a) Tính toán nguồn vốn phát triển nhà ở
- Cách xác định nguồn vốn phát triển nhà ở:
Nguồn vốn = Diện tích sàn x Suất vốn đầu tư xây dựng. - Trong đó:
+ Diện tích sàn là diện tích dự kiến hoàn thành của các loại nhà ở;
+ Suất vốn đầu tư xây dựng nhà ở căn cứ Quyết định số 65/QĐ-BXD ngày 20/01/2021 của Bộ Xây dựng công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế có suất đầu tư xây dựng thuộc khu vực 3, dự kiến suất vốn đầu tư cụ thể các loại nhà ở trên địa bàn tỉnh như sau:
- Dự kiến suất vốn đầu tư nhà ở thương mại tính với tỷ lệ 80% nhà ở và 20% chung cư từ 5 - 9 tầng cộng thêm 18% chi phí xây dựng hạ tầng xã hội, 16% chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật, 6% chi phí giải phóng mặt bằng, 20% chi phí nội thất và 5% chi phí trượt giá dự kiến.
- Dự kiến suất vốn nhà ở xã hội và nhà ở xã hội tính cho nhà ở chung cư cao tầng từ dưới 9 tầng cộng thêm 14% chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật, 18% chi phí nội thất, 6% chi phí giải phóng mặt bằng và 5% chi phí trượt giá dự kiến.
- Dự kiến suất vốn đầu tư hộ gia đình tính cho nhà ở thấp tầng BTCT cao 2-3 tầng cộng thêm 20% chi phí nội thất và 5% chi phí trượt giá dự kiến.
Báo cáo tổng hợp
Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 62
Bảng 32. Dự báo tổng nhu cầu vốn đầu tư phân theo loại hình nhà ở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030 Đơn vị tính: Tỷ đồng Stt Loại nhà ở Vốn đầu tư (tỷ đồng) Kế hoạch 2021- 2025 Kế hoạch 2026- 2030 I Nhà ở thương mại 26.525,27 39.257,35 II Nhà ở xã hội 2.670,74 3.243,06
1 Người có công với cách mạng 53,70 -
2 Hộ nghèo và cận nghèo khu vực nông
thôn 17,10 -
3 Cán bộ, công chức, viên chức 690,31 230,10
4 Người thu nhập thấp tại đô thị 906,63 1.264,41
5 Hộ gia đình chịu ảnh hưởng thiên tai,
biến đổi khí hậu 45,18 58,34
6 Sinh viên, học sinh 200,70 372,28
7 Cán bộ, công nhân viên chức thuộc đơn
vị lực lượng vũ trang 626,59 1.043,64
8 Người lao động tại các khu công nghiệp 130,54 274,29
III Nhà ở công vụ 19,57 6,79 IV Nhà ở tái định cư 883,56 870,40
V Nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây
dựng 33.059,06 21.397,90
Tổng cộng 63.158,19 64.775,50
b) Cơ cấu nguồn vốn
Dự kiến có các nguồn vốn để phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh, bao gồm: - Vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội sẽ các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng và vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.
- Vốn đền bù giải tỏa, đầu tư hạ tầng kỹ thuật sẽ sử dụng nguồn vốn của chủ đầu tư bỏ ra thực hiện (được khấu trừ vào tiền sử dụng đất đã nộp) và nguồn vốn thu được từ 20% quỹ đất nhà ở xã hội tại các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị do chủ đầu tư nộp.
- Nhà ở của các đối tượng chính sách sẽ sử dụng vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ vì người nghèo các cấp và các tổ chức, cá nhân hỗ trợ.
Báo cáo tổng hợp
Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 63
- Nhà ở tái định cư sẽ được xây dựng chủ yếu với hình thức nhà nước đầu tư hạ tầng kỹ thuật và giao đất, hộ gia đình bỏ vốn xây dựng nhà ở.
- Nhà ở công vụ sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách của tỉnh.
- Nhà ở học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách của tỉnh và kêu gọi đầu tư các nhà đầu tư kinh tế tham gia.
- Nhà ở thương mại và nhà ở do dân tự xây dựng sẽ do các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng.
c) Nhu cầu về vốn đầu tư
Bảng 33. Dự báo nguồn vốn đầu tư phân theo loại hình nhà ở đến năm 2025
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Stt Loại hình nhà ở
Cơ cấu nguồn vốn đến năm 2025 Tổng Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương Vốn khác I Nhà thương mại 26.525,27 - - 26.525,27 II Nhà ở xã hội 2.670,74 31,76 82,03 2.556,95 1 Người có công cách mạng 53,7 30,68 3,95 19,07 2 Hộ nghèo và cận nghèo
khu vực nông thôn 17,1 1,08 0,19 15,84
3 Cán bộ, công chức, viên
chức 690,31 - 27,27 663,04
4 Người thu nhập thấp khu
vực đô thị 906,63 - 6,53 900,1
5
Hộ gia đình chịu ảnh hưởng thiên tai, biến đổi khí hậu
45,18 - 1,53 43,65
6 Sinh viên, học sinh 200,7 - 20,07 180,63
7
Cán bộ, công nhân viên chức thuộc đơn vị lực lượng vũ trang
626,59 - 10,03 616,56
8 Người lao động tại các khu
công nghiệp 130,54 - 12,48 118,05 III Nhà ở công vụ 19,57 - 19,57 - IV Nhà ở tái định cư 883,56 - 211,41 672,15 V Nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng 33.059,06 - 0,00 33.059,06 Tổng cộng 63.158,19 31,76 313,01 62.813,43
Báo cáo tổng hợp
Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 64
+ Dự báo đến năm 2025: Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn tỉnh khoảng 63.158,19 tỷ đồng, trong đó: Nhu cầu vốn phát triển Nhà ở xã hội khoảng 2.670,74 tỷ đồng; Nhà ở công vụ khoảng 19,57 tỷ đồng; Nhà ở để phục vụ tái định cư khoảng 883,56 tỷ đồng; Nhà ở thương mại khoảng 26.525,27 tỷ đồng; còn lại khoảng 33.059,06 tỷ đồng phát triển Nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng.
Bảng 34. Dự báo nguồn vốn đầu tư phân theo loại hình nhà ở đến năm 2030
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Stt Loại hình nhà ở
Cơ cấu nguồn vốn đến năm 2030 Tổng Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương Vốn khác I Nhà thương mại 39.257,35 - - 39.257,35 II Nhà ở xã hội 3.243,06 - 201,74 3.041,32 1 Người có công cách mạng - - - - 2 Hộ nghèo và cận nghèo
khu vực nông thôn - - - -
3 Cán bộ, công chức, viên
chức 230,1 - 1,66 228,45
4 Người thu nhập thấp khu
vực đô thị 1.264,41 - 120,89 1.143,52
5
Hộ gia đình chịu ảnh hưởng thiên tai, biến đổi khí hậu
58,34 - 2,3 56,04
6 Sinh viên, học sinh 372,28 - 37,23 335,05
7
Cán bộ, công nhân viên chức thuộc đơn vị lực lượng vũ trang
1.043,64 - 35,28 1.008,36
8 Người lao động tại các
khu công nghiệp 274,29 - 4,39 269,90
III Nhà ở công vụ 6,79 - 6,79 - IV Nhà ở tái định cư 870,4 - 208,26 662,14
V Nhà ở hộ gia đình, cá
nhân tự xây dựng 21.397,90 - - 21.397,90 Tổng cộng 64.775,50 - 416,8 64.359,7
+ Dự báo đến năm 2030: Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn tỉnh khoảng 64.775,50 tỷ đồng, trong đó: Nhu cầu vốn phát triển Nhà ở xã hội khoảng 3.243,06 tỷ đồng; Nhà ở công vụ khoảng 6,79 tỷ đồng; Nhà ở để phục vụ tái định cư khoảng 870,40 tỷ đồng; Nhà ở thương mại khoảng 39.257,35 tỷ đồng; còn lại khoảng 21.397,90 tỷ đồng phát triển nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng.
Báo cáo tổng hợp
Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 65
Bảng 35. Tỷ lệ nguồn vốn đầu tư phân theo loại hình nhà ở đến năm 2025
Đơn vị tính: % Stt Loại hình nhà ở Nhu cầu vốn Tổng Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương Vốn khác I Nhà ở thương mại 100,00 - - 100 II Nhà ở xã hội 100,00 23,12 3,45 73,43
1 Người có công với cách
mạng 100,00 57,14 7,35 35,51
2 Hộ nghèo và cận nghèo khu
vực nông thôn 100,00 6,29 1,09 92,62
3 Cán bộ, công chức, viên
chức 100,00 - 0,72 99,28
4 Người thu nhập thấp tại đô
thị 100,00 - 9,56 90,44
5 Hộ gia đình chịu ảnh hưởng
thiên tai, biến đổi khí hậu 100,00 - 3,95 96,05
6 Sinh viên, học sinh 100,00 - 10,00 90,00
7
Cán bộ, công nhân viên chức thuộc đơn vị lực lượng vũ trang
100,00 - 3,38 96,62
8 Người lao động tại các khu
công nghiệp 100,00 - 1,60 98,40 III Nhà ở công vụ 100,00 - 100,00 0,00 IV Nhà ở tái định cư 100,00 - 23,93 76,07 V Nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng 100,00 - - 100 Tổng cộng 100,00 2,36 1,22 96,42
Bảng 36. Tỷ lệ nguồn vốn đầu tư phân theo loại hình nhà ở đến năm 2030
Đơn vị tính: %
Stt Loại hình nhà ở
Nhu cầu vốn Tổng Trung ương Ngân sách
Ngân sách địa
phương Vốn khác
I Nhà ở thương mại 100,00 - - 100
II Nhà ở xã hội 100,00 - 6,22 93,78
1 Người có công với cách
mạng 100,00 - - -
2 Hộ nghèo và cận nghèo
Báo cáo tổng hợp
Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 66
Stt Loại hình nhà ở Nhu cầu vốn Tổng Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương Vốn khác 3 Cán bộ, công chức, viên chức 100,00 - 0,72 99,28
4 Người thu nhập thấp tại đô
thị 100,00 - 9,56 90,44
5
Hộ gia đình chịu ảnh hưởng thiên tai, biến đổi khí hậu
100,00 - 3,95 96,05
6 Sinh viên, học sinh 100,00 - 10,00 90,00
7
Cán bộ, công nhân viên chức thuộc đơn vị lực lượng vũ trang
100,00 - 3,38 96,62
8 Người lao động tại các khu
công nghiệp 100,00 - 1,60 98,40 III Nhà ở công vụ 100,00 - 100,00 0,00 IV Nhà ở tái định cư 100,00 - 23,93 76,07 V Nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng 100,00 - - 100 Tổng cộng 100,00 - 0,64 99,36
8. Đánh giá, so sánh các chỉ tiêu Chương trình phát triển nhà ở tỉnh với các tỉnh, thành phố khác và các đô thị trên thế giới
8.1. Đánh giá chung
Công tác phát triển nhà ở là nội dung quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phát triển nhà ở góp phần ổn định an sinh xã hội, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rõ vai trò nhà ở đối với đời sống và phát triển kinh tế - xã hội, cũng như dành sự quan tâm đến vấn đề nhà ở thông qua các chính sách cụ thể, từ đó khẳng định: “Phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội”.
Để đáp ứng đủ nhu cầu nhà ở của nhân dân, tiến tới xóa hộ không có nhà ở, hộ khó khăn về nhà ở; giảm dần nhà tạm, thiếu kiên cố; từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng và mức độ tiện nghi của nhà ở; góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc kiến trúc dân tộc, hiện đại, cải thiện bộ mặt kiến trúc đô thị.
Chính vì vậy, Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 được xây dựng và là công cụ quan trọng để tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý và phát triển nhà ở; làm cơ sở dữ liệu cần thiết để xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh.
Báo cáo tổng hợp
Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 67
Thực hiện Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030. Năm 2021, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng khẩn trương xây dựng đề cương nhiệm vụ, tư vấn triển khai rà soát hiện trạng, dự báo nhu cầu và đề xuất các giải pháp phát triển nhà ở của tỉnh.
Dựa trên thực trạng tốc độ phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2020, dự báo dân số toàn tỉnh đến năm 2025 và 2030; đặt ra mục tiêu chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025: Chỉ tiêu về diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 26,5m2/người (trong đó: đô thị là 29m2/người; nông thôn là 24m2/người). Diện tích nhà ở tối thiểu 10 m2 sàn/người; Tổng diện tích nhà ở tăng thêm 8.562.130 m2 sàn, trong đó gồm nhà ở thương mại (3,2 triệu m2 sàn); nhà ở xã hội (659 nghìn m2 sàn); nhà ở tái định cư (120 nghìn m2 sàn); nhà ở công vụ (2 nghìn m2 sàn); nhà ở dân tự xây (4,5 triệu m2 sàn). Tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 98,5%; không còn nhà ở đơn sơ trên phạm vi toàn tỉnh. Giai đoạn 2025-2030, phấn đấu chỉ tiêu về diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 30,0m2/người (trong đó: đô thị là 31m2/người; nông thôn 29m2/người). Diện tích nhà ở tối thiểu 12m2 sàn/người. Tổng diện tích nhà ở tăng thêm 8.539.568 m2 sàn, trong đó gồm nhà ở thương mại (4,8 triệu m2 sàn); nhà ở xã hội (651 nghìn m2 sàn); nhà ở tái định cư (130 nghìn m2 sàn); nhà ở công vụ (1 nghìn m2 sàn); nhà ở dân tự xây (2,9 triệu m2 sàn). Tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 99%.
8.2. So sánh các chỉ tiêu
Trên cơ sở đặc thù về lịch sử, văn hóa di sản cùng với vai trò và vị trí đặc biệt, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế luôn phấn đấu quyết tâm xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh; trở thành một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước và khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch, y tế chuyên sâu, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Đô thị Huế còn thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố con người, kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên.
Với cách tiếp cận, nhìn nhận và quan điểm mới để phát triển Thừa Thiên Huế tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của một thành phố có đặc thù về di sản, văn hóa, xanh, thông minh và hiện đại; Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 về “Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huê với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh. Triển khai Nghị quyết 54, Chính phủ ban hành Chương trình hành động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, phối hợp với tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện; xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên-Huế.
Trên cơ sở Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Báo cáo tổng hợp
Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 68
Đô thị di sản Thừa Thiên Huế đang trong quá trình trên đường chuẩn bị trở thành đô thị trực thuộc Trung ương thứ sáu, sau Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, và Cần Thơ, trong đó:
+ Phấn đấu đến năm 2025: Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
+ Đến năm 2030: Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những