QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ 1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ

Một phần của tài liệu Bảng tóm tắt môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 48 - 51)

1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ

Quan niệm của HCM về dân chủ được thể hiện như thế nào?

- Quan niệm của HCM về dân chủ được biểu đạt qua hai mệnh đề: dân là chủ và dân làm chủ + Dân là chủ nghĩa là đề cập tới vị thế của dân

+ Dân làm chủ nghĩa là đề cầp tới năng lực và trách nhiệm của dân

Như vậy, theo TTHCM dân chủ nghĩa là muốn nói tới quyền hành và lực lượng đều thuộc về nhân dân; xã hội nào bảo đảm cho quyền đó được thực thi thì xã hội đó thực sự dân chủ.

2. Dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội

Theo TTHCM, dân chủ được thể hiện trên những lĩnh vực nào

- Theo TTHCM, dân chủ được thể hiện toàn diện trên tất cả mọi lĩnh vực. Nhưng biểu hiện rõ nhất trên lĩnh vực chính trị; đặc biệt, được biểu hiện tập trung thông qua hoạt động của Nhà nước.

VD: dân chủ được thể hiện trong hoạt động công chứng, giáo dục...

Tại sao nói trong hoạt động của Nhà nước dân chủ được biểu hiện rõ nét nhất?

Vì: Quyền lực của nhân dân đượcthể hiện trong hoạt động của Nhà nước với tư cách nhân dân có quyền lực tối cao

VD: Trong hoạt động bầu cử

- Quan niệm dân chủ , theo HCM, còn được biểu hiện ở phương thức tổ chức xã hội. Cụ thể là theo TTHCM, một chế độ dân chủ là một chế độ mà ở đó lợi ích, quyền hành, lực lượng đều ở nơi dân. Hệ thống chính trị do dân cử ra và do dân tổ chức nên.

- Dân chủ là sản phẩm của văn minh nhân loại, là lý tưởng phấn đấu của các dân tộc.

Như vậy, đảm bảo dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nghĩa là dân chủ được thể hiện ở việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

1. Thực hành dân chủ

Theo TTHCM, thực hành dân chủ có nghĩa như thế nào?

Theo TTHCM, thực hành dân chủ nghĩa là

a) Xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ rộng rãi

Biểu hiện của chế độ dân chủ rộng rãi được xác định ở: - Thực hiện mục tiêu dân chủ;

- Xác định rõ, quyền và trách nhiệm của nhân dân;

- Gắn độc lập tự do của Tổ quốc với quyền lợi của từng người dân;

- Xây dựng Hiến Pháp – pháp luật (vì thông qua HP – PL thì dân chủ được tiến hành, bảo đảm).

b) Xây dựng các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội vữngmạnh để đảm bảo dân chủ trong xã hội. mạnh để đảm bảo dân chủ trong xã hội.

Tại sao theo TTHCM, phải xây dựng các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh để đảm bảo dân chủ trong Đảng?

- Phải xây dựng các tổ chức Đảng vì: Quyền lãnh đạo của Đảng được xuất phát từ sự uỷ quyền của GCCN, của dân tộc và của nhân dân. Đảng trở thành hạt nhân chính trị của toàn xã hội và lầ nhân tố tiên quyết để bảo đảm tính chất dân chủ của xã hội. Vì vậy dân chủ trong Đảng trở thành yếu tố quyết định tới trình độ dân chủ của toàn xã hội.

- Nhà nước thể hiện chức năng quản lý xã hội của mình qua việc bảo đảm thực thi ý chí của GCCN và nhân dân lao động ( nói các khác, Nhà nước thông qua chức năng quản lý xã hội tạo điều kiện cho GCCN và nhân dân lao động thực hiện ý chí của mình)

- Các tổ chức Mặt trận và đoàn thể nhân dân thể hiện quyền làm chủ và tham gia quản lý xã hội của tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.

Theo TTHCM, để đảm bảo cho thực hành dân chủ rộng rãi thì tất cả các tổ chức trên cần thực hiện những nguyên tắc gì?

- Đều phải có một mục tiêu chung là đạt tới trình độ dân chủ cao, dân chủ XHCN.

- Phải dựa trên nền tảng của khôia đại đoàn kết toàn dân tộc, nòng cốt là liên minh công nông trí thức.

CHƯƠNG VII: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

Một phần của tài liệu Bảng tóm tắt môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w