Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp giảm nghèo đa chiều ở xã xuân lập huyện lâm bình tỉnh tuyên quang (Trang 30)

Mức độ tăng trưởng kinh tế của xã

- Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp – công nghiệp - TTCN - Một số chỉ tiêu bình quân

+ Tình hình dân số và lao động qua + Tình hình sử dụng đất đai

- Ngoài ra, còn có các chỉ tiêu thể hiện: tỷ lệ nghèo, mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản, hộ nghèo theo các nhóm đối tượng mật độ dân số, thu nhập bình quân người/năm.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1.Vị trí địa lý:

Xuân Lậplà một xã thuộc huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm huyện lỵ Lâm Bình 15 km về phía Bắc, có tuyến đường huyện lộ chạy qua trung tâm xã. Xã có vị trí như sau:

Phía Bắc giáp xã Bạch Ngọc và Ngọc Minh (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang).

Phía Đông giáp xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình.

Phía Nam giáp xã Lăng Can, xã Bình An, huyện Lâm Bình

Phía Tây giáp xã Thượng Bình, tiếp giáp xã Bạch Ngọc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Xã Xuân Lập có tổng diện tích tự nhiên là 7.499,59 ha, dân số năm 2018 là 2.183 người. Do đặc điểm địa hình, sự phân bố dân cư và yêu cầu của việc quản lý địa bàn, đảm bảo cho sự phát triển chung, xã hình thành 05 thôn gồm: Lũng Giềng, Nà Co, Nà Lòa, Khuổi Trang, Khuổi Củng, có tổng số 471 hộ/2.183 nhân khẩu.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình của Xã Xuân Lập có bốn phía xung quanh bao bọc bởi các dãy núi. Nét chung của địa hình là sự xen kẽ không đồng đều giữa các dãy núi cao; Địa hình của xã chủ yếu là đồi núi cao, có độ dốc lớn, địa hình bị chia cắt mạnh dọc theo các dãy núi. giữa các giải núi cao là các vùng đồi đất có độ cao trung bình hoặc thấp thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp của xã.

4.1.1.3. Khí hậu và thủy văn

- Khí hậu: Xã Xuân Lập nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình năm lớn nhưng phân hóa sâu sắc, theo mùa. Trong đó:

+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng tư đến trung tuần tháng 9 với lượng mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm đặc biệt là những ngày đầu mùa và cuối mùa mưa, lượng mưa các tháng trong năm thường biến động rất lớn; mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng tư năm sau, lượng mưa thấp chỉ chiếm 15% tổng lượng mưa cả năm.

+ Gió thịnh hành thay đổi theo mùa, trong đó: Mùa khô thịnh hành gió Đông và Đông-Bắc kèm theo độ ẩm không khí thấp, mùa mưa thịnh hành gió Tây và Tây-Nam.

+ Về chế độ nhiệt, nhiệt độ trung bình năm của xã 260C, cao nhất là 400C, thấp nhất có thể xuống tới 30C, độ ẩm không khí trung bình năm là 85%, hàng năm có 3-4 ngày có sương muối cục bộ.

-Thủy văn: Xuân lập có hệ thống suối và các khe suối nhỏ. Có con suối Nặm Lương chảy từ xã Xuân Lập tới xã Lăng Can. Ngoài ra còn có các khe nhỏ tạo thành nguồn thủy sinh phong phú, cung cấp nước, thủy sản phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân.

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500-1700 mm Độ ẩm trung bình hàng năm là 80 – 85%.

Hệ thống mương máng của xã đã và đang từng bước được xây dựng. Nhờ vậy mà xã đã chủ động hơn trong vấn đề tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên:

* Tài nguyên đất:

Xã Xuân Lập có tổng diện tích tự nhiên là 7.496,54 ha, đất đai có một số loại đất chính sau:

+ Đất feralít mầu đỏ vàng phát triển trên đá Mác ma Bazơ và trung tính, phân bố ở các vùng đồi núi, loại đất này có tầng đất dầy > 1m, đất có cấu trúc tơi xốp, thành phần cơ giới thịt nặng, hàm lượng mùn, đạm nhiều, đất chua có

độ PHkcl khoảng > 5,5, loại đất này phù hợp với các loại cây trồng như chè, ngô, lúa nương, sắn, cọ.

+ Đất thung lũng và sản phẩm dốc tụ, phân bố ở khắp các chân đồi gò đã được nhân dân khai thác để trồng cây lúa nước và các cây hoa mầu ngắn ngày khác, loại đất này có tầng đất dầy, độ mùn tiềm tàng cao.

+ Đất phù sa: Đất phù sa được phân bố ở dọc theo các sông suối, đã được nhân dân khai thác để trồng lúa và những cây hoa mầu ngắn ngày, loại đất này có lược mùn cao, có khả năng giữ nhiệt, giữ ẩm tốt.

* Ngoài hai loại đất chính ra trong xã còn có các loại đất khác như: Đất mầu nâu vàng trên mẫu chất phù sa cổ, đất feralít biến đổi do trồng lúa nước, số lượng không đáng kể nằm rải rác trên địa bàn xã

Diện tích đất của xã Xuân Lập được thể hiện ở bảng và hình dưới đây:

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 của xã Xuân Lập STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) Tổng diện tích đất tự nhiên 7.496.54 1. Đất nông nghiệp 15.797.30 88.07 1.1 Đất lúa nước 160.93 80.31

1.2 Đất trồng cây lâu năm 39.45 19.69

1.3 Đất lâm nghiệp 15.523.44 98.72

1.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản 21.31 0.11

2. Đất phi nông nghiệp 1.550.37 8.64

2.1 Đất ở 11.15 0.279

2.2 Đất chuyên dùng 1.299.88 83.84

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp 10.54 0.81

2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

2.2.4 Đất sử dụng mục đích công cộng 1.289.34 97.01

2.2.6 Đất nghĩa trang nghĩa địa 4.03 0.25

2.2.7 Đất sông suối 235.31 15.17

3. Đất chưa sử dụng 661.14 3.69

Như vậy cơ cấu đất đai cũng cho ta thấy phần nào về điều kiện sinh hoạt và sản suất của người dân nơi đây chủ yếu là sản xuất nông – lâm nghiệp. Đất đai là nguồn tư liệu sản xuất chính của họ. Vì vậy các biện pháp phát triển kinh tế văn hóa bảo vệ và cải tạo đất phù hợp là điều rất cần thiết và quan trọng.

* Tài nguyên rừng:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn xã 5907.98ha (chiếm 59.07% diện tích đất tự nhiên), trong đó: Rừng sản xuất 203.55 ha. Diện tích đó được giao khoán cho 5 thôn trong xã với tổng diện tích đạt được là: 77.7ha đạt 104,3% KH. Trong đó, trồng rừng phòng hộ 8,5 ha, đạt 100 %KH, trồng rừng sản xuất 62,2 ha, đạt 103,6% KH, trồng rừng phân tán 7 ha, đạt 116,6% KH. Các cây trồng chủ yếu là cây keo,cây mỡ, cây lát, cây xoan và một số loại cây lấy gỗ khác. Những năm trước đây bị khai thác, chặt phá bừa bãi, dẫn đến rừng bị nghèo kiệt, các loại gỗ quý hiếm còn lại không đáng kể. Những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp, các ngành rừng được bảo vệ và chăm sóc, diện tích rừng ngày một tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu cây trồng rất đa dạng và phong phú và chính sách giao đất giao rừng của địa phương được thực hiện tốt. Nhìn chung rừng của xã Xuân Lập đang được phát triển tốt, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái ngày một tốt hơn, hạn chế được quá trình xói mòn rửa trôi đất trong khi mưa lũ. Đây là nguồn tài nguyên quý hiếm, có tiềm năng lớn đối với sự phát triển kinh tế của địa phương.

* Tài nguyên nhân văn:

Dân số toàn xã là 2.183 người, 471 hộ mật độ dân số bình quân 239 người/km2 .Tổng lao động trong độ tuổi lao động là 1260 người chiếm 57% bao gồm nhiều dân tộc anh em đang sinh sống như: Tày, Dao, Kinh, Hoa và chủ yếu là H’Mông. Trên địa bàn xã không có làng nghề truyền thống. Trình độ dân trí ở mức thấp. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp Uỷ Đảng, Chính quyền Xuân Lập, cán bộ và nhân dân đoàn kết, thống nhất.

4.1.1.5. Thực trạng môi trường:

Là một xã miền núi của huyện Lâm Bình, được sự quan tâm của các cấp, các ngành những năm gần đây, diện tích rừng được tăng nhanh do phát động phong trào trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hiện nay đất rừng của xã đang tăng nhanh, cây trồng đa rạng, phong phú, môi trường trong sạch, mát mẻ, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm không khí và nguồn nước.

- Môi trường nước trên địa bàn xã nhìn chung chưa ô nhiễm.

+ Nguồn nước chủ yếu là nước nguồn tù khe mó nguồn này chủ yếu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

+ Hiện trạng về nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi phần lớn được thải trực tiếp ra các rãnh thoát nước chưa qua xử lý, nên cục bộ một số khu vực làm ảnh hưởng đến nguồn nước mặt.

- Đánh giá môi trường đất: Nghĩa trang nghĩa địa chưa được quy hoạch, việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải từ các hoạt động sinh hoạt, chăn nuôi chưa hợp lý, đã gây ảnh hưởng đến môi trường đất.

4.1.2. Điều kin kinh tế- xã hi

4.1.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế

- Cơ cấu kinh tế:

+ Nông –Lâm nghiệp chiếm tỷ lệ 90,00%.

+ Tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ chiếm tỷ lệ 10% - Tổng thu nhập toàn xã: 20 tỷ đồng.

- Thu nhập bình quân /người/ năm: 8.400.000 đồng/người/ năm - Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 55,07% (năm 2018 )

.1.2.2. Lao động

Bảng 4.2. Tình hình dân sốvà lao động của xã Xuân Lập

STT Hạng mục Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 BQC 1 Tổng Hộ 499 456 471 91.38 103.2 97.29 2 Tổng số dân Người 2085 2154 2193 103.3 101.8 102.55 3 Dân số trong độ

tuổi lao động Người 1112 1144 1132 102.8 98.95 100.85 4 Lao động trong

nông lâm nghiệp Người 950 995 1069 104.7 107.4 107.4 5 Dân số qua đào tạo Người 501 566 658 112.9 116.2 114.55 6 Dân số ngoài lao

động Người 382 280 128 73.3 45.7 59.5

(Nguồn: UBND xã Xuân Lập)

Qua bảng 4.2 cho thấy tổng số hộ qua các năm tăng lên nhưng số nhân khẩu lại giảm xuống cụ thể:

Năm 2016 có 499 hộ tương ứng với 2085 nhân khẩu, năm 2017 có 456 hộ tương ứng với 2154 khẩu, năm 2018 có 471 hộ tương ứng với 2185 từ năm 2016 - 2018 giảm khẩu 108 khẩu, tốc độ phát triển bình quân qua các năm chiếm tỷ lệ là 0.973% tương ứng với 28 hộ. Nguyên nhân do dân số của xã đang bị già hóa. Tổng số dân trong độ tuổi lao động qua 3 năm giảm từ năm 2016-2018 tốc độ phát triển bình quân chung bình giảm chiếm tỷ lệ 0,85% tương ứng với 20 nhân khẩu.

Lao động trong nông lâm nghiệp, dân số qua đào tạo, dân số ngoài lao động nhìn chung qua 3 năm tăng lên.

4.1.2.3. Hình thức tổ chức sản xuất

- HTX: Không có.

- Số hộ hoạt động kinh doanh dịch vụ: 10 hộ, tổng số lao động tham gia 30 người.

4.1.2.4. Tình hình trồng trọt

Bảng 4.3 Thống kê sản xuất nông- lâm nghiệp và chăn nuôi qua một sốnăm STT Chỉ Tiêu Đvt Số Lượng 2016 2017 2018 I Cây trồng 1 Lúa nước Ha 148.0 150.0 155.0 2 Cây hàng năm Ha 253.2 247.14 273.2

3 Cây lâu năm Ha - - -

III Cây Lâm Nghiệp Ha

1 Cây chè Ha 24.0 24.5 25.0

(Nguồn: Ban thống kê xã Xuân Lập)

Thông qua bảng số liệu cho ta thấy: về diện tích đất gieo trồng của các loại cây không cân đối. Diện tích đất gieo trồng lúa là lớn nhất trong khi diện tích đất cây hàng năm lại thấp cụ thể diện tích gieo trồng lúa nước năm 2018 là 155,0 ha , diện tích đất cây hàng năm năm 2016 là 253,2ha.

Diện tích gieo trồng các loại cây trong những năm trở lại đây luôn được người dân sản xuất ổn định và không có sự thay đổi nhóm cây trồng chính vẫn là cây truyền thống đa số người dân gắn với nông nghiệp là chính nên rất ít khi có sự chuyển đổi.

Lâm nghiệp của xã tập chung vào phát triển cây chè được trồng chủ yếu từ chương trình hỗ trợ trồng rừng của nhà nước cho và cũng là phong trào của người dân trong xã.

Ngoài nhưng nguồn thu chính từ trồng trọt chăn nuôi và lâm nghiệp thì kinh tế của người dân trong vùng còn có các ngành phụ như làm đậu, nấu rượu, buôn bán nhỏ lẻ, công nhân. Tuy nhiên bộ phận này chiếm tỷ lệ nhỏ không phải là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

4.1.2.4 Tình hình chăn nuôi

Tình hình chăn nuôi của xã từ năm 2016 –2018 được thể hiện qua bảng 4.4:

Bảng 4.4 Tình hình chăn nuôi của xã từ 2016-2018

STT Tên vật nuôi ĐVT Năm

2016 2017 2018

Tổng đàn gia súc gia cầm Con 6.396 4.515 7.625

1 - Đàn trâu Con 847 985 840

2 - Đàn bò Con 98 110 135

3 - Đàn lợn Con 1.207 1.700 1.750

4 - Gia cầm Con 3.792 1.259 4.900

(Nguồn: Ban thống kê xã Xuân Lập)

Về vật nuôi thì thấy chăn nuôi ở đây khá phát triển đặc biệt là chăn nuôi lợn và chăn nuôi gà. Những năm gần đây phong trào chăn nuôi được người dân trong xã phát triển mạnh. Nhưng chăn nuôi vẫn còn mang tính cục bộ hộ nuôi nhiều hộ nuôi ít hoặc không nuôi. Trâu, bò chủ yếu nuôi để lấy sức kéo và thịt thương phẩm nhưng quy mô nhỏ lẻ hoặc manh mún dich bệnh và giá cả thị trường vẫn là mỗi lo ngại lớn của người dân chăn nuôi. Nguyên nhân là do một số thôn bản chưa quan tâm chỉ đạo quyết liệt trong tiêm phòng gia súc gia cầm, nhận thức của người dân còn hạn chế.

4.1.2.5. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố không thể thiếu được trong mọi quá trình phát triển kinh tế. Nó là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh. Trong thời gian gần đây xã Lăng Can đã tiếp tục xây dựng mới, nâng cấp, trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã.

a, Điện: Được đầu tư lớn của nhà nước tới nay đã có 1249 hộ sử dụng điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất đạt 100% tổng số hộ dân trong xã. Xã

có 6 trạm biến áp phục vụ do vậy đảm bảo sự ổn định của nguồn điện phục vụ cho người dân. Tuyến đường dây cao thế với chiều dài 14 km đã giúp bà con trong sinh hoạt sản xuất rất nhiều.

b, Giao thông: Trong những năm qua được đầu tư mạnh trên tuyến đường xã với 22 km đường liên xã đã được nhựa hóa, và các tuyến đường liên thôn đa số đã được bê tông hóa theo chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới giúp cho việc đi lại và giao thương hàng hóa của bà con trong xã được cải thiện rất nhiều. Nhưng là xã miền núi với địa hình chủ yếu là núi cao nên vào mùa mưa việc đi lại vẫn rất khó khăn do lũ lụt và sạt lở thường xảy ra trên địa bàn xã.

c, Trường học: Được sự quan tâm của chính phủ, sự nỗ lực của các thầy giáo, cô giáo sự quan tâm giúp đỡ của các cấp các chính quyền hiện nay toàn xã đã có 12 nhà trẻ đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của bà con. Trường tiểu học được đầu tư về trang thiết bị và đội ngũ giáo viên có trình độ và kinh nghiệm giảng dạy, trường trung học cơ sở hàng năm mặc dù có nhiều học sinh khá giỏi song tại trường vẫn còn thiếu thốn về trang thiết bị giảng dạy và tài liệu tham khảo cho học sinh. Mặc dù được sự quan tâm của chính phủ sự nỗ lực của các thầy giáo cô giáo nhưng do là xã vùng sâu vùng xa vùng đặc biệt khó khăn nên chất lượng giáo dục chưa cao, tỷ lệ học sinh khá giỏi còn ít chưa có trường đạt chuẩn quốc gia.

d, Trạm y tế: Hiện nay trạm y tế đã được xây dựng lại có thêm phòng điều trị nhưng vẫn thiếu cán bộ y, bác sĩ có trình độ để khám chữa bệnh cho

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp giảm nghèo đa chiều ở xã xuân lập huyện lâm bình tỉnh tuyên quang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)