Quan điểm và mục tiêu phát triển nhà ở

Một phần của tài liệu thuyet_minh_chuong_trinh_nha_o_den_nam_2030 (Trang 46 - 47)

1.1. Quan điểm

- Phát triển nhà ở phải thực hiện chính sách xã hội hóa về nhà ở, thông qua cơ chế tạo điều kiện của Nhà nước để người dân thực hiện việc tạo lập chỗ ở, tuân thủ các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, giữ gìn cân bằng sinh thái, phù hợp với phong tục tập quán của địa phương;

- Khuyến khích các tổ chức, các thành phần kinh tế, hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, công nhân, sinh viên, lực lượng vũ trang, cán bộ công chức, viên chức, người nghèo tại khu vực đô thị và nông thôn;

- Phát triển nhà ở là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, cộng đồng xã hội và của người dân trên địa bàn tỉnh, thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu của Trung ương và của Tỉnh để phát triển và hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội gặp khó khăn về nhà ở nhằm góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội;

- Đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế, tăng trưởng dân số và xây dựng nhà ở phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển nhà ở và đặc điểm của từng địa bàn dân cư; mở rộng khả năng huy động nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế tham gia phát triển các loại hình nhà ở.

1.2. Nguyên tắc

Tăng cường công tác quản lý xây dựng nhà ở; chú trọng phát triển nhà chung cư, nhà ở để cho thuê. Trong đó cần lưu ý quy hoạch xây dựng nhà ở theo hướng khai thác tối đa hiệu quả của công nghệ thông tin, tích hợp tiện ích đô thị; phát triển nhà ở theo hướng hiện đại, tiết kiệm năng lượng, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, sẵn có của địa phương để phát triển bền vững, bảo đảm an toàn và đáp ứng các điều kiện về chất lượng xây dựng, kiến trúc, cảnh quan, tiện nghi và môi trường; đảm bảo khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo sự hài hòa giữa các loại hình kiến trúc bảo tồn và cải tạo, xây dựng mới; trong đó, thành phố Huế định hướng phát triển với vai trò trung tâm văn hóa, chính trị, y tế, giáo dục và thành phố du lịch đáng sống của cả nước. Nhà ở phát triển đảm bảo chất lượng cao từ cấp III trở lên với phong cách, kiến trúc xanh, tạo diện mạo đô thị văn minh, hiện đại.

Phát triển nhà ở kết hợp với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hoàn chỉnh, lưu tâm đến yếu tố liên kết vùng theo quy hoạch vùng tỉnh để phù hợp với các đô thị của tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Trị.

Báo cáo tổng hợp

Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 40

Phát triển nhà ở đảm bảo diện tích công viên, cây xanh trong khu dân cư mới đảm bảo sự kết nối hài hòa, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật - xã hội trong và ngoài khu dân cư; phát triển nhà ở xã hội với suất vốn đầu tư hợp lý, đa dạng căn hộ phù hợp khả năng chi trả cho nhiều thành phần, đối tượng như cán, bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người có thu nhập thấp và các đối tượng chính sách khác.

Thường xuyên tổng kết thực tiễn phát triển nhà ở, từ đó nhận diện các điểm bất cập trong hệ thống chính sách và định hướng phát triển nhà ở của địa phương, để có những giải pháp điều chỉnh và kiến nghị các cấp điều chỉnh cơ chế chính sách và pháp luật cho phù hợp với thực tiễn các địa phương đảm bảo phù hợp với xu hướng phát triển thực tế.

Một phần của tài liệu thuyet_minh_chuong_trinh_nha_o_den_nam_2030 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)