TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 1 Vai trò của ĐĐKDT trong sự nghiệp cách mạng

Một phần của tài liệu Bảng tóm tắt môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 37 - 40)

1. Vai trò của ĐĐKDT trong sự nghiệp cách mạng

a) ĐĐKDT là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng

- Thế nào là vấn đề có ý nghĩa chiến lược?

+ Về khái ni m: Chiến lược được hiểu là phương châm và bi n pháp có tính toàn cục được v nê ê â dụng trong suốt tiến trình cách mạng.

+ Trong tư tưởng Hồ Chí Minh Đoàn kết là một chiến lược chứa đựng hệ thống những luận điểm thể hiện những nguyên tắc, biện pháp giáo dục, tập hợp những lực lượng cách mạng tiến bộ nhằm phát huy cao nhất sức mạnh dân tộc và quốc tế trong sự nghiệp độc lập dân tộc, dân chủ và Chủ nghĩa xã hội.

+ Chiến lược là cái nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng, thể hiện cả vấn đề lý luận lẫn vấn đề thực tiễn. (43% bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh đề cập đến vấn đề đoàn kết).

Vì sao theo HCM, ĐĐKDT lại là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng? Biểu hiện của ĐĐKDT được thể hiện như thế nào trong cách mạng Việt Nam?

- Tư tưởng ĐĐKDT của HCM có ý nghĩa chiến lược; nó là một tư tưởng cơ bản nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được, nhằm hình thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong công cuộc đấu tranh với kẻ thù dân tộc, giai cấp,

Vấn đề ĐĐK-ĐĐKDT là tư tưởng được Người đề cập sớm và xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động của Người.

+ Năm 1920 được tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lênin, đọc “Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” đã cho Người một tư tưởng mới. Chính chủ nghĩa Mác – Lênin đã trang bị cho Hồ Chí Minh thế giới quan khoa học, và chính TGQ khoa học đó đã giúp Người nhận thức sâu sắc đầy đủ

những giá trị truyền thống dân tộc và nhân loại. Cũng từ đó Người từng bước xây dựng luận điểm đầu tiên về đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.

+ Vấn đề ĐK được Người quan tâm từ khi còn là một thanh niên yêu nước, Người nói: “Khi tôi độ 30 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do – Bình đẳng – Bác ái... muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy”. Người còn nói rằng: “ĐK ...là vấn đề mà tôi quan tâm hơn hết và do đó mà tôi đã tìm ra được con đường đúng

+ Trong tác phẩm Di chúc (1969), điều mong muốn cuối cùng của Người cũng là nói đến vấn đề ĐK.

- ĐĐKDT phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng

Bởi vì, trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng ĐĐKDT phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng, quyết định thành bại của cách mạng.

- Vai trò của khối ĐĐKDT đã được Đảng và CTHCM thể hiện cụ thể trong thực tiễn CMVN thông qua việc thành lập chính sách Mặt trận. Nhờ có chính sách Mặt trận đúng đắn, chúng ta đã xây dựng thành công khối ĐĐKDT, đưa CMVN giành nhiều thắng lợi

Cụ thể: ĐK trong Mặt trận Liên Việt: thắng lợi CMT8

ĐK trong Mặt trận Việt Minh: giải phóng hoàn toàn miền Bắc

ĐK trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa...

- Hồ Chí Minh đã khái quát thành luận điểm có tính chân lý về vai trò của khối đại đoàn kết: + Đoàn kết làm ra sức mạnh....

+ “Đoàn kết là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt” + Đoàn kết là then chốt của thành công.

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết;

b) ĐĐKDT là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc

- Nói ĐĐKDT là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng có nghĩa là: Tư tưởng đại đoàn kết dân

tộc phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách, tới hoạt động thực tiễn của Đảng.

Điều này được thể hiện rất rõ trong Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam năm 1951, Hồ Chí Minh nêu mục đích của Đảng Lao động Việt Nam gồm 8 chữ là: “Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”.

Mục tiêu tổng quát của toàn bộ cách mạng Việt Nam theo Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Song muốn thực hiện được mục tiêu đó, Người yêu cầu mỗi cán bộ đảng viên trong toàn Đảng phải thấm nhuần quan điểm quần chúng, coi sức mạnh của cách mạng là ở nơi quần chúng, phải thấm nhuần lời dạy: “dễ trăm lần không dân cũng chịu, dễ vạn lần dân liệu cũng xong”.

- Là nhiệm vụ hàng đầu của mọi giai đoạn cách mạng

Thực tiễn cách mạng đã chứng minh, trong mỗi một giai đoạn cách mạng, thực lực cách mạng là một trong những yếu tố quyết định thành công của cuộc cách mạng đó. Cách mạng muốn thành công nếu chỉ có đường lối đúng thì chưa đủ, mà trên cơ sở của đường lối đúng, Đảng phải cụ thể hóa thành những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo, tập hợp quần chúng, tạo thực lực cho cách mạng. Thực lực đó chính là khối ĐĐK toàn dân tộc.

(GV lấy câu nói của Hồ Chí Minh để giải thích cho quan điểm này- giáo trình T167), từ câu nói đó, GV rút ra kết luận: đoàn kết là vấn đề Người quan tâm nhất và luôn đặt lên hàng đầu)

- Là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc

Bởi vì, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, phải do quần chúng, không phải là công việc của một số người, của riêng Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản có sứ mệnh lãnh đạo nhân dân đứng lên giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới do dân làm chủ. Song sự nghiệp ấy muốn thành công chỉ có thể thực hiện được bằng sức mạnh của cả dân tộc, bằng ĐĐKDT.

Như vậy, ĐĐKDT chính là đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, lãnh đạo.

2. Nội dung của ĐĐKDT

a) ĐĐKDT là đại đoàn kết toàn dân (quan niệm về ĐĐKDT)

“Dân” theo quan niệm của Hồ Chí Minh là đồng bào, là anh em một nhà. “Dân” không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo, quý, tiện. “Dân” là toàn dân, toàn dân tộc Việt Nam, bao gồm dân tộc da số, dân tộc thiểu số cùng sống trên một dải đất Việt Nam.

Như vậy, khái niệm “dân”, “nhân dân” theo tư tưởng của Hồ Chí Minh có nội hàm rất rộng, vừa được hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, và cả hai đều là chủ thể của khối ĐĐKDT, và ĐĐKDT thực chất là ĐĐK toàn dân. Nói đến ĐĐKDT cũng có nghĩa là phải tập hợp được mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung. Người cho rằng ĐĐKDT là yêu cầu chung nhất, cao nhất, vì có ĐK toàn dân tộc thì mới chiến thắng được kẻ thù của dân tộc và mới chiến thắng được nghèo nàn, lạc hậu. Theo Người, ĐĐKDT là ĐK rộng rãi, lâu dài, không phân biệt bất cứ một ai, miễn là người Việt Nam yêu nước, chống đế quốc, tán thành xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Người cũng chỉ rõ, nền tảng của ĐĐKDT là “phải dựa vào giai cấp công nhân, lấy liên minh công nông làm nền tảng vững chắc để ĐK các tầng lớp khác trong nhân dân”. Về sau này Người nêu thêm, lấy liên minh công - nông - lao động trí óc làm nền tảng cho khối ĐĐK toàn dân. Nền tảng đó càng được củng cố vững chắc thì khối ĐĐK dân tộc càng có thể mở rộng, và ngày càng lớn mạnh.

b) Thực hiện ĐĐK toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của

dân tộc; đồng thời phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người (có thể hiểu đây là những yêu cầu trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân)

Một phần của tài liệu Bảng tóm tắt môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w