Đánh giá về thị trường bất động sản

Một phần của tài liệu thuyet_minh_chuong_trinh_nha_o_den_nam_2030 (Trang 30 - 33)

3.1. Về nhà ở

- Bắt đầu từ năm 2016, thị trường bất động sản tại Huế liên tục có những bước phát triển vượt bậc, các ngân hàng, các nhà đầu tư liên tục đạt được kết quả kinh doanh khả quan trong 3 năm trở lại đây. Thị trường bất động sản chính thức bước vào giai đoạn bùng nổ, đặc biệt là khu vực phía Đông Nam thành phố Huế thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và người dân khi trung tâm hành chính được chuyển về đây và hạ tầng kỹ thuật khu vực này dần được đầu tư hoàn chỉnh. Theo thống kê từ Ban quản lý Khu vực phát triển đô thị tỉnh cho thấy, từ năm 2015 khu An Vân Dương chỉ có 32 dự án đã và đang triển khai, đã tăng lên 64 dự án năm 2020.

Với sự phát triển của ngành du lịch, dịch vụ trong giai đoạn vừa qua, thị trường bất động sản tại Thừa Thiên Huế hiện nay đã có sức hút trở lại. Việc du lịch phát triển, cộng thêm những chính sách cởi mở của tỉnh Thừa Thiên Huế đã kích thích một làn sóng đầu tư mới vào lĩnh vực bất động sản. Đánh giá về tình hình thị trường bất động sản ở Huế những tháng đầu năm 2021, đối với các dự án (DA) nhà ở thương mại, DA khu đô thị, một số DA lớn đã thu hút nhu cầu cao và đạt kết quả tốt. Khu đô thị (KĐT) Phú Mỹ Thượng, KĐT Phú Mỹ An, KĐT mới Đông Nam Thủy An, KĐT mới An Cựu City, Khu phức hợp Manor Crown, DA Joyal Park, DA Khu phức hợp Thủy Vân giai đoạn 1, giai đoạn 2; DA Chung cư Nera Garden khu

Báo cáo tổng hợp

Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 24

C- Phú Mỹ An, với giá bán từ 20-26 triệu đồng/m2, tăng bình quân khoảng 10% so với năm 2020; cụ thể:

+ Các dự án phát triển nhà ở thương mại đã và đang triển khai: Lũy kế đến nay có 16 dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án phát triển đô thị đã được chấp thuận đầu tư, đã và đang triển khai xây dựng, với diện tích đất khoảng 175,31 ha; với tổng số căn hộ khoảng 6.328 căn hộ/9.484 nhà thấp tầng, tương ứng khoảng 3.340.167 m2 sàn.

+ Các dự án phát triển nhà ở xã hội đã và đang triển khai: đến nay tỉnh Thừa Thiên Huế đã chấp thuận đầu tư giai đoạn 2014-2020 cho 04 dự án nhà ở xã hội, đã và đang triển khai xây dựng, với tổng diện tích đất là 71.804 m2; với tổng số căn hộ là 2.780 căn hộ, tương ứng 215.000 m2 sàn.

- Với sự phát triển của ngành du lịch, dịch vụ trong thời gian qua, thị trường bất động sản tại Thừa Thiên Huế hiện nay đã bắt đầu “nóng” trở lại. Việc du lịch phát triển, cộng thêm những chính sách cởi mở của tỉnh Thừa Thiên Huế đã kích thích một làn sóng đầu tư mới vào lĩnh vực bất động sản. Một số nhà đầu tư đã cam kết tái khởi động dự án trong năm 2016 như Dự án xây dựng công trình dịch vụ du lịch, văn phòng, căn hộ cao cấp của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tại số 4 Hà Nội (267 tỷ đồng); Dự án Le Babilone De Hue của Công ty Đầu tư kinh doanh nhà Thành Đạt (Viwaseen cũ) tại đường Nguyễn Tri Phương (160 tỷ đồng); Dự án xây dựng công trình dịch vụ du lịch, văn phòng của CTCP Đầu tư xây dựng du lịch và Phát triển Đất Vàng tại khu nhà đất số 14, 16, 18 và 20 Lý Thường Kiệt (600 tỷ đồng)…

- Không chỉ tại thành phố Huế, các khu vực ven, nhất là khu vực Chân Mây - Lăng Cô (huyện Phú Lộc), các dự án bất động sản nghỉ dưỡng cũng đang được gấp rút triển khai như: Tập đoàn Vincoland đã khởi công Dự án Khu nghỉ dưỡng Huyền thoại Địa Trung Hải - Mediterraneo Resort tại tuyến đường du lịch ven biển Lăng Cô. Dự án có tổng diện tích 8,7 ha, tổng mức đầu tư 750 tỷ đồng, bao gồm khối khách sạn, căn hộ cao cấp, biệt thự. Thời gian thi công dự án dự kiến trong vòng 24 tháng. Dự án này được kỳ vọng sẽ tạo điểm nhấn cho sản phẩm du lịch vịnh biển Lăng Cô trong thời gian tới. Ngoài dự án trên, vịnh biển Lăng Cô với lợi thế cảnh quan của mình, cũng đã thu hút nhiều dự án lớn khác như Khu du lịch Thanh Tâm, Khu du lịch Lăng Cô Beach, Khu du lịch sinh thái Lăng Cô, Làng Cò Resort, Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Làng hành hương, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển Thuận An, Khu du lịch Villa Louise, khu du lịch nghỉ dưỡng Hue Lodge, Khu du lịch sinh thái Vedana, Khu nghỉ dưỡng Nama… và điển hình là Dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế Laguna Lăng Cô của Tập đoàn Banyan Tree – Singaporre; dự án này có tổng vốn đầu tư hơn 875 triệu USD, đã hoàn thành xong giai đoạn 1 và đang tiếp tục thực hiện giai đoạn 2. Ngoài ra, Tập đoàn Lu’s World Shine (Cộng hòa Seychelles) cũng đang tiến hành đầu tư xây dựng Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn Lăng Cô với tổng vốn đầu tư lên đến 7.728 tỷ đồng…

Báo cáo tổng hợp

Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 25

- Đối với hoạt động môi giới bất động sản: Sở Xây dựng đã ủy quyền cho Hiệp hội bất động sản Thừa Thiên Huế tổ chức các kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản trên địa bàn tỉnh và Sở Xây dựng đã cấp 97 chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản trên địa bàn tỉnh trong năm 2020: đến nay hoạt động hành nghề môi giới bất động sản đã đi vào nề nếp, tuân thủ quy định pháp Luật kinh doanh bất động sản, Luật nhà ở…

3.2 Về đất nền:

Đối với đất nền, giá đất tại các dự án khu dân cư mới vẫn giữ mức ổn định, việc “ấm” lên của thị trường một phần do nhu cầu mua đất ở của người dân tăng. Trong khi khu vực phía Bắc, Tây Bắc khá trầm lắng thì khu vực phía Nam, Đông Nam lại sôi động. Chính sự tăng trưởng thị trường đất nền ở khu vực này tạo sức lan tỏa cho sự phát triển các dự án đất nền ở các huyện, thị xã lân cận như: Phú Vang, Hương Thủy, tạo nên một chuỗi sản phẩm BĐS mới liên hoàn.

Theo khảo sát, giá đất khu quy hoạch Xuân Phú (TP. Huế) trước đây 16 triệu đồng/m2 ở trục đường chính, nay tăng lên 30-35 triệu đồng/m2; đất khu quy hoạch Thuỷ Thanh, Thuỷ Vân (Hương Thủy) từ 7-8 triệu đồng/m2 lên 12-18 triệu đồng/m2 hay đất khu quy hoạch Vinh Vệ (Phú Vang) từ 3 triệu đồng/m2 lên 5,5 triệu đồng/m2. Giá bất động sản tăng theo từng khu vực, vị trí, tập trung chủ yếu tại huyện Phú Vang, TX. Hương Thủy và ven trung tâm huyện Quảng Điền.

Tùy vào từng vùng của tỉnh Thừa Thiên Huế mà giá đất ở. Cụ thể giá đất thấp nhất là tại các huyện phía tây như A Lưới, Lăng Cô, giao động từ 200-500 ngàn/m2. Giá cao nhất là tại thành phố Huế, giao động từ 2.000.000-5.000.000 (triệu/m2).

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế:

- Cơ cấu hàng hóa bất động sản tuy đã được điều chỉnh từng bước nhưng vẫn chưa hợp lý, thiếu các phân khúc nhà ở bình dân giá rẻ, nhà ở cho thuê, nhất là phân khúc nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu cho đại bộ phận người dân còn đang bị hạn chế rất nhiều về mức thu nhập để cho thuê và nhà ở cho công nhân đang lao động tại các khu công nghiệp.

- Tính minh bạch, công khai thông tin về sản phẩm bất động sản còn yếu. Việc triển khai Nghị định số 117/2015/NĐ-CP của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản còn hạn chế.

- Nguồn vốn đầu tư kinh doanh bất động sản chưa đa dạng, chủ yếu được huy động từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng và huy động từ khách hàng, nguồn vốn sở hữu của chủ đầu tư còn hạn chế, dẫn đến mức độ an toàn trong đầu tư bất cập.

- Thủ tục đầu tư vẫn còn chồng chéo nhau, một số thủ tục thời gian thực hiện dài nên ảnh hưởng đến nghiên cứu, lập dự án đầu tư; đặc biệt thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất còn chậm, chưa kịp thời. Việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật chưa được đồng bộ chưa đáp ứng nhu cầu phát triển bất động sản hiện nay.

Báo cáo tổng hợp

Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 26

Một phần của tài liệu thuyet_minh_chuong_trinh_nha_o_den_nam_2030 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)