưa ra khỏi biên chế Nhà nước, tạo điều kiện cho họ đi tìm việc làm thích hợp.

- Duy trì chế độ quản lý, kiểm tra chặt chẽ, kịp thời khen thưởng những công chức có thành tích xuất sắc; đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm và thông

báo công khai những công chức vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật Nhà nước, thực hiện chế độ trách nhiệm một cách nghiêm khắc đối với người đứng đầu cơ quan hành chính nếu để xảy ra những vụ tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3, trên cơ sở lý luận về chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện được nêu ra tại chương 1, phân tích thực trạng chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Sơn Tây, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, cùng với đó trên cơ sở quan điểm đường lối của Đảng về phát triển cán bộ, công chức, tác giả đã đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Sơn Tây. Trong những giải pháp đó thì việc thực hiện tốt, có hiệu quả việc phân tích công việc và xây dựng vị trí việc làm có vai trò rất quan trọng. Nó là một cơ sở quan trọng để có thể thực hiện có hiệu quả những giải pháp tiếp theo liên quan đến tuyển dụng, sử dụng, đánh giá công chức…Với những giải pháp đã nêu, tác giả hy vọng sẽ đóng góp phần nào giúp nâng cao chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Sơn Tây nói riêng, nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND thị xã Sơn Tây nói chung và góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại thị xã Sơn Tâỵ

KẾT LUẬN

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Bổn phận của người cán bộ cách mạng là suốt đời hết lòng hết sức phục sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Phải cố gắng thực hiện cho kỳ được: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,…thật thà tự phê bình và phê bình. Phải gần gũi nhân dân, học tập nhân dân,…[36]. Vì vậy, bảo đảm chất lượng công chức nhà nước không chỉ là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm để đáp ứng những đòi hỏi trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế mà còn là tiền đề quan trọng và cần kíp để hình thành nên những con người mới xã hội chủ nghĩa mai saụ

Những năm gần đây, công chức cả nước nói chung và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Sơn Tây nói riêng đã có sự phát triển về chất lượng, nguyên nhân là do Đảng, nhà nước, UBND thành phố Hà Nội và UBND thị xã Sơn Tây đã quan tâm, chỉ đạo sát sao việc nâng cao chất lượng công chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mớị Tuy nhiên, chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Sơn Tây vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn hiện naỵ Nhất là những hạn chế về trình độ, năng lực, ý thức tổ chức kỷ luật mà nguyên nhân chính và trực tiếp là việc thực hiện các khâu của công tác trong quản lý, sử dụng công chức chưa tốt, điển hình là công tác tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý và chế độ, chính sách đối với công chức còn nhiều bất cập, hạn chế. Bên cạnh đó còn do nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ công chức chưa cao và sự thoái hóa về phẩm chất đạo đức của một bộ phận công chức.

Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng quan hệ quốc tế, phát triển kinh tế - xã hội, tập trung cải cách hành chính trong Đảng, cải cách hành chính trong bộ máy nhà nước.

Việt Nam đã đề ra những mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng trong giai đoạn mới mà công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện đóng vai trò quan trọng. Xây dựng đội ngũ công chức nói chung, đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Sơn Tây nói riêng có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách. Đó là những công chức có sức khỏe, có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, có khả năng chỉ đạo và vận dụng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống, có khả năng tham mưu, đề xuất thực hiện hiệu quả công việc, có kỹ năng làm việc, thái độ ứng xử và giải quyết công việc với đồng nghiệp và với nhân dân phù hợp.

Với việc vận dụng những kiến thức lý luận tiếp thu tại Học viện, các tài liệu tham khảo và qua quá trình công tác, tác giả đã làm rõ cơ sở khoa học của việc đảmbảo chất lượng công chứccác cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Sơn Tâỵ Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về công chức, chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Sơn Tây trong mối quan hệ so sánh với yêu cầu của công việc; làm rõ nguyên nhân làm cho chất lượng đội ngũ công chức còn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc hiện tại, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và quá trình hội nhập quốc tế. Từ đó, đưa ra các quan điểm và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Sơn Tây. Với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, Luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những nhận xét, góp ý của các nhà khoa học để Luận văn được hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nội vụ (2013), Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25 tháng 6 năm

2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-

CP ngày 22/4/2013 của Chính Phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch

công chức.

2. Bộ Nội vụ (2014), Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09 tháng 10 năm 2014 quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính.

3. Chính phủ (1998), Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm

1998 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

4. Chính phủ (2004), Nghị định số 53/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc

thuộc UBND các cấp.

5. Chính phủ (2007), Nghị định số 130/2007/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2007 về việc thành lập thành phố Sơn Tâỵ

6. Chính phủ (2010), Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 Quy định những người là công chức.

7. Chính phủ (2010), Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức.

8. Chính phủ (2010), Nghị định 21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010

về quản lý biên chế công chức.

9. Chính phủ (2010), Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2010

Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

10. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 về

chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

11. Chính phủ (2013), Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.

12. Chính phủ (2014), Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

13. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1950), Sắc lệnh số 76/SL ngày

20 tháng 5 năm 1950 về Quy chế công chức.

14. Nguyễn Kim Diện (2006), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính tỉnh Hải Dương, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nộị

15. Phạm Thúy Dương (2009) "Giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tổ chức", Tạp chí Xây dựng Đảng,(12).

16. Vũ Quang Dương (2007), Xây dựng đội ngũ công chức trong điều kiện

nhà nước pháp quyền qua thực tiễn Quận Cầu Giấy, Luận văn thạc sĩ

chuyên ngành Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nộị

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết 03-NQ/TW ngày 18 tháng 6

năm 1997 về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba, Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, nhà xuất bảnChính trị quốc gia,

Hà Nộị

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ IX, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nộị

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban

Chấp hành Trung ương khóa IX, nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Hà Nộị

21. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Kết luận 37-KL/TW ngày 02 tháng 02

năm 2009 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020.

23. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nộị

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Chỉ thị 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập

và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong các Hồ Chí Minh.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Nghị quyết 04-NQ/TW về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.

26. Hoàng Mạnh Đoàn (2009),"Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ tổ chức", Tạp chí Xây dựng Đảng,(11).

27. Trần Đình Hoan (2009), Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh

đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhà xuất

bản Chính trị quốc gia, Hà Nộị

28. Hội đồng bộ trưởng (1991), Nghị định 169/HĐBT ngày 25 tháng 5 năm 1991 về công chức nhà nước.

29. Hồ Chí Minh Toàn tập (2000), Tập 5, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 30. Chu Xuân Khánh (2010), Hoàn thiện việc xây dựng đội ngũ công chức

hành chính nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ chuyên

ngành Quản lý hành chính công, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nộị

31. Nguyễn Văn Mạnh (1999), “Thực trạng và giải pháp đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền cơ sở trong cải cách hành chính”, Tạp chí nghiên

cứu lý luận,(4).

32. Lê Quang (2009), "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở một số nước trên thế giới", Tạp chí Xây dựng Đảng,(11).

33. Quốc hội (2008), Luật cán bộ công chức năm 2008.

34. Quốc hội (2015), LuậtTổ chức Chính quyền địa phương.

35. Lê Minh Thông, Nguyễn Danh Châu (2009), Kinh nghiệm công tác nhân sự của một số nước, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nộị

36. Phương Thuý (2008), Hồ Chí Minh Người là ngọn đuốc sáng mãi trong lòng nhân dân Việt Nam, nhà xuất bản Lao động, Thành phố Hồ Chí Minh. 37. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc thị xã sơn tây, TP hà nội (Trang 111)