Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ biện pháp hoàn thiện dịch vụ công trực tuyến trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc trên địa bàn hải phòng (Trang 29)

Một số nhân tố bên ngoài có tác động đến hiệu quả công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua DVCTT tại KBNN bao gồm:

- Sự sẵn sàng về các văn bản hƣớng dẫn và khung pháp lý đối với việc công nhận và thực hiện các giao dịch điện tử trong chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN. Hiện tại, các qui trình, nghiệp vụ chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN thực hiện trên cổng DVCTT của Kho bạc đƣợc căn cứ theo Thông tƣ số 133/2017/TT-BTC ngày 15/12/2017 của Bộ Tài chính về về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN và Quyết định số 6099/QĐ-KBNN về việc ban hành Quy trình xử lý giao dịch điện tử qua trang thông tin DVC của KBNN trong hệ thống KBNN. Tuy nhiên, nội dung về lƣu trữ điện tử chƣa đƣợc qui định và hƣớng dẫn cụ thể, khi tiếp nhận hồ sơ chi NSNN điện tử, KBNN giao dịch phải thực hiện in, lƣu chứng từ phục hồi (bản giấy), các ĐVSDNS tải, in báo nợ của KBNN, in phục hồi chứng từ (sau khi hồ sơ đƣợc thanh toán).

- Cơ sở hạ tầng, nền tảng CNTT, hệ thống đƣờng truyền mạng cần vận hành thông suốt khi các đơn vị đều “online” (trực tuyến). Việc đảm bảo các biện pháp kỹ thuật, hiệu năng hệ thống khi DVCTT đƣợc triển khai diện rộng có vai trò quan trọng, quyết định thành công của triển khai DVCTT trong KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN. Thông tin hồ sơ chi thƣờng xuyên NSNN sau khi đƣợc chủ tài khoản đơn vị ký chuyển KBNN cần phải đƣợc đồng bộ tức thời về phía KBNN giao dịch để kịp thời tiếp nhận, trả lời đơn vị. Hồ sơ, chứng từ sau khi đƣợc KBNN kiểm soát, hoàn thiện cần đƣợc giao diện chuyển tiếp ngay (gần nhƣ không có độ trễ) tới hệ thống quản lý thông tin Ngân sách Tabmis để kiểm soát, giao diện tới các hệ thống thanh toán điện tử, giao diện ra bên ngoài tới các ngân hàng thƣơng mại, tổng hợp số liệu cho cơ quan thu…

- Một trong số các nguyên nhân khách quan tác động trực tiếp đến DVCTT trong KSC thƣờng xuyên NSNN tại Kho bạc đó là chữ ký số và dịch

vụ cung cấp chữ ký số, theo quy định của Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật GDĐT về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số quy định các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc phải sử dụng chữ ký số chuyên dùng do BCYCP cung cấp, tuy nhiên việc cấp chữ ký số còn chậm, thủ tục còn nhiều phức tạp do đó việc cấp chữ ký số cũng ảnh hƣởng đến triển khai dịch vụ công của KBNN. BCYCP không có dịch vụ trực tiếp hỗ trợ, cài đặt hƣớng dẫn sử dụng cho các đơn vị nhƣ đối với các nhà cung cấp dịch vụ chứng thƣ số công cộng do đó không thể hỗ trợ đƣợc hàng ngàn đơn vị triển khai nên gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi thực tế các nhà cung cấp dịch vụ công cộng làm tốt việc này.

- Thói quen giao dịch trực tiếp của ĐVSDNS. ĐVSDNS sẽ chỉ tham gia DVCTT khi nhận thức đƣợc sự tiện lợi, lợi ích từ sử dụng dịch vụ. Đối với không ít đơn vị, việc thay đổi nhận thức và thói quen giao dịch trực tiếp tại trụ sở cơ quan KBNN trong nhiều năm sang giao dịch điện tử qua DVC là công việc rất khó khăn. Các ĐVSDNS (đặc biệt là đơn vị không thƣờng xuyên giao dịch với KBNN) có tâm lý ngại thay đổi, chƣa sẵn sàng tiếp cận sang qui trình giao dịch điện tử trong khi qui trình giao dịch trực tiếp/truyền thống vẫn đáp ứng tốt yêu cầu chi NSNN tại đơn vị.

1.3.2. Nhân tố chủ quan

Bên cạnh những tác động từ bên ngoài, KSC thƣờng xuyên NSNN qua DVCTT tại KBNN còn chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ từ chính những nhân tố nội tại của KBNN, bao gồm:

- Sự quan tâm, giám sát chặt chẽ công tác triển khai và hỗ trợ sau triển khai từ các cơ quan quản lý và từ lãnh đạo cấp trên. Để triển khai giao dịch điện tử chi thƣờng xuyên NSNN qua cổng DVCTT của KBNN theo định hƣớng cải cách hành chính của Chính phủ và hình thành Kho bạc điện tử, cần có sự chỉ đạo và giám sát liên tục từ phía Bộ Tài chính, lãnh đạo KBNN Trung ƣơng, tỉnh/thành, quận/huyện nhằm đôn đốc, vận động và tạo điều kiện thuận lợi các ĐVSDNS tìm hiểu, tham gia giao dịch trực tuyến. KBNN địa

phƣơng thực hiện triển khai DVCTT cần đƣợc ƣu tiên hỗ trợ kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm tháo gỡ mọi vƣớng mắc ngay tại thời điểm giao dịch, giảm thiểu việc ảnh hƣởng đến thời gian xử lý KSC thƣờng xuyên NSNN của đơn vị khi thực hiện giao dịch trực tuyến.

- Chất lƣợng nguồn nhân lực: chất lƣợng cán bộ trong hệ thống KBNN và chất lƣợng nguồn nhân lực của ĐVSDNS/ngƣời sử dụng cần đáp ứng đƣợc tốc độ điện tử hóa, công nghệ hóa trong triển khai DVCTT. Con ngƣời luôn đƣợc xem là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại, ổn định và phát triển của mọi tổ chức. Đội ngũ cán bộ KSC KBNN ngoài việc phải đảm bảo đáp ứng chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững qui trình, qui định về kiểm soát chi NSNN còn cần phải đƣợc đào tạo bổ sung kỹ năng trong tiếp nhận và trả kết quả thực hiện DVCTT nhằm đảm bảo các nguyên tắc, yêu cầu, điều kiện thực hiện giao dịch điện tử chi thƣờng xuyên NSNN. Với ĐVSDNS, trình độ năng lực của kế toán các đơn vị không đồng đều, đặc biệt là ngân sách xã, đơn vị ở những địa bàn khó khăn, chƣa phát triển đƣợc coi là một khó khăn, thách thức trong việc sử dụng DVCTT giao dịch điện tử với KBNN.

- Số lƣợng DVCTT và mức độ DVCTT đƣợc cung cấp, áp lực về khối lƣợng công việc cho ĐVSDNS/ ngƣời sử dụng cũng nhƣ cán bộ KSC KBNN sẽ gia tăng khi phải duy trì cả 2 phƣơng thức giao dịch: trực tiếp và trực tuyến. KBNN bƣớc đầu cung cấp DVCTT tới các ĐVSDNS có giao dịch chi NSNN qua KBNN ở một số nghiệp vụ nhƣ mở tài khoản; lập, giao nhận hồ sơ chi NSNN; đăng ký rút tiền mặt; truy vấn số dƣ, trong khi đó, một số nghiệp vụ thƣờng xuyên phát sinh khác vẫn thực hiện theo hình thức truyền thống (trực tiếp) nhƣ: ghi thu ghi chi, ghi nhận hợp đồng/cam kết chi (kế hoạch vốn theo năm ngân sách), đối chiếu số dƣ dự toán, lệnh chi tiền…Khi DVCTT chƣa đáp ứng với mọi nghiệp vụ chi NSNN, kiểm soát chi NSNN, bắt buộc KBNN và ĐVSDNS giao dịch phải duy trì cả hai hình thức giao dịch: trực tuyến và trực tiếp, điều này có thể làm giảm động lực khuyến khích các đơn vị giao dịch trực tuyến hoặc tăng áp lực cho KBNN.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TRONG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Tổng quan về bộ máy của KBNN Hải Phòng

2.1.1. Lịch sử hình thành và bộ máy tổ chức của KBNN Hải Phòng

Hệ thống KBNN với tiền thân là Nha Ngân khố Quốc gia, 30 năm hình thành và phát triển: 1990-2020. Trong suốt những năm qua, KBNN đã không ngừng lớn mạnh và góp phần cùng ngành Tài chính hoàn thành tốt các nhiệm vụ đƣợc đặt ra cho từng thời kỳ trong việc xây dựng, phát triển đất nƣớc và bảo vệ Tổ quốc.

Theo đó, ngày 01/4/1990 KBNN Hải Phòng đƣợc thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định số 07/HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng. KBNN Hải Phòng là tổ chức trực thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

KBNN Hải Phòng đã trải qua 30 xây dựng và trƣởng thành, luôn làm tốt vai trò là một công cụ quản lý Tài chính công của Nhà nƣớc. Sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, KBNN, các cấp ủy, chính quyền từ trung ƣơng tới địa phƣơng, cũng nhƣ sự phối hợp chặt chẽ từ các cơ quan có liên quan. KBNN đã luôn góp phần vào sự nghiệp đổi mới lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, thông qua những kết quả cụ thể trong việc tập trung nhanh, đầy đủ nguồn thu cho NSNN. KBNN Hải Phòng đã luôn đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, thực hiện các chính sách xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng; Huy động đƣợc một lƣợng vốn lớn cho đầu tƣ phát triển. Không thể không kể tới là sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ các thế hệ cán bộ công chức của KBNN Hải Phòng đã đóng góp công sức và trí tuệ cho sự nghiệp phát triển toàn diện và bền vững của ngành. KBNN đã luôn đảm đảm bảo cung cấp kịp thời chính xác về tình hình thu chi Ngân sách phục vụ sự chỉ đạo điều hành của các cơ quan Trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng, đóng góp một phần to lớn vào việc nâng cao chất lƣợng quản lý, mang lại hiệu quả

trong việc sử dụng NSNN.

Những năm qua, KBNN Hải Phòng đã luôn đóng góp phần không nhỏ phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố cũng nhƣ công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển toàn diện đất nƣớc.

Hiện tại, KBNN Hải Phòng có Ban lãnh đạo gồm 01 đồng chí Giám đốc, 02 đồng chí phó Giám đốc và 5 phòng nghiệp vụ: Phòng KTNN, Phòng KSC, Phòng Tài vụ -Quản trị, Phòng Thanh tra - Kiểm tra, Văn phòng; Kho bạc trực thuộc gồm 13 đơn vị KBNN thành phố, huyện: KBNN Hồng Bàng, KBNN Lê Chân, KBNN Kiến An, KBNN Đồ Sơn, KBNN Thủy Nguyên, KBNN An Dƣơng, KBNN An Lão, KBNN Kiến Thụy, KBNN Tiên Lãng, KBNN Vĩnh Bảo, KBNN Cát Hải, KBNN Hải An, KBNN Dƣơng Kinh.

Hiện nay, toàn hệ thống KBNN Hải Phòng có 279 công chức. Trong đó, công chức có trình độ đại học là 148 ngƣời, chiếm hơn 53%; trên đại học là 97 ngƣời, chiếm 34,77%, còn lại là cao đẳng và trung cấp.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức KBNN Hải Phòng

Thực hiện chủ trƣơng cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy, KBNN Hải Phòng đã thực hiện giải thể 01 Điểm giao dịch (năm 2018), 01 KBNN quận (KBNN Ngô Quyền năm 2021) vào KBNN Hải Phòng; thực hiện cơ cấu tổ chức lại các phòng trực thuộc KBNN Hải Phòng: phòng Tin học sáp nhập về phòng Tài vụ, phòng Tổ chức về Văn phòng, các KBNN Quận/huyện xóa bỏ tổ chức phòng, thực hiện phân công công việc theo vị trí-việc làm.

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của KBNN Hải Phòng

Thực hiện theo Quyết định số 1618/QĐ-BTC ngày 22/8/2019 của Bộ Tài Chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng. Theo đó chức năng, nhiệm vụ của KBNN Hải Phòng đƣợc quy định nhƣ sau:

a. Về chức năng

KBNN Hải Phòng là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nƣớc, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

b. Về nhiệm vụ và quyền hạn

Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lƣợc, quy hoạch, chƣơng trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh; Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn theo quy định của pháp luật; KBNN tỉnh Hƣớng dẫn, kiểm tra các Kho bạc Nhà nƣớc cấp huyện thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định.

Nhiệm vụ quản lý quỹ ngân sách nhà nƣớc, quỹ dự trữ tài chính nhà nƣớc theo quy định của pháp luật, Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh cần tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nƣớc; Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nƣớc và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; Bảo đảm an toàn kho, quỹ; Tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nƣớc; Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nƣớc cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nƣớc có liên quan theo quy định của pháp luật; Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nƣớc theo quy định của

2.2. Thực trạng kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Hải Phòng

2.2.1. Phân tích thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng

KBNN Hải Phòng thực hiện quản lý quỹ NSNN của 7 quận (Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Dƣơng Kinh, Đồ Sơn, Kiến An và Hải An), 6 huyện ngoại thành (Thuỷ Nguyên, Hải An, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) và 2 huyện đảo (Cát Hải, Bạch Long Vĩ), 217 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 141 xã, 66 phƣờng và 10 thị trấn. Với trên 9000 tài khoản của gần 1.900 đơn vị mở giao dịch tại các KBNN trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Tất cả những đơn vị mở tài khoản này khi rút kinh phí dự toán đều phải chịu sự kiểm soát của KBNN Hải Phòng. Từ năm 2016 - 2020, mức chi thƣờng xuyên thay đổi nhƣ sau:

Bảng 2.1: Kết quả kiểm soát chi thƣờng xuyên qua KBNN Hải Phòng từ năm 2016 đến năm 2020 (Đơn vị tính: Triệu đồng) Năm ngân sách Tổng Chi NSNN Tổng chi thƣờng xuyên NSNN Tỷ trọng chi thƣờng xuyên trong chi NSNN Chi thƣờng xuyên Số món thanh toán chƣa đủ thủ tục (Món) Số tiền từ chối thanh toán Ngân sách trung ƣơng Ngân sách địa phƣơng 2016 35,212,288 21,576,411 61.28% 12,064,053 9,512,358 1.365 41.358 2017 37,961,378 22,623,049 62.23% 13,301,933 10,321,116 1.320 107.302 2018 37,394,024 23,640,616 63.22% 13,379,646 10,260,970 2.830 201.546 2019 46,138,728 30,739,597 66.62% 19,076,949 11,662,648 2.495 117.189 2020 47,065,842 33,446,861 71.06% 21,396,719 12,050,142 2.989 250.489

(Nguồn Báo cáo chi NSNN của KBNN Hải Phòngniên độ 2016 – 2020)

Căn cứ vào số liệu báo cáo năm 2016 - 2020 ở trên, nguồn chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Hải Phòng luôn chiếm tỉ trọng rất lớn (trên 60%)

trong tổng chi ngân sách và xu hƣớng ngày càng tăng. Năm 2016 chi thƣờng xuyên chiếm 61,28% thì đến năm 2017 chiếm 62,23%, sang đến năm 2018 con số này là 63,22%, đến năm 2019, 2020 lần lƣợt là 66,62% và 71,06%; mặc dù tỉ trọng tăng lên nhanh trong năm 2019, 2020 nhƣng nhận thấy bản chất chi NSNN tại Hải Phòng vẫn chủ yếu là đáp ứng cơ bản cho việc duy trì hoạt động của các cơ quan, đơn vị nhà nƣớc.

Năm 2017 tổng chi thƣờng xuyên NSNN là 22,623,049 triệu đồng tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2016. Đến năm 2019, tổng chi thƣờng xuyên NSNN là 30,739,597 tăng 23% so với cùng kỳ năm 2018, đến năm 2020 thì tổng chi thƣờng xuyên NSNN là 33,446,861 triệu đồng tăng 8% so với cùng ký năm 2019, trong đó có sự gia tăng cả ở chi thƣờng xuyên ngân sách địa phƣơng và chi thƣờng xuyên ngân sách Trung ƣơng. Điều này tất yếu dẫn tới lƣợng hồ sơ, chứng từ thanh toán qua KBNN Hải Phòng tăng lên một lƣợng tƣơng đối lớn khiến cho công tác kiểm soát chi gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo đúng quy định của nhà nƣớc và đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán của đơn vị. Khối lƣợng hồ sơ, chứng từ thanh toán tăng lên, theo đó luôn đòi hỏi khả năng chuyên môn sâu và cƣờng độ làm việc rất cao đối với công chức làm việc tại KBNN Hải Phòng.

Chi thƣờng xuyên là những khoản chi quan trọng và cần thiết nhằm duy trì sự hoạt động bình thƣờng của bộ máy chính quyền và thực hiện các chức năng về quản lý hành chính, các hoạt động sự nghiệp, văn hoá xã hội, thể dục thể thao và bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện. Khoản chi này chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi NSNN toàn thành phố Hải Phòng. Công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách luôn đƣợc KBNN Hải Phòng phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính và UBND các cấp trên địa bàn thành phố Hải Phòng thực hiện tốt các quy định hiện hành.

Qua kết quả kiểm soát thanh toán các khoản chi thƣờng xuyên NSNN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ biện pháp hoàn thiện dịch vụ công trực tuyến trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc trên địa bàn hải phòng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)