II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG SẠCH VỮNG MẠNH
c) Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ
chặt chẽ, có tính kỷ luật cao từ Trung ương đến cơ sở. Bởi lẽ, theo Người, sức mạnh của Đảng trước hết bắt nguồn từ các tổ chức
- Trong hệ thống tổ chức đảng, Người rất coi trọng vai trò của chi bộ. + Chi bộ là tổ chức hạt nhân, quyết định chất lượng lãnh đạo của Đảng; + Là môi trường tu dưỡng, rèn luyện và giám sát ĐV;
+ Vai trò gắn kết giữa Đảng với quần chúng nhân dân.
- Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng:
Một là: Tập trung dân chủ
Thế nào là nguyên tắc tập trung dân chủ? Tập trung và dân chủ có MQH với nhau không?
+ Đây là nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng ĐCS thành một tổ chức chiến đấu chặt chẽ, vừa phát huy sức mạnh của mỗi người, vừa phát huy sức mạnh của tất cả những ai đã tự nguyện gắn bó với nhau trong một tổ chức. Nó không biến Đảng thành một câu lạc bộ để mọi người có thể ra vào tuỳ tiện, học vào Đảng nhưng chỉ nói mà không làm, hoặc mỗi người một phách.
+ Theo HCM, dân chủ và tập trung là hai mặt có quan hệ gắn bó và thống nhất với nhau trong một nguyên tắc. Dân chủ để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung chứ không phải dân chủ theo kiểu phân tán, tuỳ tiện vô tổ chức. Tập trung được thực hiện trên nền tảng dân chủ chứ không phải tập trung quan liêu theo kiểu độc đoán chuyên quyền.
Cụ thể:
Về tập trung, HCM nhấn mạnh phải thống nhất về tư tưởng, tổ chức, hành động. Do đó, thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, mọi ĐV phải chấp hành vô điều kiện Nghị quyết của Đảng.
Về dân chủ, Người luôn khẳng định, đây là cái quý báu nhất của nhân dân, là thành quả của cách mạng. Người viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư abày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi và cũng là nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lí, lúc đó quyền tự do tư tưởng hoá ra quyền tự do phiục tùng chân lí”.
Hai là, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách – Đây là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng
- Vì sao phải tập thể lãnh đạo, vì sao phải cá nhân phụ trách ? ( giáo trình)
- Mối quan hệ giữa tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách: hai vấn đề này cần phải luôn đi đôi với nhau vì:
+ Lãnh đạo không tập thể thì sẽ dẫn đến bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc + Phụ trách không do cá nhân thì dễ dẫn đến tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả cũng là hỏng việc.
Ba là: Tự phê bình và phê bình
Đây là một nguyên tắc quan trọng để xây dựng một Đảng kiểu mới mà Lênin đã đề ra. Về nguyên tắc này cần nắm vững một số kiến thức sau:
+ Vì sao HCM coi trọng nguyên tắc này? Có khi Người nói “phê bình và tự phê bình”, nhưng cũng có khi người nói “tự phê bình và phê bình”. Nhưng Người thường đặt tự phê bình lên trước phê bình. Bởi vì, mỗi ĐV trước hết tự mình phải thấy rõ mình để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, cũng giống như phải tự soi gương, rửa mặt hàng ngày. Hơn nữa, nếu biết tự phê bình tốt thì mới phê bình người khác tốt được.
+ Tự phê bình và phê bình có tác dụng như thế nào trong xây dựng Đảng? Người từng nói “Muốn đoàn kết chặt chẽ trong Đảng, ắt phải thống nhất
Như vậy, Người xem tự phê bình và phê bình là vũ khí để rèn luyện ĐV, nhằm làm cho mỗi người tốt hơn, tiến bộ hơn và tăng cường đoàn kết nội bộ hơn. Đó cũng là vũ khí để năng cao trình độ lãnh đạo của Đảng, để Đảng làm tròn sứ mệnh lãnh đạo cách mạng. Người đã thẳng thắn vạch rõ: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một đảng có gn thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có những khjuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sữa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.
Tự phê bình và phê bình như thế nào cho có kết quả?
Làm sao để tự phê bình và phê bình thật đúng đắn, nghiêm túc không phải là việc dễ dàng. Muốn thực hiện tốt nguyên tắc này, đòi hỏi mỗi người phải trung thực, chân thành với bản thân mình cũng như với
người khác, “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”.
Thứ tư, kỷ luật nghiêm minh, tự giác
- Coi trọng việc xây dựng kỷ luật nghiêm minh và tự giác trong Đảng để tạo nên sức mạnh to lớn cho Đảng. Theo TTHCM, sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm minh của cán bộ, đảng viên.
Tính nghiêm minh của kỷ luật Đảng đòi hỏi tất cả mọi tổ chức Đảng, mọi đảng viên phải bình đẳng trước điều lệ Đảng, trước pháp luật của nhà nước, trước mọi quyết định của Đảng. Đồng thời, Đảng ta là một tổ chứcc bao gồm những người tự nguyện phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cho nên tự giác là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức đảng và ĐV.
- Yêu cầu cao nhất của kỷ luật Đảng là chấp hành các chủ trương, nghị quyết của Đảng và tuân thủ các nguyên tắc tổ chức, lãnh đạo và sinh hoạt của Đảng, các nguyên tắc xây dựng Đảng. Có như vậy, Đảng mới là một khối thống nhất về tư tưởng và hành động. Nếu không có kỷ luật, không thống nhất về tư tưởng và hành động thì sức mạnh của Đảng sẽ giảm đi. Mọi ĐV dù ở cương vị nào cũng đều phải chấp hành kỉ luật của đoàn thể và pháp luật Nhà nước.
Thứ năm, đoàn kết thống nhất trong Đảng
- Theo HCM đây là công việc vô cùng quan trọng bởi vì:
+ Trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, toàn Đảng phải đoàn kết thành một khối vững chắc, toàn Đảng phải thống nhất ý chí, hành động, mọi ĐV phải bảo vệ sự ĐKTN của Đảng như bảo vệ con ngươi của mắt mình.
+ Phải xây dựng sự ĐKTN trong Đảng để làm nòng cốt cho việc xây dựng sự Đ KTN trong nhân dân.
Người từng dạy: “Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng ta, của nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”..
- Cơ sở để xây dựng sự ĐKTN trong Đảng chính là đường lối quan điểm của Đảng và Điều lệ Đảng. Đây là cơ sở để tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, về tổ chức, từ đó có sự thống nhất về hành động của toàn Đảng, nhằm đưa đường lối, quan điểm của Đảng vào cuộc sống, biến các chủ trương của
Đảng thành hành động của quần chúng nhân dân.
Liên hệ với tình hình hiện nay cần thấy rằng, trong n hiệm vụ xây dựng CNXH, nhiệm vụ càng nặng nề càng đòi hỏi phải củng cố và tăng cường sự ĐKTN trong toàn Đảng, nhất là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Bỏi vì, sự ĐKTN của đội ngũ cán bộ lãnh đạo có ảnh hưởng đến sự ĐKTN của nhiều cán bộ, đảng viên, đến toàn Đảng. Vấn đề này HCM đã nhấn mạnh: “Ngày nay sự đoàn kết trong Đảng là quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là sự đoàn kết chặt chẽ giữa các cán bộ lãnh đạo”.
- Những yêu cầu để xây dựng sự ĐKTN trong Đảng theo TTHCM: Phải thực hiện và mở rộng dân chủ nội bộ để cán bộ ĐV có thể bàn bạc đến nơi đến chốn những vấn đề hệ trọng của Đảng; phải thường xuyên tự phê bình và phê bình với tinh thần trung thực, chân thành, thẳng thắn, tự nghiêm khác với mình và có tình thương yêu đồng chí; phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân (quan liêu, tham nhũng, đanh lợi...).
Thứ sáu: cán bộ và công tác cán bộ của Đảng
- Vai trò của cán bộ: cán bộ là dây chuyền của bộ máy, là mắt khâu trung gian nối liền giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; việc thành công hay thất bại đều do cán bộ. Vì vậy, Người đòi hỏi người cán bộ phải có phẩm chất và năng lực, trong đó phẩm chất là gốc.
- Vai trò của công tác cán bộ: Người cho rằng công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng.
Nội dung của công tác cán bộ: tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, đánh giá cán bộ, tuyển dụng, bố trí, xắp xếp cán bộ...