1. Khái niệm văn hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Định nghĩa về văn hoá
Khái niệm văn hoá có nội hàm phong phú và ngoại diên rất rộng. Chính vì vậy mà có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá.
Thông thường chúng ta hiểu văn hóa là một hệ thống các giá trị về vật chất lẫn tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Hoặc chúng ta thường hiểu văn hóa là mói đến trình độ học vấn của con người. Nhưng theo TTHCM, Người lại có cách hiểu sâu sắc hơn về văn hóa.
Tháng 8-1948, khi còn trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch lần đầu tiên Người đưa ra một định nghĩa về văn hóa như sau:
Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.
Với cách hiểu này, Hồ Chí Minh đã khắc phục được quan niệm phiến diện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại: thể hiện
- Văn hóa không chỉ là một hiện tượng tinh thần tách rời với đời sống vật chất mà bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
- Văn hóa cũng không chỉ thu hẹp trong lĩnh vực văn học – nghệ thuật mà văn hóa bao trùm lên toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Văn hóa cũng không chỉ thu hẹp trong lĩnh vực giáo dục, không chỉ phản ánh trình độ học vấn của một người, mà là thước đo trình độ phát triển của toàn xã hội; về sản xuất, khoa học - kỹ thuật, chính trị, tôn giáo, văn học - nghệ thuật, đạo đức lối sống, phong tục, tập quán,vv...
Tóm lại, từ khái niện văn hóa của Hồ Chí Minh trên thực tế chúng ta có thể hiểu văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người đã sáng tạo ra, nhằm đáp ứng sự sinh tồn và cũng là mục đích cuộc sống của loài người.
Theo Người, nền văn hoá dân tộc phải được xây dựng trên 5 điểm lớn sau đây:
1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.
2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân trongxã hội. xã hội.
4. Xây dựng chính trị: dân quyền. 5.Xây dựng kinh tế. 5.Xây dựng kinh tế.
Muốn xây dựng nền văn hoá dân tộc thì phải xây dựng trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức, tâm lý con người.
Như vậy, có thể thấy từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã quan tâm tới văn hóa, đã thấy rõ vai trò, vị trí của văn hóa trong đời sống xã hội. Vì vậy, ta hiểu được ngay vì sao ngay sau khi giành được độc lập, Người đã đưa văn hóa vào chiến lược phát triển đất nước.
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hoá
a. Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội
Theo TTHCM, văn hóa có vị trí và vai trò như thế nào?
* Vị trí của văn hóa:
- M t là, văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng, biểu hiện:ô
Hồ Chí Minh đặt văn hoá ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành 4 vấn đề chính của đời sống và chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
+ Trong quan hệ với chính trị, xã hội: Theo TTHCM, khi nào giải phóng được chính trị, giải phóng được xã hội thì khi đó giải phóng được văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển.
+ Trong quan hệ với kinh tế: theo TTHCM, kinh tế là nền tảng để xây dựng và phát triển văn hóa nói riêng và đất nước nói chung. Vì vậy kinh tế phải đi trước một bước vì tục ngữ ta có câu: “Có thực mới vực được đạo” .
- Hai là, văn hoá không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.
+ Điều này có nghĩa là, Hồ Chí Minh cho rằng, văn hoá cũng có tính tích cực, chủ động, nó đóng vai trò như một động lực to lớn thúc đẩy kinh tế và chính trị phát triển. Chứ không phải văn hóa phụ thuộc vào kinh tế, chính trị.
+ Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị, có nghĩa là văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiện vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.
Thể hiện: Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người đưa ra quan điểm: “ Văn hóa – nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
* Vai trò của văn hóa:
Văn hóa thực sự vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Tại sao văn hóa lại là mục tiêu, động lực của cách mạng?
Vì: Văn hóa có tính tích cực, chủ động vì vậy văn hóa đóng vai trò to lớn như một động lực, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, chính trị
b) Quan điểm về tính chất của nền văn hóa
Sự khác nhau giữa nền văn hóa mới Việt Nam và nền văn hóa cũ trước hết ở tính chất cơ bản của nó. Nền văn hóa cũ mang tính chất nô dịch, ngu dân đã được Hồ Chí minh phân tích, tố cáo, lên án trong nhiều bài viết, nhất là trong “Bản án chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương”.
Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau, song, nền văn hoá mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh luôn bao hàm 3 tính chất: tính dân tộc, tính khoa học, tính đại chúng
- Tính dân tộc của nền văn hoá là nói đến bản chất rất đặc trưng của văn hóa dân tộc, giúp phâ biệt, không nhằm lẫn với văn hóa dân tộc khác.
Tính dân tộc không chỉ thể hiện ở chỗ biết giữ gìn, kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mà còn phát triển những truyền thống văn hoá tốt đẹp ấy cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới của đất nước.