Biện pháp về xâydựng mô hình dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ biện pháp hoàn thiện dịch vụ công trực tuyến trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc trên địa bàn hải phòng (Trang 61)

vực Kho bạc Nhà nước

Cùng với sự phát triển chung của các Bộ ngành, địa phƣơng về phát triển hệ thống DVCTT cấp độ 4, hệ thống DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc đã đáp ứng đƣợc yêu cầu tiếp nhận các hồ sơ của 4 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Kho bạc, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị SDNS. Tuy nhiên với mô

hình hiện nay hệ thống DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc thực chất chỉ là một công cụ giao diện với hệ thống TABMIS, các yêu cầu về quản lý nghiệp vụ đều thực hiện trên hệ thống TABMIS. Điều này dẫn đến việc khó khăn khi thực hiện kiểm soát chi và trả kết quả điện tử cho các đơn vị SDNS, đồng thời việc tích hợp với các hệ thống thanh toán, hệ thống chia sẻ dữ liệu quốc gia gặp nhiều khó khăn do phải sửa đổi hệ thống rất nhiều.

Xuất phát từ những hạn chế của mô hình DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc hiện nay, KBNN cần có sự đánh giá lại hệ thống TABMIS, các hệ thống ứng dụng vệ tinh để xây dựng mô hình hệ thống DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc đáp ứng đƣợc yêu cầu của hệ thống KBNN.

Sơ đồ 3.1: Mô hình đề xuất tƣơng lai về hệ thống Dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực Kho bạc

Trên cơ sở định hƣớng chiến lƣợc phát triển KBNN 2021-2030, KBNN chuyển đổi từ quản lý hành chính sang việc cung cấp dịch vụ về kế toán công. Do đó để đáp ứng đƣợc việc cung cấp dịch vụ, mô hình hệ thống DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc đƣợc đề xuất ở đây sẽ là một hệ thống các phần mềm ứng dụng cung cấp ứng dụng để đơn vị nhập liệu thông tin đầu vào, thực hiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổng hợp thông tin báo

cáo cho đơn vị về tình hình quản lý, sử dụng kinh phí NSNN cấp, báo cáo tài chính tại đơn vị trên nền tảng số; Đồng thời cho phép KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán các hồ sơ, chứng từ liên quan đến mở, sử dụng và tất toán tài khoản; Cam kết chi và chi NSNN, chứng từ nộp NSNN của đơn vị SDNS. Mặt khác hệ thống DVCTT phải đƣợc kết nối với các hệ thống ứng dụng nghiệp vụ của Bộ Tài chính, KBNN 1 và các cơ quan đơn vị khác2 trên nền tảng tích hợp ứng dụng và chia sẻ dữ liệu3 nhƣ: TABMIS, Thu thuế trực tiếp, Kho dữ liệu, Hệ thống quản lý danh mục dùng chung, hệ thống quản lý thuế, hệ thống quản lý nhà cung cấp hàng hóa - dịch vụ, hệ thống quản lý tài sản công, hệ thống quản lý hóa đơn - hợp đồng điện tử, hệ thống dữ liệu về định mức tiêu chuẩn - định mức chi phí hành chính, hệ thống tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật ngành - lĩnh vực, hệ thống dữ liệu của các đơn vị cung cấp dịch vụ công ích, dịch vụ bƣu chính, hệ thống dữ liệu về chữ ký số, hệ thống dữ liệu về quyết định vi phạm hành chính và xử phạt hành chính…

Hệ thống DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc sẽ là hệ thống cung cấp cho ngƣời dân, doanh nghiệp ứng dụng cho phép thực hiện nghĩa vụ với NSNN, thực hiện thanh toán các khoản phí; đối với ĐVSDNS ứng dụng kế toán hành chính sự nghiệp theo các mô hình tổ chức hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo theo quy định của chế độ kế toán. Cung cấp khả năng lƣu trữ các tài liệu, hồ sơ, kèm theo các chứng từ kế toán trên nền tảng số, và nền tảng thiết bị di động, thiết bị điện tử cá nhân.

Đối với ngƣời dân, doanh nghiệp: Có thể đăng nhập vào hệ thống DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc để thực hiện các nghĩa vụ với NSNN nộp thuế, lệ phí, nộp các khoản phí cho các dịch vụ công của nhà nƣớc.

Đối với ĐVSDNS: Các đơn vị thực hiện đăng nhập vào hệ thống

1

Hệ thống ứng dụng nghiệp vụ của KBNN: Hệ thống TABMIS, TTSP,TTLNH,Kho dữ liệu, Thu thuế …

2 Hệ thống các ứng dụng khác là các ứng dụng do các Bộ, ngành, địa phƣơng quản lý

3 Nền tảng chia sẻ dữ liệu: Bao gồm chia sẻ dữ liệu của các ứng dụng của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, hệ thống chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống CNTT của các Bộ, ngành, địa phƣơng, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp do Bộ Thông tin và truyền thông xây dựng và quản lý

DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc cập nhật số liệu kế toán, nhập chứng từ và các tài liệu kèm theo, thực hiện phê duyệt số, kết xuất các báo cáo, sổ sách kế toán theo quy định của chế độ kế toán.

Đối với KBNN: Trên cơ sở các chứng từ, hồ sơ đã đƣợc phê duyệt của đơn vị đề nghị thanh toán trên hệ thống DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc, KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát, chấp nhận/từ chối thanh toán theo quy định đối với các hồ sơ, chứng từ có liên quan đến Cam kết chi và chi NSNN, chứng từ nộp NSNN của đơn vị SDNS.

3.2.3. Biện pháp về tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Thành lập tổ triển khai DVCTT trong KBNN Hải Phòng gồm các thành viên là ban lãnh đạo KBNN, chuyên viên, KTV có trình độ nghiệp vụ tốt, am hiểu CNTT của các phòng Tin học, KSC, KTNN, Tài vụ.

Nhiệm vụ của tổ đó là tham mƣu cho Giám đốc phƣơng án triển khai DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc tại Hải Phòng, nghiên cứu chế độ nghiệp vụ, dự thảo các văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch triển khai và kiểm tra tiến độ, báo cáo lãnh đạo KBNN Hải Phòng về tình hình và tiến độ triển khai tại các đơn vị thuộc và trực thuộc KBNN Hải Phòng; Xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo cho đơn vị SDNS, đào tạo lại cho các công chức KBNN tham gia hệ thống DVCTT; Tổ chức thống kê báo cáo hàng tháng, hàng quý về công tác triển khai DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc.

Tại các KBNN trực thuộc bố trí công chức đầu mối triển khai DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc, công chức này có nhiệm vụ cập nhật các văn bản liên quan đến công tác triển khai, các tài liệu cập nhật nghiệp vụ, chƣơng trình ứng dụng báo cáo lãnh đạo đơn vị để triển khai thực hiện. Mặt khác các công chức này cũng có nhiệm vụ tập hợp các khó khăn vƣớng mắc tại các đơn vị SDNS về DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc để cùng đơn vị phối hợp xử lý.

Xây dựng đội hỗ trợ, trên cơ sở các nhân sự của phòng Tin học và đội ngũ công chức làm công tác tin học tại các KBNN trực thuộc, KBNN Hải Phòng xây dựng đội ngũ hỗ trợ cho các đơn vị SDNS trong quá trình cài đặt,

đăng ký DVCTT, hỗ trợ xử lý các lỗi trong quá trình hoạt động và là đầu mối cùng đội ngũ hỗ trợ CNTT của KBNN hƣớng dẫn xử lý các vƣớng mắc của đơn vị trong quá trình sử dụng. Duy trì đội hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ ứng dụng, hỗ trợ từ xa cho các đơn vị.

Xây dựng đội ngũ báo cáo viên và hƣớng dẫn viên, trên cơ sở các tài liệu hƣớng dẫn của KBNN, Ban lãnh đạo KBNN Hải Phòng chỉ đạo tổ triển khai thực hiện công tác nghiên cứu và xây dựng tài liệu đào tạo cho các đơn vị SDNS và công chức KBNN tham gia DVCTT: Thực hiện mở 5 lớp đào tạo trực tiếp cho CTK, KTT, ủy quyền CTK, ủy quyền KTT tại cơ quan KBNN Hải Phòng. Tại các đơn vị KBNN quận, huyện phối hợp với UBND quận, huyện và nhà cung cấp dịch vụ chứng thƣ số công cộng mở nhiều lớp đào tạo trực tiếp cho các thành viên của đơn vị SDNS. Phân công rà soát lại các quy trình nghiệp vụ, tham mƣu cho lãnh đạo trong việc chỉ đạo thực hiện thống nhất các quy trình.

Tổ chức tuyên truyền về lợi ích của DVCTT lĩnh vực Kho bạc đến các đơn vị SDNS bằng nhiều kênh khác nhau nhƣ qua Báo Hải Phòng, Đài phát thanh và truyền hình Hải Phòng (qua phóng sự về cải cách hành chính của các đơn vị sở, ngành Thành phố); Trực tiếp tuyên truyền, hƣớng dẫn tại các hội nghị triển khai DVCTT cấp thành phố, cấp quận huyện; Phát hành tờ rơi để tuyên truyền về DVCTT lĩnh vực Kho bạc tại các hội nghị, tại nơi giao dịch đến các đơn vị SDNS.

Giao chỉ tiêu thực hiện triển khai DVCTT cho các đơn vị KBNN quận, huyện. Đôn đốc trực tiếp việc thực hiện của các đơn vị theo từng đợt.

Thực hiện sơ kết, tổng kết khen thƣởng kịp thời các đơn vị và cá nhân tích cực triển khai thực hiện DVCTT theo các đợt để đảm bảo khích lệ, động viên các nhân tố tích cực.

Để triển khai thành công DVCTT trong KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Hải Phòng thì nhiệm vụ xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của KBNN Hải Phòng là hết sức quan trọng. Cần phải chú trọng triển khai công

tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ công chức làm nhiệm vụ thừa hành (kiểm ngân, thủ quỹ) để tạo điều kiện cho việc bố trí, sắp xếp lại nhân lực phù hợp với việc sắp xếp tinh gọn bộ máy. Mỗi cán bộ công chức KBNN Hải Phòng cần phải nỗ lực rèn luyện, học tập và lao động sáng tạo, thay đổi nhận thức, tƣ duy để thích nghi với yêu cầu, nhiệm vụ mới. Việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng sử dụng phần mềm ứng dụng và trang bị, cập nhật thƣờng xuyên kiến thức về CNTT và phẩm chất cán bộ KBNN là nhân tố quan trọng nhất nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai DVCTT trong KSC thƣỡng xuyên NSNN qua KBNN nói riêng và thực hiện thành công định hƣớng phát triển KBNN nói chung.

Việc phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đƣợc giao, cần tập trung vào những vấn đề sau:

- Tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ KBNN, đặc biệt là những ngƣời trực tiếp làm công tác kiểm soát chi NSNN. Những cán bộ đƣợc phân công làm công tác này phải là ngƣời có năng lực chuyên môn cần thiết, đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng, am hiểu và nắm vững tình hình kinh tế - xã hội cũng nhƣ các cơ chế chính sách của Nhà nƣớc và có trình độ nhất định về công nghệ thông tin. Đồng thời, những cán bộ này cũng phải có tƣ cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc. KBNN Hải Phòng cũng cần rà soát đƣa ra khỏi biên chế những công chức dôi dƣ do sắp xếp tổ chức bộ máy, đƣợc đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhiệm vụ, nhƣng còn hạn chế về năng lực theo đúng quy định, đáp ứng yêu cầu tinh giản biên chế.

- Cần chú trọng, thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ, đặc biệt với những vị trí liên quan đến kiểm soát chi NSNN, tiếp xúc trực tiếp với ĐVSDNS (bao gồm cả giao dịch viên, kiểm soát chi viên hay lãnh đạo phụ trách). Công tác luân chuyển, điều động chính là một trong những hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, thuộc đối tƣợng cán bộ nguồn, cán bộ thuộc diện quy hoạch.

- Thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ dƣới nhiều hình thức nhƣ đào tạo tập trung, đào tạo từ xa (trực tuyến), bồi dƣỡng cập nhật kiến thức mới, tổng kết và đánh giá kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN hàng năm,... để bồi dƣỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ; các đƣờng lối, chủ trƣơng, mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc. Song song với việc trang bị kiến thức chuyên môn, thì cũng cần phải trang bị cho cán bộ KBNN các kiến thức về pháp luật, kinh tế, công nghệ thông tin...

- Có cơ chế thƣởng phạt nghiêm minh. Thực hiện chế độ khen thƣởng hợp lý, kịp thời động viên, khích lệ công chức, viên chức trong toàn hệ thống yên tâm công tác, bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác thi đua, khen thƣởng, đánh giá, nâng lƣơng, nâng ngạch, chuyển ngạch cho cán bộ, công chức đã đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, theo đúng quy trình và đơn giản hóa thủ tục, đảm bảo quyền lợi chung của cán bộ. Bên cạnh đó, cũng cần xử phạt một cách nghiêm minh đối với những cán bộ cố tình làm trái chính sách chế độ, sai quy trình nghiệp vụ gây thất thoát NSNN.

- Thƣờng xuyên tổ chức các phong trào thi đua gắn với công tác chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng văn minh, văn hoá nghề Kho bạc nhằm tạo động lực thúc đẩy cán bộ, công chức hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chuyên môn, chính trị đƣợc giao; Tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ cho kế toán viên, kiểm soát chi viên ngoài việc tạo sân chơi gắn kết cán bộ công chức trong hệ thống KBNN còn là dịp củng cố kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ,chuyên môn cho từng cán bộ kho bạc.

3.2.4. Biện pháp về tuyên truyền phối hợp với các cấp, các ngành và đơn vị sử dụng ngân sách trực tiếp tham gia dịch vụ công trực tuyến trong kiểm sử dụng ngân sách trực tiếp tham gia dịch vụ công trực tuyến trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc

Khâu quan trọng nhất góp phần thực hiện thành công triển khai DVCTT tại KBNN Hải Phòng và với 100% ĐVSDNS giao dịch với KBNN HảiPhòng chính là phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hƣớng dẫn cách sử dụng dịch vụ đến ngƣời sử dụng tại các đơn vị. Cần xây dựng kế hoạch

truyền thông một cách thƣờng xuyên, liên tục để nâng cao đƣợc nhận thức, hiểu biết về vai trò và lợi ích của hệ thống DVCTT KBNN, tạo động lực thúc đẩy các ĐVSDNS, chủ đầu tƣ tham gia sử dụng ngày càng nhiều các DVCTT của KBNN. Vấn đề cần lƣu ý là không chỉ truyền thông khi có đợt triển khai mà cần phải thực hiện trong suốt quá trình cung cấp DVCTT KBNN.

KBNN Hải Phòng cần thực hiện gửi tài liệu, văn bản tới các ĐVSDNS có tài khoản giao dịch với KBNN để tuyên truyền về các DVCTT mà KBNN đang cung cấp và dự kiến sẽ cung cấp trong tƣơng lai gần.

KBNN Hải Phòng cần tổ chức tuyên truyền (có thể tập trung, trực tuyến hoặc qua các phƣơng tiện truyền thông: truyền hình/ báo chí/ trang tin tức…về các lợi ích khi tham gia DVCTT của KBNN đối với ĐVSDNS. Các đơn vị khi tham gia DVCTT là góp phần cải cách thủ tục hành chính, góp phần hiện đại hóa công tác KSC, đơn vị có thể tiết kiệm chi phí hoạt động, hạn chế việc giải mạo chữ ký, giả mạo con dấu…

Tiếp tục tuyên truyền, làm công tác tƣ tƣởng cho cán bộ trong KBNN Hải Phòng, nơi tham gia triển khai DVCTT nhận thức đƣợc lợi ích khi thực hiện kiểm soát chi hồ sơ điện tử trên DVC KBNN, giảm thiểu rủi ro, tăng tính trách nhiệm cho đơn vị lập gửi hồ sơ, minh bạch trách nhiệm của cán bộ tiếp nhận, cán bộ phê duyệt trong từng khâu xử lý chứng từ.

KBNN Hải Phòng khuyến khích các đơn vị sử dụng DVCTT trong kiểm soát chi thƣờng xuyên KBNN (ví dụ, nếu đơn vị gửi hồ sơ, chứng từ trực tuyến thì đƣợc cam kết tiếp nhận, xử lý nhanh hơn). KBNN xem xét thực hiện “bắt buộc giao dịch bằng phƣơng thức điện tử” khi hệ thống DVCTT đã hoàn tất triển khai, đảm bảo hoạt động ổn định và phƣơng thức giao dịch điện tử đã chứng tỏ đƣợc lợi ích hơn hẳn phƣơng thức giao dịch trực tiếp truyền thống tại quầy.

Ngoài việc tuyên truyền, khuyến khích sử dụng DVCTT, KBNN cần tăng cƣờng kiểm tra, giám sát công tác triển khai ứng dụng DVCTT trong toàn hệ thống Kho bạc. Thông qua kiểm tra, giám sát để đánh giá đúng thực

trạng, từ đó kịp thời chỉ đạo, hƣớng dẫn và giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc phát sinh trong thực tiễn triển khai thực hiện.

Tăng cƣờng phối hợp với các đơn vị SDNS về việc quản lý chứng thƣ số trong giao dịch điện tử với KBNN. Đồng thời, vận động các đơn vị sử

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ biện pháp hoàn thiện dịch vụ công trực tuyến trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc trên địa bàn hải phòng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)