Tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương có nguồn nước mặt tự nhiên có chất lượng và sạch bậc nhất Việt Nam.
- Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung: 99,99 %;
- Tỷ lệ hộ được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh: 97,25%; - Tỷ lệ hộ dùng hố xí hợp vệ sinh: 94,20%.
Tỉnh đã đưa mạng lưới cấp nước đến 120/152 phường xã, chiếm 75% dân số toàn tỉnh, riêng thành phố Huế có 100% người dân được dùng nước sạch, tỷ lệ thất thoát nước giảm dưới 15%, công suất đạt 200.000m3/ngày đêm.
2.2. Về hệ thống điện chiếu sáng
Báo cáo tổng hợp
Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 22
Hệ thống đèn điện chiếu sáng ở tỉnh không có quá nhiều thay đổi. Khu vực vùng nông thôn phát triển rất chậm về điểm này; mặt khác, có số khu vực được xây dựng đèn chiếu sáng nhưng không được đưa vào sử dụng.
2.3. Về giao thông
Thời gian vừa qua, tỉnh đã huy động các nguồn lực và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông đối ngoại: tuyến cao tốc Cam Lộ – T Loan, Đê chắn sóng cảng Chân Mây, Đường Phong Thu – Điền Lộc, cảng Điền Lộc,.. và một số công trình lớn khác. Tỉnh cũng tiếp tục đầu tư nâng cấp, chỉnh trang hạ tầng đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh, trung tâm các huyện và các đô thị mới.
Nhiều công trình, dự án quan trọng đã được tập trung đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành và đưa vào sử dụng. Điển hình như: thành phố Huế có hạ tầng đô thị ngày càng chỉnh chu, đường cao tốc Cam lộ – Túy Loan (đoạn La Sơn – Túy Loan), hầm đường bộ Hải Vân, dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua Thừa Thiên Huế theo hình thức BOT, Quốc lộ 49B từ Vinh Thanh về Vinh Hưng, dự án mở rộng cảng hàng không quốc tế Phú Bài, dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Chí Thanh – Quảng Điền, hầm đường bộ Phú Gia – Phước Tượng.
Mặc dù đã đạt một số thành tựu như nêu trên, tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguồn lực đầu tư. Vì thế tỉnh đã định hướng quy hoạch giao thông đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là: “Đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông của tỉnh kết nối giữa các đô thị; ưu tiên tuyến đường Huế – Thuận An; Huế – sân bay Phú Bài, đường vành đai 3 thành phố Huế. Xây dựng cầu qua sông Hương và hạ tầng một số bãi biển du lịch. Nâng cấp một số tuyến đường nội thị quan trọng tại thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, thị trấn Thuận An, thị trấn Sịa và trục chính giao thông các huyện Phong Điền, Quảng Điền”.
Đến nay, hệ thống đường giao thông nông thôn của tỉnh cũng có nhiều chuyển biến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển, thông thương giữa các vùng. Một số giải pháp huy động tổng lực các nguồn vốn xây dựng đường giao thông nông thôn phát huy hiệu quả như thu hút các doanh nghiệp, con em xa quê, lồng ghép vốn từ các chương trình, dự án khác vào Chương trình xây dựng Nông thôn mới.
Các giải pháp thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi và giao thông nông thôn của tỉnh Thừa Thiên Huế được đánh giá là bài học kinh nghiệm có giá trị cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức nghiên cứu khoa học cũng như các địa phương khác tham khảo áp dụng trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi và giao thông nông thôn phục vụ xây dựng nông thôn mới.
2.4. Về vệ sinh môi trường
Tỉnh Thừa Thiên Huế luôn coi trọng về vệ sinh môi trường bằng việc xây dựng những nhà máy xử lý rác với công suất lớn và một số biện pháp khắc phục về môi trường. Hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 7 bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. Bãi lớn nhất hiện tại là ở phường Thủy Phương (thị xã Hương
Báo cáo tổng hợp
Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 23
Thủy) do Công ty Tâm Sinh Nghĩa đầu tư đang bị quá tải với công suất 200 tấn rác/ngày, dự kiến năm 2020 sẽ lấp đầy và đóng cửa.
Theo kế hoạch, tỉnh sẽ có những nhà máy xử lý rác thải lớn nhất tỉnh với công suất 600 tấn/ngày đêm. Cụ thể:
-Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn (xã Phú Sơn, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) sẽ là nhà máy xử lý rác lớn nhất tỉnh với công suất xử lý 600 tấn rác/ngày đêm. Thời gian hoạt động của dự án 25 năm, thời gian kết thúc dự án tối đa đến năm 2044. Tổng mức đầu tư dự án hơn 1,6 nghìn tỷ đồng. Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn được xây dựng nhằm chuẩn bị phương án xử lý rác thải sinh hoạt sau khi bãi rác Thủy Phương được lấp đầy vào cuối năm 2020.
-Dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn có quy mô đất đai khoảng 11,23 ha; phạm vi thu gom bao gồm địa bàn TP. Huế (các phường phía nam sông Hương), thị xã Hương Thủy, huyện Phú Vang và huyện Phú Lộc; quy mô chôn lấp sức chứa 450.000m3; các phân khu chức năng gồm khu điều hành, phân loại- tái chế, khu xử lý theo công nghệ sinh học; khu đốt rác, chôn lấp, khu xử lý rác thải y tế, khu cây xanh, mặt nước...
- Dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn do công ty China Everbright International Limited làm nhà đầu tư. Hiện nay, nhà đầu tư đã ký hợp đồng thực hiện đầu tư dự án, hợp đồng dịch vụ xử lý chất rắn sinh hoạt và đang triển khai các thủ tục về đầu tư, bao gồm: trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm duyệt thiết kế PCCC,… và một số công việc liên quan khác.