Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh yếu kém thông qua dạy học hình không gian lớp 11 (Trang 88 - 171)

Chúng tôi tiến hành phát phiếu thăm dò HS các lớp thực nghiệm. Trong phiếu thăm dò ý kiến của HS cảm nhận về các buổi học được sử dụng phần mềm dạy học hoặc mô hình không gian ở lớp mình có các câu hỏi với các mức độ: Mức độ 1 – không bao giờ, không thích ; Mức độ 2 - hiếm khi, bình thường ; Mức độ 3 – thỉnh thoảng, thích ; mức độ 4 – thường xuyên, rất thích.

- Số phiếu phát ra: 48 phiếu. - Số phiếu thu về: 48 phiếu. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3. 3: Kết quả khảo sát về cảm nhận của HSkhi được học tiết học có sử dụng phần mềm dạy học hoặc mô hình không gian

Mức độ STT Nội dung thăm dò

1 2 3 4

1

Em có mong muốn thầy (cô) tổ chức giờ học có sử dụng phần mềm dạy học hoặc mô hình không gian không?

12% 14,25% 22,15% 51,6%

2

Giờ học được sử dụng phần mềm dạy học hoặc mô hình không gian có ưu điểm gì đối với em?

11,16% 19,34% 25,45% 44,05%

3

Em có theo kịp tiến độ của tiết học có sử dụng phần mềm dạy học hoặc mô hình không gian không ?

15% 24,28% 27,14% 33,58%

4

Trong giờ học sử dụng phần mềm dạy học hoặc mô hình không gian em có gặp khó khăn gì?

14% 21,12% 36,54% 28,34%

5

Em có nhận thấy mình tiến bộ hơn sau mỗi giờ học được sử dụng phần mềm dạy học hoặc mô hình không gian không ?

Kết quả thu được cho thấy các em còn gặp quan ngại nhỏ khi không theo kịp tiến độ bài giảng và các phần mềm dạy học, mô hình không gian 33,58% ; nhiều bạn còn thụ động, thờ ơ chưa có ý thức tự giác. Khoảng 14% các bạn chưa có máy tính laptop, 221,12% các bạn chưa có mô hình hoặc chưa được tiếp xúc với mô hình không gian để thể hiện kỹ năng quan sát giúp phát triển TTTKG. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến giờ học có sử dụng phần mềm dạy học cũng như mô hình không gian. Các em cần chủ động học tập, động viên nhau học tập, chung sức, giúp đỡ nhau thì mới có thể đạt được thành công.

- Kết quả thu được cho thấy hầu hết các HS rất thích được học các giờ học được sử dụng phần mềm dạy và mô hình dạy học (73,75%) , các em đều thấy mình tiến bộ hơn sau mỗi giờ học, hào hứng, tích cực tham gia học tập, dễ dàng lĩnh hội kiến thức hơn 77,53%. Điều này sẽ tăng hiệu quả học tập, giúp các em chủ động, sáng tạo học hỏi. Trong quá trình học các em cũng đã vận dụng tốt các kiến thức đã học, thao tác nhanh, chính xác, tư duy lập luận lôgíc, linh hoạt, thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức, các bài toán.

3.3.2.2. Kết quả định lượng

So sánh kết quả các bài kiểm tra số 2, số 3, số 4 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng dựa trên các số liệu số HS đạt điểm theo các mức điểm: yếu, kém; trung bình; khá; giỏi và được thể hiện trong bảng 3.4 sau:

Bảng 3. 4: Thống kê kết quả các bài kiểm tra của hai lớp TN và ĐC Xếp loại

Lớp

Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém Điểm TB

TN 29.17% 46.15% 23.79% 0.89% 7,68

0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% 50.00%

Gi ỏi Khá Trung bình Yế u, kém

Tỉ

lệ

%

BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG SO SÁNH KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA LỚP THỰC NGHIỆM VÀ LỚP ĐỐI CHỨNG Lớp TN Lớp ĐC 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00%

Gi ỏi Khá Trung bình Yếu, ké m

Tỉ

lệ

%

Học Lực

BIỂU ĐỒ SO SÁNH KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA CỦA LỚP THỰC NGHIỆM VÀ LỚP ĐỐI CHỨNG

Lớp TN Lớp ĐC

Hình 3. 1: Biểu đồ đường so sánh kết quả

các bài kiểm tra giữa 2 lớp TN và ĐC

Hình 3. 2: Biểu đồ cột so sánh kết quả các bài kiểm tra giữa 2 lớp TN

và ĐC

Nhìn vào các biểu đồ, có thể thấy được tỉ lệ HS đạt khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, trong khi tỉ lệ HS yếu, kém trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn so với lớp đối chứng. Bên cạnh đó kết quả điểm trung bình chung ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, điều đó chứng tỏ lớp thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn lớp đối chứng, đồng thời chứng minh được tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp tác giả đã trình bày ở trên.

Trên cơ sở phân tích kết quả thu được từ việc thực nghiệm sư phạm tác giả nhận thấy rằng việc rèn luyện cho HS các kỹ năng quan sát hình, kỹ năng dựng hình mô phỏng hình không gian, kỹ năng khai triển hình không gian sang hình phẳng … vào các giờ học Toán giúp các em HS tiếp thu bài nhanh, giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn, HS hào hứng, nâng cao khả năng học tập, giúp HS yếu kém không còn tâm lí e ngại khi học HHKG.

Quá trình thực nghiệm cùng những kết quả được rút ra từ thực nghiệm cho phép khẳng định: mục đích thực nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi của các biện pháp giúp phát triển TTTKG cho HS yếu kém trong dạy học hình học không gian đã được khẳng định.

Kết luận chương 3

Trong chương này, luận văn đã trình bày nội dung của việc triển khai quá trình thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả cũng như khẳng định tính khả thi của phương án thực nghiệm. Từ việc phân tích các kết quả thu được ta có thể có những kết luận ban đầu về đề tài như sau:

Học sinh học tập ở lớp thực nghiệm hào hứng, tích cực, HS hiểu bài nhanh, nắm vững kiến thức một cách tự giác, phù hợp với nhận thức của HS hơn trong giờ học so với lớp đối chứng.

Kết quả học tập ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn ở lớp đối chứng và kết quả này có được là do hiệu quả của việc vận dụng các biện pháp dạy học giúp phát triển TTTKG cho HS yếu kém trong dạy học mang lại.

Tuy nhiên do điều kiện và thời gian thực nghiệm có hạn nên quá trình thực nghiệm mới chỉ dừng lại trong một số bài dạy chủ đề quan hệ song song và quan hệ vuông góc và áp dụng trên một số lớp học, mặc dù vậy vẫn phần nào minh chứng cho tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp dạy học HHKG giúp phát triển TTTKG cho HS yếu kém .

KẾT LUẬN

Đề tài đã hoàn thành các nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, xây dựng được một số phương pháp phát triển TTTKG cho học sinh yếu kém thông qua dạy hình học không gian lớp 11. Từ đó giúp học sinh tự tin và đạt kết quả cao trong học tập.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã thu được một số kết quả sau đây:

1. Đề tài đã làm rõ khái niệm tưởng tưởng, khái niệm TTTKG và các thành tố đặc trưng của TTTKG.

2. Nghiên cứu thực trạng phát triển TTTKG của HS lớp 11 hiện nay, phân tích rõ nguyên nhân làm căn cứ đề xuất một số biện pháp phát triển TTTKG cho HS yếu kém thông qua dạy HHKG lớp 11.

3. Đề tài đã phân tích cấu trúc nội dung HHKG lớp 11 qua đó xây dựng và phân tích được một số biện pháp phát triển TTTKG cho HS yếu kém thông qua dạy học HHKG lớp 11.

4. Tổ chức dạy học thực nghiệm nhằm minh họa cho tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đề xuất. Qua các tiết dạy đã góp phần phát huy được tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình học, phát triển TTTKG cho HS, đặc biệt là HS yếu kém và có tác động tích cực đến hiệu quả giảng dạy của GV.

Khuyến nghị

GV cần có sự đầu tư, tiếp tục tổ chức dạy học chủ đề khác nhằm phát triển TTTKG cho HS, đặc biệt là HS yếu kém.

Nhà trường cần có sự tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học phát triển TTTKG cho HS yếu kém.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 12/2018 (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT – BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 208 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

2. Luật Giáo dục năm 20219 (ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2019)

3. Lê Thị Hoài Châu (2015), Dạy học hình học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.

4. Hoàng Chúng (2000). Phương pháp dạy học hình học ở trường THCS, NXB Giáo dục.

5. Phạm Gia Đức, Phạm Đức Quang (2002), Hoạt động hình học ở trường THCS, NXB Giáo dục Việt Nam.

6. Bùi Minh Đức (2018), DH HHKG ở trường THPT với sự hỗ trợ của CNTT, Luận án Tiến sĩ, trường ĐH sư phạm Hà Nội.

7. Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực, NXB Giáo dục Việt Nam.

8. Phạm Văn Hoàn (chủ biên), Nguyễn Gia Cốc, Trần Thúc Trình (1981),

Giáo dục học môn Toán, NXB Giáo dục Việt Nam.

9. Trần Đức Huyên (2003), Bài tập trắc nghiệm Toán 11, NXB Giáo dục Hà Nội.

10. Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên), Khu Quốc Anh, Nguyễn Hà Thanh, Bài tập hình học 11, NXB giáo dục Việt Nam.

11. Nguyễn Bá Kim (2015), Phương pháp dạy học môn toán, NXB Giáo dục Việt Nam.

12. Đào Thái Lai (2006), Ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Bộ, Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội.

13. Bùi Văn Nghị (2008), Giáo trình phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn Toán, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

14. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn toán ở trường phổ thông, NXB đại học Sư phạm Hà Nội.

15. Bùi Văn Nghị (2017), Bồi dưỡng năng lực môn toán trung học phổ thông theo chủ đề, NXB đại học Sư phạm Hà Nội.

16. Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên) (2010), Hình học 11 ban Cơ bản, NXB Giáo dục Việt Nam.

17. Đỗ Thanh Sơn, Phương pháp giải toán hình học 11 theo chủ đề, NXB giáo dục Việt Nam.

18. Đào Tam (2005). Phương pháp dạy học hình học ở trường trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạmHà Nội.

19. Đỗ Đức Thái (Chủ biên), Đỗ Tiến Đạt, Phạm Xuân Chung, Nguyễn Sơn Hà, Phạm Sỹ Nam, Vũ Đình Phượng, Nguyễn Thị Kim Sơn, Vũ Phương Thúy, Trần Quang Vinh (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Toán trung học phổ thông, NXB đại học Sư Phạm Hà Nội.

20. Vũ Thị Thái (2001), Bước đầu hình thành và phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh tiểu học thông qua dạy học các yếu tố hình học, Luận án Tiến sỹ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 21. Nguyễn Anh Tuấn (Chủ biên), Nguyễn Danh Nam, Bùi Thị Hạnh Lâm,

Phan Thị Phương Thảo (2014), Giáo trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, NXB giáo dục Việt Nam.

22. Nguyễn Mạnh Tuấn (2010), Trí tượng tượng không gian và việc phát triển trí tượng tượng không gian cho học sinh những năm đầu tiểu học (lớp 1, 2) bằng phần mềm giáo dục. Tạp chí Giáo dục, số 248, (kì 2 - 10/2020).

23. Nguyễn Thị Bích Thành (2014), Sử dụng phần mềm Geospace hỗ trợ dạy học hình học không gian nhằm góp phần phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ, trường ĐH Thái Nguyên.

24. Nguyễn Văn Thiêm (1984), Tưởng tượng không gian, phát huy trí tượng tượng không gian của học sinh khi dạy hình học phẳng, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 11, tháng 12/1984.

25. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang,

Giáo trình tâm lí học đại cương, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

26. Trường Đại học Vinh,Tổng quan nghiên cứu về trí tưởng tượng không gian trong dạy học hình học ở trường THPT , Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 3B/2020, tr. 70-78.

27. Phạm Viết Vượng (1996), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

28. Nguyễn Thị Xuân (2012), Phát triển năng lực tư duy và trí tưởng tượng không gian của học sinh tiểu học qua bài học toán về cắt - ghép hình.

Tạp chí Giáo dục, số 289, (kì 1-7/2012), tr. 42-44.

29. Howard Gardner (1997) (Dịch: Phạm Toàn), Cơ cấu trí khôn – Lý thuyết về nhiều dạng trí khôn, NXB tri thức.

30. M. Iu. Koliagin (1980), Phương pháp dạy học Toán ở trường phổ thông,

NXB Giáo dục Matxcova.

31. OECD (2019), PISA 2018 Assessment and Analytical Framework. Paris: OECD Publishing. https://doi.org/10.1787/b25efab8-en.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu khảo sát dành cho Giáo viên và Học sinh

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN VỀ VIỆC DẠY HỌC HÌNH HỌC KHÔNG GIAN CHO HỌC SINH LỚP 11

Kính thưa quý Thầy/Cô,

Nhằm tìm hiểu một số vấn đề liên quan HĐ dạy học HHKG ở chương trình toán 11, chúng tôi kính mong quý Thầy/Cô dành chút thời gian để cung cấp thông tin qua phiếu điều tra này theo các câu hỏi gợi ý. Những ý kiến đóng góp của quý Thầy/Cô có ý nghĩa quan trọng trong công trình nghiên cứu của chúng tôi về vấn đề phát triển TTTKG cho HS yếu kém thông qua dạy học HHKG lớp 11.

Trân trọng cảm ơn quý Thầy/Cô!

PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên giáo viên: ... Ngày khảo sát: .../.../ 20...

Giảng dạy lớp: ...Trường:... Thành phố:... PHẦN NỘI DUNG ĐIỀU TRA

1. Các thầy cô thường dùng phương pháp gì và dùng ở mức độ nào khi dạy HHKG cho HS yếu kém v?

Phương pháp dạy học Thường xuyên

Đôi khi Không dùng

☐ Diễn giảng – minh họa

☐ Vấn đáp, đàm thoại

☐ Phát hiện, giải quyết vấn đề

☐ Phương pháp thảo luận

☐ Phương pháp dạy học tình huống

2. Thầy (cô) có thường xuyên sử dụng phần mềm dạy học và mô hình không gian trong dạy học HHKG không?

☐ Chưa bao giờ

☐ Thỉnh thoảng ☐ Thường xuyên

3. Thầy (cô) đã sử dụng những phần mềm toán học nào sau đây để hỗ trợ dạy học môn Toán?

☐ Minimap ( Edraw Mind Map, ImindMap….)

☐ Violet

☐ Geospace Sketchpad

☐ Maple

………. 4. Thầy (cô) đã sử dụng những mô hình không gian nào sau đây để hỗ trợ dạy học môn Toán?

☐ Bộ lắp ghép hình không gian (Công ty sách và thiết bị dạy học – NXB giáo dục).

☐ Bộ trải hình không gian (Công ty sách và thiết bị dạy học – NXB giáo dục).

☐ Bộ lắp ghép hình đa năng Gerobo.

☐ Mô hình tự làm.

………. 5. Thầy (cô) thường sử dụng phần mềm toán học và mô hình không gian để làm gì?

☐ Trình chiếu

☐ Vẽ hình

☐ Đo đạc

☐ Kiểm tra đánh giá

6.Theo thầy (cô) mức độ của việc HS học học tập với sự hỗ trợ của phần mềm toán học và mô hình không gian như thế nào ?

☐ Không có hiệu quả

☐ Có hiệu quả không cao

☐ Có hiệu quả tốt

7. Theo thầy (cô), các biện pháp nào sau đây sẽ phát triển TTTKG cho HS trong quá trình dạy học?

☐ Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát hình.

☐ Rèn luyện cho học sinh kỹ năng dựng hình mô phỏng hình không gian.

☐ Rèn luyện kỹ năng khai triển hình không gian sang hình phẳng để giải quyết bài toán HHKG.

☐ Sử dụng các phần mềm dạy học một cách hợp lý để tăng tính trực quan khi dạy học hình không gian.

☐ Tổ chức cho HS sử dụng kiến thức hình học không gian giải quyết vấn đề thực tiễn.

8. Nếu sử dụng ứng dụng phần mềm dạy học và các mô hình HHKG trực quan trong dạy học HHKG cho HS yếu kém, thầy (cô) có gặp những khó khăn gì không?

(Về thời lượng tiết học, cơ sở vật chất, nguồn tài liệu,…)

... ... ... Xin cảm ơn những ý kiến đóng góp của thầy (cô)!

PHIẾU HỎI Ý KIẾN HỌC SINH

Câu hỏi khảo sát trước khi dạy bài: “ Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng” (SGK Toán 11 – Cơ bản)

Em có vẽ được hình biểu diễn của các hình không gian đơn giản như: hình hộp chữ nhật, hình chóp không? Khi vẽ hình biểu diễn các hình đó em cần lưu ý điều gì?

……… ……… ………

Em có tưởng tượng trong đầu được một hình nào đó khi nó không có thực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh yếu kém thông qua dạy học hình không gian lớp 11 (Trang 88 - 171)