trong giai đoạn 2015-2020
4.1. Đánh giá tốc độ đô thị hóa và tốc độ phát triển nhà
Tỉnh Thừa Thiên Huế có quá trình đô thị hóa diễn ra tương đối nhanh trong những năm gần đây. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
+ Trong giai đoạn 2015-2020, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đã 52% vào năm 2020. Bên cạnh đó, chỉ số dân số thành thị - nông thôn đã tăng gấp 2 lần trong giai đoạn này.
+ Dưới tác động của quá trình đô thị hóa, đất đai của tỉnh biến động theo hướng tăng nhanh diện tích đất phi nông nghiệp, giảm diện tích đất chưa sử dụng và một số loại đất nông nghiệp để phục vụ cho việc phát triển đô thị;
+ Quá trình đô thị hóa đã làm cho quỹ đất của thị tỉnh được khai thác đưa vào sử dụng theo hướng hiệu quả với tỷ lệ sử dụng đất đạt 80% vào năm 2020 đồng thời tỷ lệ đất phi nông nghiệp đã tăng thêm 11,66% trong giai đoạn 2015-2020 và chiếm 25,05% trong cơ cấu sử dụng đất năm 2020 của thị tỉnh;
+ Quá trình đô thị hóa đã thúc đẩy thực hiện và nâng cao hiệu quả công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác quản lý các dịch vụ công về đất đai và quản lý phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.
+ Quá trình đô thị hóa đã làm gia tăng áp lực đối với công tác quy hoạch sử dụng đất, công tác quản lý tài chính về đất đai cũng như vấn đề giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo về đất đai... trên địa bàn thị tỉnh.
Qua quá trình thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, gắn liền với đô thị hóa bộ mặt đô thị ở Thừa Thiên Huế đã có bước chuyển biến tích cực. Đô thị không quá nhanh để làm mất giá trị độc đáo của di sản kiến trúc đô thị Huế vẫn tập trung bảo tồn và phát huy hệ thống di tích cố đô, gắn với chỉnh trang đô thị, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên đồng thời tiếp tục mở hướng phát triển đô thị mới về phía bờ Nam sông Hương, vươn rộng về hướng Phú Bài, Thuận An, Tứ Hạ và tập trung đầu tư cho khu đô thị mới Chân Mây – Lăng Cô, hình thành một chuỗi các thị trấn, thị tứ ở Nam Đông, A Lưới, Phong Điền, Phú Đa, Sịa... với một hệ thống kết cấu hạ tầng và giao thông đô thị nối các vùng xa về với thành phố Huế và trục quốc lộ 1A. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng phát triển dịch vụ – công nghiệp và nông nghiệp toàn diện; thế mạnh về văn hoá du lịch.
Đến năm 2025, thành phố Huế dự kiến công nhận là đô thị trực thuộc trung ương đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình đô thị hóa ở Thừa Thiên Huế.
Như vậy, đô thị hoá trong 10 năm qua diễn ra trên các khu vực khác nhau, có những thành tựu một thời đã bị xoá, những nhân tố hiện đại, công nghiệp đang hình thành, nhưng kết quả chung nhất đã để lại trên vùng đất Thừa Thiên Huế một thành phố lịch sử với những di sản kiến trúc - dù có bị mất mát nhiều - vẫn mang tính hệ
Báo cáo tổng hợp
Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 27
thống, còn lại duy nhất ở Việt Nam, thật sự phong phú cả về số lượng, loại hình và chất lượng nghệ thuật, hoà nhập, chuyển tiếp tự nhiên với một thành phố mới, rất trẻ ở đầu thế kỷ XXI, đang có những nhân tố có khả năng tổ chức thành một trung tâm dịch vụ - văn hoá - du lịch đặc sắc ở vùng Đông Nam Á, một trong những đô thị đặc thù của đất nước.
4.2. Các định hướng quy hoạch ảnh hưởng đến phát triển nhà ở tại tỉnh trong năm 2020-2025
Tháng 4/2021, Tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương. Quy mô quy hoạch đất đai khoảng 855.08 ha, trong đó, mặt nước 503.84 ha. Quy mô dân số, từ hiện trạng khoảng 14.462 người (3.386 hộ) sẽ quy còn lại khoảng 10.300 người (2.372 hộ).
Tháng 7/2021, diện tích của Thành phố Huế (Thừa Thiên Huế) chính thức được mở rộng gấp 4 lần, từ 70,67km2 lên 265,99 km2, với 29 phường và 7 xã. Đây là bước chuẩn bị để tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển trong thời gian tới với mục tiêu đưa tỉnh trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025 theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Lâu nay đô thị Huế thường theo trục dọc, tức là theo từ Bắc vào Nam bám theo trục Quốc lộ 1, đô thị mới mở rộng sẽ tạo ra một trục phát triển mới từ Tây sang Đông, sẽ kéo biển về gần với Thành phố Huế hơn, làm thay đổi bộ mặt của Thành phố, không chỉ là cố đô truyền thống mà còn là Thành phố biển.
Ngoài ra, về vùng đô thị phía Bắc sông Hương, vị trí được phân bố dày đặc các di tích lịch sử, văn hóa như phủ đệ, nhà vườn, phố cổ Bao Vinh, Gia Hội, Chi Lăng, Chợ Dinh, cho nên, vùng đô thị này cần phát triển theo hướng quy hoạch bảo tồn và trùng tu để phát triển các giá trị lịch sử - văn hóa, giá trị phát triển kinh tế du lịch là chính.
Về phát triển hạ tầng: Trong giai đoạn 2021 - 2025, Thừa Thiên Huế dự kiến khởi công và đưa vào khai thác 56 dự án giao thông với tổng vốn đầu tư hơn 13.000 tỷ đồng. Trong đó có một số dự án đáng chú ý như: tuyến đường bộ ven biển 4.500 tỷ đồng; đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương 2.000 tỷ đồng; đường vành đai 3 là 1.500 tỷ đồng hay đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài hơn 750 tỷ đồng.